Lá trúc đào trong đông y có tên là gì

Trúc đào còn gọi là đào lê, giáp trúc đào, laurier rose. Tên khoa học Nerium oleander L. (Nerium laurifolium Lamk). Độc tính của lá trúc đào đã được biết từ lâu. Lính vùng đảo Corse (thuộc miền Nam nước Pháp) đã bị ngộ độc và tử vong do ăn thịt xiên vào cành cây trúc đào để nướng. Có những người bị ngộ độc nặng do uống nước đựng trong chai nút bằng cây trúc đào, hay do uống nước suối có cây trúc đào mọc ở gần.

Tại Á Đông, trúc đào được ghi trong cuốn Y học nhập môn của Lý Duyên như sau: Chữa những người tự nhiên mặt đỏ bừng (bạo xích), có nước tích tụ trong ngũ tạng làm bụng to, lợi tiểu tiện.

Trong y học, trúc đào được dùng lần đầu tiên vào khoảng năm 1866 sau khi được nhà dược lý học người Nga E. B. Pelikan nghiên cứu, nhưng sau đó nó bị lãng quên. Đến năm 1936, Viện Cây thuốc và tinh dầu ở Liên Xô cũ đã nghiên cứu lại; và hoạt chất của trúc đào là neriolin được ghi làm vị thuốc chính thức trong Dược điển Liên Xô in lần thứ 9 (1961). Theo đó, neriolin có tác dụng rất mạnh, có thể thay được digitalin và strophantin để chữa các bệnh về tim. Ở Việt Nam, một số nghiên cứu cũng đã khẳng định tác dụng chữa bệnh tim của neriolin.

Hiện nay người ta chỉ dùng lá cây trúc đào để làm nguyên liệu chế neriolin làm thuốc chữa tim, dùng dưới hình thức dung dịch rượu và thuốc viên. Nó được xếp vào bảng thuốc độc.

Trúc đào là một cây nhỡ, có thể cao tới 4-5 m. Cành non có 3 cạnh mặt màu xanh, già màu nâu, có mủ trắng.

Lá mọc đối hay mọc vòng từng 3 lá một, thuộc loại lá đơn, mép nguyên, cuống ngắn, phiến lá hình mác, dài 7-20 cm, rộng từ 1-4 cm, dai cứng, mặt trên màu xanh thẫm, mặt dưới màu nhạt hơn, gân đều, song song ngang hai bên gân chính.

Hoa màu hồng hay màu trắng, mọc thành xim ở đầu cành.

Quả gồm hai đại, gầy, trong chứa rất nhiều hạt có nhiều lông.

3. Phân bố, sinh học và sinh thái

Cây có nguồn gốc ở vùng ven biển Địa Trung Hải, được di thực vào Việt Nam.

4. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Lá (Folium Oleandri) thu hái quanh năm dùng để chiết oleandrin.

5. Thành phần hoá học

Glycosid tim chủ yếu là oleandrin (neriolin, folinerin). Ngoài ra còn có saponin, flavonoid….

6. Tác dụng dược lý - Công dụng

Trúc đào được sử dụng để chiết oleandrin tinh khiết dùng trong điều trị suy tim, khó thở, phù do tim.

Cây trúc đào có tên khoa học là Nerium oleander, là một loại cây mọc ở rất nhiều nơi, được người ta trồng làm cây cảnh, thân nó giống thân trúc, hoa nó giống hoa đào nên gọi là cây trúc đào, có nhiều loại trúc đào khác nhau, cho hoa màu đỏ, hoa vàng, hoa trắng, tất cả đều đẹp và quyến rũ mê hồn.

Lá trúc đào trong đông y có tên là gì

Cây trúc đào đã được Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Đỗ Tất Lợi đưa vào giới thiệu trong cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” (cuốn sách được giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và kỹ thuật vào năm 1996).

(Mô tả, hình ảnh cây trúc đào, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)

Lá trúc đào trong đông y có tên là gì
Mô tả

Trúc đào là một cây nhỡ, có thể cao tới 4-5m, mọc riêng lẻ hay có khi trồng thành bụi. Cành mềm dẻo. Lá mọc đối hay mọc vòng từng 3 lá một, thuộc loại lá đơn, mép nguyên, cuống ngắn, phiến lá hình mác, dài 7-20cm, rộng từ 1-4cm, dai cứng, mặt trên màu xanh thẫm, mặt dưới màu nhạt hơn, gân đều, song song ngang hai bên gân chính. Hoa màu hồng hay màu trắng, mọc thành xim ngù ở đầu cành. Quả gồm 2 đại, gầy, trongchứa rất nhiều hạt có nhiều lông.

Phân bố, thu hái:

Cây này vốn mọc hoang ở vùng ven biển , chưa rõ được di thực vào nước ta từ hồi nào. Việc trồng rất dễ dàng chỉ cần cắt những cành bánh tẻ thành từng đoạn dài 15-50cm, cắm nghiêng xuống đất, tưới để giữ độ ẩm đều, trong vòng 15 ngày đến 1 tháng là cây mọc. Sau một năm có thể thu hoạch lá nhưng càng những năm sau số lượng lá thu hoạch lá càng cao. Cắt lá nên cắt cả cành vì như vậy cành non mới phát triển và cho nhiều lá.

Có thể hái quanh năm nhưng tốt nhất vào lúc cây sắp ra hoa hoặc đang ra hoa. Lá hái xong cần phơi ngay cho khô, để lâu, tỷ lệ hoạt chất bị giảm sút.

Bộ phận dùng:

Bộ phận thường dùng là lá.

Mô tả dược liệu

Trúc đào là loại cây có độc nên không thể dùng trực tiếp, thường được được dùng dưới dạng chiết xuất neriolin.

Bào chế

Lá trúc đào trong đông y có tên là gì
Trúc đào được bào chế theo quy trình sau:

Giai đoạn chiết xuất. Lá trúc đào mới hái về, phơi khô trong mát cho tới khi tỷ lệ nước chỉ còn 12-14%, thái thành từng miếng nhỏ, kích thước 2-5mm, không nên tán thành bột nhỏ, cũng không nên để nguyên cả lá to vì như vậy tạp chất sẽ nhiều, khó tinh chế mà hoạt chất ra không hết. Ngâm 5kg lá thái nhỏ như trên với 50 lít rượu 250 trong 20 giờ, sau đó lấy cả được chừng 25-27 lít, sau đó ép thì sẽ được thêm chừng 18-20 lít nữa.

Giai đoạn loại tạp chất. Đổ 45 lít rượu trên vào vại sành sức chứa chừng 75 lít, đổ dần vào đó nửa lít dung dịch chì axetat 30%. Sau đó phải thử xem đã hết tạp chất chưa, nghĩa là đem lọc một ít nước trên và thêm một ít chì axetat nữa, nếu còn thấy đục thì phải cho thêm chì axetat nữa. Làm như vậy cho đến khi dung dịch lọc, thêm chì axetat không còn kết tủa nữa. Để yên một đêm. gạn lấy nước trong, lọc qua phễu Buchner, sau cùng rửa chất cặn trên phễu bằng 2 lít rượu 25°. Dồn các nước trong lại và đổ dần vào đó 2 lít dung dịch natri sunfat 15%, mỗi lần chừng nửa lít và quấy cho đều, lọc qua giấy, thử xem phần lọc thêm dung dịch natri sunfat vào xem còn đục không. Nếu còn đục thì phải thêm cho đến khi hết chì axêtat.

Giai doạn tinh chế. Cho các dung dịch đã loại tạp chất vào một bình thuỷ tinh đặt trên nồi cách thuỷ và đun để thu hồi cồn. Nhiệt độ trong bình phải luôn luôn ở 50-55°. Nếu cao quá glucozit sẽ hỏng. Muốn vậy phải cất trong chân không 700- 720mm thuỷ ngân. Đem cô còn chừng 8 lít, để nguội, vớt những cục glucozit thô ra. Hiệu suất chừng 48-50g glucozit thô. Cho chỗ glucozit thô này vào một bình nửa lít và một số cồn 700 (chừng 200m1), đặt bình này trong nồi cách thuỷ và lắc cho đến khí tan hết. Lọc và cho vào tủ lạnh trong 2 ngày. Neriolin sẽ kết tinh, nhưng chưa được tinh khiết lắm. Cần phải kết tinh hai lần nữa. Muốn vậy hoà neriolin nói trên trong cồn 500 (chừng 200ml) lọc và để vào tủ lạnh. Làm lại một lần thứ hai nữa, neriolin sẽ rất tinh khiết.

Bảo quản:

Cần phơi ngoài gió hay ở nơi nhiệt độ thấp hơn 600.

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát

Thành phần hoá học:

Trong các bộ phận của cây đều chứa chất nhựa màu kem, vàng vàng rồi hóa lục. Trong lá Trúc đào người ta nghiên cứu thấy có cardenolid, oleandrin, oleasids A…F, neriolin. Trong lá còn chứa nhựa, tanin, một loại parafin, vitamin C, tinh dầu.

Lá chứa hoạt chất chính là các glycosid tim, có 17 glycosid tim khác nhau. Hàm lượng glycosid tim toàn phần trong lá là 0,5%. Đáng chú ý là các glycosid: Oleandrin (Neriolin), deacetyloleandrin, Neriantin, adynerin.

Tác dụng dược lý:

Neriolin làm chậm nhịp tim, kéo dài thời kỳ tâm trương, tác dụng lên tim đến rất nhanh. Ngoài ra còn có tác dụng thông tiểu, giảm hiện tượng phù.

Vị thuốc trúc đào

(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh...)

Tính vị:

Vị đắng, chát, tính bình, có độc mạnh

Tác dụng:

Có tác dụng cường tâm (trợ tim). Toàn cây và nhựa cây lợi niệu, phát hãn, khư đàm, tán ứ chỉ thống, giải độc thấu chẩn.

Ngoài ra còn có thể trị suyễn khan, động kinh, đòn ngã, tâm lực suy kiệt.

Liều dùng:

Trúc đào là vị thuốc rất độc, phải sử dụng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc trúc đào

Trúc đào vì có tính độc mạnh nên thường chỉ được sử dụng là dược liệu để chiết xuất hoặc sử dụng ngoài da để điều trị mẩn ngưa ghẻ lở ngoài da.

Chú ý là cây rất độc, dùng theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc và phải cẩn thận.

Tham khảo

Cấm dùng Trúc đào làm thang thuốc sắc hoặc ngâm rượu thuốc.

Triệu chứng ngộ độc: Đây là tình trạng ngộ độc Glocozide tim. Bệnh nhân có thể nôn dữ dội, sau đó mệt lả, không buồn nôn. Nhức đầu, chóng mặt, đau bụng. Mạch chậm dần, rối loạn nhịp tim, nặng hơn có thể trụy tim mạch, tụt huyết áp, hôn mê.

Giải độc và điều trị: Loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể bằng cách gây nôn, rửa dạ dày. Ủ ấm, theo dõi mạch, huyết áp thường xuyên. Nhanh chóng chuyển cấp cứu tuyến sau, nhịp tim quá chậm (dưới 50 lần/ phút) có thể tiêm dưới da Atropin liều 0,5 – 1,0 mg (2- 4 ống loại 1/4mg). Và có thể tiêm nhắc lại lần 2 sau 2 giờ (liều dùng 1/4mg).

Lưu ý

Theo tài liệu nước ngoài, bò ngựa ăn phải lá Trúc đào tươi cũng bị ngộ độc. Người ăn thịt súc vật bị chết vì lá Trúc đào cũng sẽ bị ngộ độc theo.

- Chất độc ở cây Trúc đào không bị phá hủy khi đun sôi hoặc qua quá trình làm khô cây.

- Hoa Trúc đào cũng độc, tuy lượng chất độc thấp hơn so với các bộ phận khác.

- Dùng lá Trúc đào để chữa bệnh ngoài da để rửa cần chú ý. Có nơi giã nhỏ lá để đắp chữa ghẻ có thể bị ngộ độc, cần lưu ý.

- Có nơi dùng bột vỏ thân cây Trúc đào để đánh bả chuột.

- Không nên trồng cây Trúc đào cạnh nguồn nước ăn (giếng bể nước) vì lá hoặc hoa Trúc đào rụng xuống làm nhiễm độc nước, uống lâu ngày sẽ ngộ độc.

Tag: cay truc dao, vi thuoc truc dao, cong dung truc dao, Hinh anh cay truc dao, Tac dung truc dao, Thuoc nam , ngo doc truc dao