Digital planner là gì

Tomorrow Marketers – Trong một thế giới mà công nghệ số phát triển nhanh chóng như hiện nay, việc hiểu được các nguyên tắc cơ bản của chiến lược số và theo kịp các xu hướng mới ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, đa số các digital marketer trẻ thường tự mày mò học hỏi qua từng dự án, từng công việc mình làm nên kiến thức còn rời rạc, chưa được hệ thống và chưa đủ sâu. Đa số cũng chưa được đào tạo bài bản về phần planning do chỉ làm phần thực thi khi đi làm, do đó chưa có tư duy chiến lược để lập một bản Digital Plan hoàn chỉnh. Trong bài viết này, hãy cùng khám phá 6 bước lập kế hoạch Digital Marketing tối ưu nhất giúp các doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng, tăng độ nhận diện thương hiệu và tỷ lệ chuyển đổi.

1. Xác định mục tiêu cần đạt 

Trước khi bắt tay vào lập kế hoạch, bạn cần xác định mục tiêu cần đạt của một chiến dịch Digital để doanh nghiệp có thể kể một câu chuyện thương hiệu hấp dẫn đối với người tiêu dùng. Cụ thể, bạn cần trả lời các câu hỏi theo thứ tự như sau:

  • Business Objective: Động lực phát triển của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện tại là gì (tăng doanh thu, tối ưu hóa lợi nhuận, tăng thị phần, v.v…)? Digital Plan sẽ giúp doanh nghiệp của bạn đạt được những mục tiêu đó như thế nào? 
  • Marketing Objective: Chiến dịch Marketing của doanh nghiệp hướng đến việc thay đổi thói quen/ hành vi nào của người tiêu dùng? Digital Plan có đóng góp như thế nào cho việc đạt được mục tiêu đó?
  • Digital Objective: Để đạt được mục tiêu về Marketing, các kênh Digital cần đạt được những KPI nào (lượng tiếp cận Impression, hay lượng người thực hiện action, như số Click chẳng hạn). 

Sau khi xác định xong mục tiêu, bạn cần hiểu rõ về đối tượng mục tiêu.

2. Xác định khách hàng mục tiêu 

Theo nghiên cứu, việc vẽ ra chân dung khách hàng mục tiêu (persona) đã giúp các website hoạt động hiệu quả hơn gấp 2 – 5 lần và giúp nhóm khách hàng này có trải nghiệm tốt hơn khi sử dụng website. Nếu bạn không biết khách hàng mục tiêu của mình là ai, bạn sẽ không thể cung cấp cái mà họ cần. Persona chính là hồ sơ ghi lại những đặc điểm, thói quen, tính cách của khách hàng mục tiêu. Bước đầu tiên để tạo ra một bản persona đó là nghiên cứu thị trường. Dựa vào kết quả khảo sát và phỏng vấn các nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng, bạn sẽ hiểu rõ hơn về họ và vẽ được bản persona hoàn chỉnh gồm những thông tin sau: 

  • Tên nhóm: Đặt một cái tên giả định cho khách hàng mục tiêu của bạn để hình dung dễ hơn.
  • Mục tiêu/ Nhu cầu: Xác định nhu cầu của người này dựa trên các sản phẩm/ dịch vụ mà bạn đang cung cấp hoặc dựa trên kết quả nghiên cứu/ khảo sát. 
  • Thách thức: Xác định những thách thức mà người tiêu dùng mục tiêu của bạn gặp phải để giúp họ giải quyết. Lưu ý bạn phải tìm ra những điểm thật cụ thể và thương hiệu của mình có thể giải quyết được một cách tốt nhất, hơn đối thủ.  
  • Sở thích và các mối quan tâm: Thông tin này giúp bạn hiểu sâu hơn về khách hàng mục tiêu của mình để hoàn thiện các tính năng sản phẩm của mình, từ đó dễ dàng thuyết phục họ mua hàng hơn. 
  • Ưu tiên: Tìm hiểu đâu là yếu tố quan trọng nhất đối với khách hàng mục tiêu và mối liên hệ của nó với sản phẩm của bạn.

3. Vẽ bản đồ hành trình khách hàng

Steve Jobs từng nói: “Bạn phải bắt đầu từ trải nghiệm của khách hàng rồi mới quay lại cải tiến công nghệ chứ không phải ngược lại”. Vì vậy, bạn cần vẽ bản đồ hành trình khách hàng (consumer journey) để hiểu rõ hơn về cách họ tương tác với doanh nghiệp của bạn. Một số câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn:

  • Lần đầu tiên một khách hàng tiếp xúc với doanh nghiệp của bạn là ở đâu trên các kênh online?
  • Điểm tiếp xúc nào là quan trọng nhất khi người dùng đưa ra quyết định về dịch vụ của bạn?
  • Điều gì khiến khách hàng tiềm năng của bạn rời đi và điều gì khiến họ quay trở lại với thương hiệu của bạn?

Ngoài ra, khi truy cập vào dữ liệu khách hàng (consumer data), các dữ liệu khác về website và kết hợp với dữ liệu nghiên cứu của cá nhân, bạn sẽ có thể vạch ra hành trình khách hàng rõ ràng và quyết định chiến lược nào cần tập trung nhằm nâng cao nhận thức về thương hiệu, tăng tính tương tác với khách hàng và cuối cùng là tăng doanh thu.

Digital planner là gì

4. Lên chiến lược nội dung và phân phối nội dung

Trên thực tế, các trang có chiến lược content marketing bài bản thường có lưu lượng truy cập trang (traffic) cao hơn gấp 7 – 8 lần so với những trang khác. Dựa vào những hiểu biết về đối tượng mục tiêu của mình, các doanh nghiệp sẽ có thể tạo ra các nội dung chất lượng và sâu sắc, thu hút người dùng tương tác và chia sẻ nhiều hơn. Hãy lên ý tưởng nội dung cho blog của công ty bạn cũng như các chiến dịch biên tập, social content, email và bất kỳ loại hình content nào bạn có thể triển khai. Xem xét các ngày hoặc sự kiện quan trọng trong năm và tìm cách sáng tạo ra những nội dung hấp dẫn xung quanh những dịp này cũng là một cách hay để bắt đầu. 

Cuối cùng, khi đã có một danh sách các ý tưởng nội dung tốt nhất và xác định các kênh phân phối phù hợp nhất (Facebook, Instagram, Twitter, Email, Blog, v.v.), bạn nên lên content plan strategy để đảm bảo hoạt động content marketing diễn ra trôi chảy. Dựa vào content plan này, bạn cũng có thể thay đổi và cập nhật ý tưởng, kênh phân phối nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả nhất có thể.

Tóm lại, chiến lược nội dung của bạn cần bao gồm 3 bước:

  • Sử dụng phễu Marketing để đánh giá xem khách hàng đang ở stage nào: Awareness, Consideration, Conversion hay Loyalty (đã xác định ở bước 3).
  • Tìm content angle dựa trên pain point của từng nhóm khách hàng khác nhau (đã phân loại ở bước 2).
  • Sản xuất nội dung tương ứng với khách hàng ở từng stage này.

Ví dụ khi Tomorrow Marketers tung sản phẩm mới là khóa học Digital Marketing: Để khách hàng biết đến và đăng ký khóa học, trước tiên, TM sẽ phân tích nhu cầu của từng nhóm khách hàng tương ứng với các stage trong phễu Marketing. Nhóm Digital executive, có nhu cầu vừa tối ưu thực thi công việc hàng ngày (trên social hay SEO…), lại vừa muốn có cơ hội học hỏi thêm về các platform khác và tư duy lên kế hoạch digital tích hợp, nhưng việc này lại chủ yếu do Manager đảm nhiệm, khó mà tự học được. Vì vậy ở Consideration Stage, TM sẽ cần sản xuất các nội dung liên quan tới tư duy tối ưu các hoạt động thực thi, ví dụ TM chọn ra các nhóm topic liên quan đến nhóm công việc quảng cáo trên kênh Digital, tăng tương tác trên social media… và triển khai thành các bài viết cụ thể: Cách tối ưu Digital Visual thúc đẩy hiệu quả quảng cáo, Những điều cần chú ý khi post bài trên Facebook để có tương tác cao, v.v… 

Còn đối với các nhóm khách hàng tiềm năng khác như Digital Fresh mới bước chân vào nghề, hoặc Account, Creative, Planner muốn học sâu về Digital Planning để hoàn thiện bộ kĩ năng của mình, chắc chắn insight của họ sẽ khác, tương ứng với từng chặng trong hành trình khách hàng thì content sản xuất cũng phải khác. 

Hãy xem thử Planning Framework dưới đây của Tomorrow Marketers để tham khảo cách planning content nhé.

Digital planner là gì

5. Phân công nhiệm vụ 

Giờ bản kế hoạch của bạn đã hoàn thành, vậy bạn đã có thể bắt tay vào thực hiện ngay chưa? Câu trả lời là chưa. Một bản kế hoạch dù có tốt đến đâu đi nữa, bạn cũng không thể tự mình “cân” hết tất cả các khâu. Do đó, việc bạn cần làm là đánh giá đội ngũ nhân sự trong doanh nghiệp mình để phân công nhiệm vụ cho những người phù hợp. Một team Digital hiện đại thường chia nhỏ thành các sub-team như team chuyên làm nhiệm vụ tăng Awareness, hay tối ưu chuyển đổi (Consideration & Conversion) trên phễu marketing. Trong đó sẽ có các vị trí chuyên trách như Content (Blog, Social…), Video, hay chạy quảng cáo… Giao đúng việc cho đúng người sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu và cột mốc đề ra và đảm bảo mức độ thành công cao hơn.

6. Đánh giá hiệu quả

Bước cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, bạn cần đo lường hiệu quả hoạt động của chiến dịch. Hãy tận dụng tối đa dữ liệu của doanh nghiệp qua sử dụng các nền tảng như Google Analytics, các công cụ quản trị website và báo cáo từ các bộ phận có liên quan để tìm hiểu xem chiến dịch Digital của mình đang hoạt động tốt ở đâu/ chưa tốt ở đâu. Từ đó, bạn sẽ có thể điều chỉnh nội dung hoặc tổng quan chiến dịch để hoàn thiện bản Digital Plan của mình trở nên tối ưu và thành công hơn. 

Tạm kết

Lập Digital Plan là một quá trình đòi hỏi sự hiểu biết sâu về thực thi, cũng như tư duy phân tích từ sử dụng data và thấu hiểu khách hàng. Biết cách lập kế hoạch và đưa ra một chiến lược digital tối ưu nhất sẽ giúp bạn nâng cao triển vọng nghề nghiệp của mình trước sự biến đổi không ngừng của thị trường. Đến với khóa học Digital Marketing của Tomorrow Marketers, bạn sẽ có cơ hội trau dồi tư duy planning và nắm vững hoạt động của các Digital Platform để lên một kế hoạch Digital bài bản cho doanh nghiệp, với sự hướng dẫn của đội ngũ trainer hiện đang giữ vị trí Director, Digital Head tại các tập đoàn Media, Client và Startup nổi tiếng. Tìm hiểu ngay cùng TM nhé!

Digital planner là gì