Viêm và tắc vòi eustache là gì

Vòi nhĩ có nhiệm vụ cân bằng áp suất giữa tai giữa và bên ngoài giúp ngăn ngừa vi khuẩn ngược dòng từ họng lên tai giữa. Có thể thấy, bộ phận này vô cùng quan trọng của tai và khi rối loạn chức năng vòi tai sẽ gây ra khó chịu, ảnh hưởng tới khả năng nghe của người bệnh. Bệnh viện Phương Đông sẽ bật mí thông tin chi tiết cho bạn đọc tham khảo.

Vòi nhĩ và chức năng vòi nhĩ

Vòi nhĩ hay còn có tên gọi khác là vòi tai, bộ phận này có hai đầu, một đầu nối vào mõm và đầu 2 mở ra tại vòm mũi họng. Hay nói cách khác, vòi tai chính là ống nối giữ vòm mũi họng với tai giữa. Vòi nhĩ có chức năng gì đang là câu hỏi được nhiều người quan tâm, theo đó bộ phận này có một số chức năng cơ bản sau đây:

  • Vòi tai có chức năng dẫn lưu thông khí giữa xoang chũm với giữa tai giữa.
  • Vòi tai bình thường sẽ đóng và chỉ mở khi con người có hoạt động ngáp nuốt nước bọt hay nuốt thức ăn.

Viêm và tắc vòi eustache là gì

Vòi tai có chức năng dẫn lưu thông khí giữa xoang chũm và tai giữa

Rối loạn chức năng vòi nhĩ

Rối loạn chức năng vòi nhĩ xảy ra khi có biểu hiện phù nề biểu mô lót của tai như nhiễm virus đường hô hấp trên, thay đổi áp lực đột ngột từ môi trường bên ngoài, bị nhiễm khuẩn thậm chí có thể là dị ứng.

Khi thăm khám, vòi tai sẽ có các hiện tượng cơ bản nhu tắc vòi nhĩ, vòi tai bị rộng quá mức,.... Những triệu chứng của vòi tai bị rối loạn chức năng bao gồm:

  • Người bệnh có cảm giác đầy trong tai.
  • Tai người bệnh bị ù thường xuyên.
  • Nghe âm thanh không rõ và mức độ từ nhẹ đến trung bình.
  • Chóng mặt.
  • Đi khám tai có hiện tượng màng nhĩ bị co kéo.
  • Luôn có cảm giác có tiếng kêu, tiếng nói, tiếng thở từ chính mình vọng ra, triệu chứng này xảy ra khi vòi nhĩ mở quá mức nhưng trường hợp này hiếm gặp.
  • Những bệnh lý thường hay gặp dẫn tới chức năng vòi tai rối loạn.

Viêm và tắc vòi eustache là gì

Vòi tai bị rối loạn có thể gây nên tình trạng ù tai thường xuyên

Rối loạn chức năng vòi nhĩ gây nên bệnh lý nào?

Khi người bệnh bị rối loạn chức năng vòi tai, sẽ xuất hiện thêm các bệnh lý kèm theo đó là:

Giãn rộng vòi nhĩ

Khi giãn rộng vòi nhĩ, áp lực của hõm tai tăng lên và người bệnh sẽ gắng sức. áp lực giảm khi đường nhiễm khuẩn đường hô hấp. Khi khám đôi khi bạn sẽ thấy màng nhĩ di chuyển nhẹ theo nhịp thở. Phương pháp điều trị giãn rộng vòi nhĩ được thực hiện như sau:

  • Đặt ống thông khí để giảm mức độ phình ra phía ngoài của màng nhĩ khi người bệnh phát âm.
  • Phẫu thuật.

Viêm và tắc vòi eustache là gì

Vòi nhĩ giãn rộng khi rối loạn chức năng

Viêm tai tiết dịch

Khi vòi tai bị tắc trong một thời gian dài sẽ tiết ra do dịch áp lực từ âm và viêm tai tiết dịch sẽ gặp ở trẻ em nhiều hơn so với người lớn do vòi tai của trẻ nhỏ hẹp và nằm ngang hơn so với người lớn. Nếu bị viêm tai tiết dịch một bên ở người lớn kéo dài có thể do ung thư vòm họng và cần đi khám sớm.

Viêm và tắc vòi eustache là gì

Khi bị rối loạn chức năng có thể dẫn đến viêm tai tiết dịch

Do chấn thương áp lực

Những người hay bị rối loạn chức năng vòi tai do hẹp bẩm sinh hoặc do phù niêm mạc được cần bằng được áp lực của tai giữa khi gặp các môi trường như thay đổi độ cao như đi máy bay hay lặn sâu dưới nước vì áp lực âm trong tai giữa bị xẹp và tắc vòi tai.

Vì sao vòi tai hay bị viêm tắc?

Vòi tai có thể bị tắc hoặc cản trở do nhiều lý do mà nguyên nhân cơ bản đó chính là do viêm mũi họng, niêm mạc vùng mũi họng gần cửa vào vòi tai sưng lên từ đó dẫn tới tình trạng vòi tai bị tắc.

Trong một số trường hợp nặng hơn, vi khuẩn từ mũi họng vào vòi tai khiến cho vòi tai bị viêm ở cửa. Nếu như viêm tắc vòi tai không được điều trị bệnh sẽ tiến triển nặng hơn dẫn tới tình trạng viêm tai giữa. Ngoài nguyên nhân viêm mũi họng do nhiễm khuẩn còn một số nguyên nhân cơ bản sau đây cũng gây nên bệnh cụ thể đó là:

  • Người bị bệnh viêm xoang và bệnh dị ứng khiến cho mô niêm mạc của vòi bị sưng tấy, nghẹt mũi và nghẹt tai.
  • Các mô amidan ở phía sau mũi thường hay gần với các vòi nhĩ và đóng vai trò như một ổ chứa các vi khuẩn từ đó làm bệnh tái phát và một số người bị Amidan to cũng có nguy cơ làm cản trở đầu của vòi tai bởi những người bị nhiễm khuẩn tai mãn tính hay được khuyến nghị cắt amidan.
  • Người bệnh có khối u nền sọ hoặc mũi họng có thể dẫn đến tình trạng cản trở vòi tai và từ đó gây nên tình trạng viêm tắc vòi tai thường xuyên xảy ra.
  • Thay đổi thời tiết cũng là một trong những yếu tố môi trường thuận lợi để vi khuẩn và virus gây bệnh hoạt động mạnh.

Viêm và tắc vòi eustache là gì

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm tắc vòi tai

Điều trị tắc vòi nhĩ bằng cách gì?

Viêm tắc vòi tai thường dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa. Những triệu chứng đi kèm đó chính là bệnh ù tai kèm theo tiếng nổ hoặc vỡ ở trong tai và mất thính giác, cảm giác vướng và tức ở tai.

Khi đi khám tai sẽ thấy màng tai lõm vào, cán búa nằm ngang ra và nổi rõ hơn cũng như mất tam giác sáng. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu của triệu chứng này người bệnh sẽ phải đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm nhất.

Viêm và tắc vòi eustache là gì

Khám và điều trị các triệu chứng tắc vòi nhĩ từ giai đoạn sớm

Thông thường, việc điều trị viêm tắc vòi tai dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Không ít bệnh nhân thắc mắc tắc vòi nhĩ bao lâu thì khỏi, điều này phụ thuộc vào tình trạng bệnh cũng như cách điều trị phù hợp. Nếu nguyên nhân viêm tắc vòi tai do viêm xoang hay viêm amidan sẽ phải điều trị một cách triệt để. Một số thủ thuật khác cũng có thể thực hiện để cải thiện chức năng của vòi tai như sau:

Nuốt

Nuốt có thể làm giảm đi các triệu chứng khó chịu cho người bệnh bởi khi nuốt sẽ giúp kích hoạt cơ đằng sau họng để vòi tai mở ra. Do đó, bất kỳ một hoạt động thúc đẩy hành động nuốt cũng có thể giúp mở vòi nhĩ chẳng hạn như người bệnh thực hiện nhai kẹo cao su, uống hoặc ăn và một số trường hợp càng ngáp càng có hiệu quả bởi hành động này sẽ giúp cơ hoạt động nhiều hơn.

Viêm và tắc vòi eustache là gì

Thực hiện động tác nuốt giúp cho cơ hoạt động nhiều hơn

Hít hơi thật sâu và thổi ra

Trong trường hợp nếu tai vẫn cảm thấy bị đầy, người bệnh có thể thử mở vòi nhĩ cưỡng chế bằng cách hít một hơi thật sâu. Nếu tai bạn vẫn thấy đầu nên mở vòi nhĩ bằng cách hít một hơi thật sâu rồi thổi ra đồng thời kết hợp với việc bóp các lỗ mũi và đóng miệng, khi có tiếng pop tức là bạn đã thành công.

Nếu những vấn đề liên quan đến viêm tắc vòi tai vẫn xảy ra dai dẳng mặc dù bạn đã sử dụng phương pháp trên tốt nhất hãy đi khám bác sĩ. Để có thể phòng ngừa bệnh lý này bạn có thể thực hiện các phương pháp sau đây:

  • Hãy trì hoãn đi máy bay mà đi bằng những phương tiện thay thế khác nếu như bạn bị viêm xoang, cảm, viêm tai hoặc bị dị ứng.
  • Những người bị các vấn đề về vòi nhĩ cũng không nên thực hiện những hoạt động như lặn biển bởi có thể gây nên tình trạng đau đơn và một trường hợp có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.
  • Trẻ em không thể tự mở vòi tai, do đó khi trẻ đi máy bay, phụ huynh có thể cho bé bú bình hoặc cũng có thể ngậm ti giả giúp cân bằng áp suất dễ hơn.
  • Nhất là khi hỉ mũi thông bởi nếu mũi đang nghẹt mà cố sức hỉ sẽ khiến cho dịch bẩn ngược lên vòi từ đó mang theo vi khuẩn vào hòm nhĩ gây nên hiện tượng viêm tai giữa.

Viêm và tắc vòi eustache là gì

Hít sâu và thở ra giúp lưu dẫn khí qua vòi tai

Cần lưu ý gì khi bị viêm vòi nhĩ và rối loạn chức năng vòi tai

Khi bị rối loạn chức năng vòi tai, người bệnh cần phải có biện pháp để tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân, tránh các chấn thương tai do áp lực cụ thể như:

  • Nếu bắt buộc đi máy bay hãy nuốt nước bọt thường xuyên hoặc nhai kẹo cao su để giúp thông vòi nhĩ.
  • Đối với trường hợp làm thợ lặn sẽ gây áp lực lớn so với việc đi máy bay và người bị rối loạn chức năng của vòi tai nên xuống nước từ từ vào tại ra sự cân bằng để tránh gây áp lực âm cao trong hõm tai từ đó giúp tránh bị chảy máu hay rò nội dịch.
  • Khi bị nhiễm khuẩn ở mũi không nên tự thổi tai để có thể tránh vi khuẩn tấn công vào tai. Khi có những dấu hiệu bất thường ở tai người bệnh nên chủ động đi khám ở các cơ sở y tế để được chẩn đoán bệnh chính xác.

Nên khám và điều trị bệnh viêm tắc vòi nhĩ ở đâu?

Hiện nay, nhiều cơ sở khám chữa bệnh cung cấp dịch vụ khám tai, mũi họng. Tuy nhiên để đảm bảo uy tín và an toàn khách hàng nên lựa chọn bệnh viện lớn và nhiều năm kinh nghiệm. Bệnh viện Phương Đông là một trong những cơ sở khám chữa bệnh lớn nhất hiện nay được khách hàng đánh giá cao về mức độ uy tín và chuyên nghiệp.

Bệnh viện Phương Đông có đội ngũ y bác sĩ giàu trình độ chuyên môn cao, chuyên khoa tai mũi họng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh tốt nhất. Cùng với đó là hệ thống cơ sở vật chất hiện đại giúp chẩn đoán được bệnh chính xác nhất.

Hệ thống phòng nghỉ, phòng khám và điều trị khang trang sạch sẽ cũng là không gian lý tưởng cho bệnh nhân yên tâm chữa trị. Cùng những lời thăm hỏi động viên của các y bác sĩ giúp cho người bệnh thêm tinh thần lạc quan, yêu đời.

Viêm và tắc vòi eustache là gì

Lựa chọn bệnh viện Phương Đông để khám và chữa bệnh

Trên đây là toàn bộ thông tin về vòi nhĩ cũng như tình trạng viêm tắc và rối loạn chức năng vòi tai. Nếu có nhu cầu được đặt lịch khám sớm nhất hãy liên hệ ngay tới bệnh viện Phương Đông ngay hôm nay nhé.

Tắc vòi nhĩ bao lâu thì khỏi?

- Đa phần viêm tai giữa khí áp, tắc vòi nhĩ do chấn thương áp lực có thể tự hết trong vài ngày. Nếu tình trạng vòi nhĩ không cải thiện, có thể điều trị nội khoa: thuốc co mạch mũi, streroid xịt mũi, kháng histamin, có thể dùng thuốc giảm đau.

Viêm tai giữa có mủ bao lâu thì khỏi?

Bệnh viêm tai giữa cấp tính thường được chẩn đoán ở những người bệnh khởi phát tình trạng tràn dịch, xuất hiện những dấu hiệu như khó chịu, đau, sốt,… Căn bệnh này thường kéo dài khoảng 4 tuần. Bệnh viêm tai giữa mủ mạn tính là hiện tượng viêm tai giữa chảy mủ. Thời gian mắc bệnh thường kéo dài từ 6 – 12 tuần.

Viêm tai bao lâu thì khỏi?

Thông thường, viêm tai thanh dịch (dịch tai không nhiễm trùng) có thể tự khỏi trong từ 10-20 ngày. Hoặc sau khi được điều trị đúng, khả năng nghe được phục hồi. Tuy nhiên trong một số trường hợp, mặc dù đã được điều trị đúng theo phác đồ nhưng viêm tai thanh dịch vẫn tái phát.

Viêm tai giữa ứ dịch bao lâu thì khỏi?

(Viêm tai giữa huyết thanh; Viêm tai giữa kèm Tràn dịch) Các triệu chứng bao gồm giảm sức nghe và cảm giác đầy tai hoặc áp lực trong tai. Chẩn đoán dựa trên tình trạng của màng nhĩ và đôi khi là sự đo nhĩ lượng. Hầu hết các trường hợp khỏi trong 2 đến 3 tuần.