Kỹ thuật cầm máu tạm thời tiếng anh là gì

Cầm máu (tiếng Anh: hemostasis) là một quá trình sinh lý, sinh hóa tổng hợp nhằm chấm dứt hoặc ngăn cản sự mất máu, giữ máu ở trong mạch máu. Đây là quá trình đầu tiên của việc làm lành vết thương. Quá trình này bao gồm việc biến máu từ dạng lỏng thành dạng keo đặc.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • MeSH Hemostasis

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

Chảy máu do không may bị chấn thương nào đó trong cuộc sống là điều tất cả chúng ta đều khó tránh khỏi. Trong những tình huống như vậy, ai cũng cần biết cách cầm máu nhanh để giảm thiểu rủi ro về sau, thậm chí có trường hợp còn chủ động bảo vệ cho tính mạng của chính mình. Nội dung chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn có trong tay công cụ để tự bảo vệ mình khi cần thiết.

1. Nhận biết đúng vị trí chảy máu

Trước khi cầm máu bạn cần chú ý để nhận diện đúng vị trí bị chảy máu, điều này rất quan trọng trong việc xác định tính chất nguy hiểm của vùng chảy máu:

- Chảy máu ở mao mạch: đây là hệ thống mạch máu nhỏ li ti đưa máu đi nuôi các mô. Chảy máu ở mao mạch thường gặp ở vết thương nông, lượng máu chảy ra ít và chậm rồi tự đông lại ngay sau vài phút.

Kỹ thuật cầm máu tạm thời tiếng anh là gì

Cách nhận biết vị trí chảy máu để đánh giá mức độ nguy hiểm

- Chảy máu ở tĩnh mạch: máu chảy từ từ, sẫm màu rồi đông lại. Nếu bị chảy máu từ các tĩnh mạch lớn như: tĩnh mạch cảnh, tĩnh mạch chủ hoặc giãn vỡ tĩnh mạch thực quản,... thì thường chảy máu ồ ạt, khó cầm. Đây là những trường hợp chảy máu tĩnh mạch nguy hiểm cần phải cấp cứu ngay chứ không nên chần chừ tìm mọi cách cầm máu nhanh tại nhà.

- Chảy máu ở động mạch: đây là mạch máu chính đưa máu ở tim đi nuôi cơ thể nên rất quan trọng với sự sống. Nếu thấy máu phun theo nhịp đập của tim và thành tia tức là chảy máu động mạch cần đưa đến cơ sở y tế cấp cứu ngay.

2. Cách cầm máu nhanh tại nhà và lưu ý khi cầm máu

2.1. Các cách cầm máu nhanh

- Bấm giữ vết thương thật chặt

Hãy giữ chặt vùng bị chảy máu khoảng vài phút nếu đây là vết thương nhỏ. Cách làm đơn giản là lấy một loại vật liệu y tế sạch và khô như bông gòn, băng gạc,... đặt lên vết thương rồi dùng hai tay ấn mạnh vào đó, giữ thật chặt đến khi máu dừng chảy.

- Nâng vùng bị thương lên cao

Đây là cách giảm lưu lượng máu giúp cầm máu nhanh chóng. Khi bị thương ở tay bạn hãy nâng nó lên trên đầu còn nếu bị thương ở chân thì hãy nằm xuống và nâng vùng bị thương lên phía trên tim. Cách cầm máu nhanh này tương đối đơn giản mà cũng an toàn.

- Dùng nguyên liệu có sẵn

+ Chườm đá lạnh

Lấy đá lạnh chườm lên vết thương sẽ khiến cho mạch máu co lại, vì thế mà tác dụng cầm máu nhanh chóng đạt được. Tuy nhiên bạn không nên đặt trực tiếp viên đá lên vết thương mà cần bọc nó trong chiếc khăn hoặc túi vải để chườm.

Kỹ thuật cầm máu tạm thời tiếng anh là gì

Chườm túi đá lên vết thương là một cách cầm máu nhanh và đơn giản

+ Đắp trà xanh

Tanin trong trà xanh có thể cầm máu vì nó có khả năng đẩy nhanh quá trình hình thành máu đông, sát khuẩn và làm cho mạch máu co lại. Vì thế trà xanh được xem như một loại thuốc sát trùng tự nhiên giúp tiêu diệt vi khuẩn để phòng ngừa nhiễm trùng. Cách cầm máu nhanh bằng trà xanh là làm lạnh túi trà rồi đặt nó lên trên vết thương.

+ Rửa nước súc miệng

Nước súc miệng có chứa cồn với khả năng hoạt động giống chất làm se nên khi tiếp xúc với vết thương sẽ giúp quá trình đông máu trở nên nhanh hơn. Bên cạnh đó, axit aminocaproic trong loại nước này còn ngăn chặn được tình trạng chảy máu. Vì thế, dùng nước súc miệng đổ lên vết thương cũng là cách cầm máu nhanh có thể thực hiện ngay tại nhà.

+ Đắp lá tía tô

Lá tía tô có rất nhiều công dụng với sức khỏe: chống nôn, giảm đau, giải độc,... và đặc biệt còn cầm máu rất hiệu quả. Muốn cầm máu nhanh bạn chỉ cần lấy lá tía tô đã được rửa sạch, nghiền nát rồi đắp trực tiếp lên vết thương bị chảy máu sau đó dùng gạc y tế cố định lại là được.

+ Đắp lá nhọ nồi

Không phải ai cũng biết về khả năng cầm máu cực nhạy của dược liệu tự nhiên này nhưng khi đã biết đến thì tuyệt đối bạn không nên bỏ qua. Nếu đang bị chảy máu mà trong nhà có sẵn lá nhọ nồi thì bạn hãy lấy một nhúm lá đem rửa thật sạch rồi giã nát và đắp trực tiếp lên miệng vết thương sau đó cố định lại bằng gạc y tế như cách làm với lá tía tô. Sau khi làm việc này khoảng 3 - 5 phút bạn sẽ thấy máu ngừng chảy.

2.2. Lưu ý khi cầm máu

2.2.1. Chú ý tránh nhiễm trùng

Các cách cầm máu nhanh trên đây tốt nhất chỉ nên áp dụng với những trường hợp vết thương nhẹ và mức độ chảy máu ít. Dù bạn lựa chọn cách nào thì nguyên tắc không được bỏ qua đó là sát trùng trước khi sơ cứu và sau khi cầm máu.

Kỹ thuật cầm máu tạm thời tiếng anh là gì

Dù cầm máu bằng cách nào cũng không được bỏ qua nguyên tắc sát trùng vết thương

Thậm chí ngay cả khi việc cầm máu đã đạt được mục đích thì bạn vẫn cần đảm bảo sạch sẽ cho vết thương vì nếu điều này không được thực hiện thì sẽ rất khó ngăn chặn được nguy cơ nhiễm trùng.

2.2.2. Cần trợ giúp y tế

Biết cầm máu đúng cách thì hầu như mọi vết thương đều sẽ ngưng chảy máu. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể tìm mọi cách để kìm máu tại nhà. Không ít trường hợp chảy máu nếu không được xử lý nhanh rất dễ đe dọa đến tính mạng. Vì thế, những trường hợp sau đây được khuyến cáo nên đến cơ sở y tế để được cấp cứu ngay:

- Dù đã tìm cách cầm máu nhưng máu vẫn không ngừng chảy ở vết thương.

- Máu chảy nhiều đến mức thấm đẫm băng gạc, quần áo.

- Chấn thương khiến cho một phần nào đó của cơ thể bị mất đi.

- Sau khi chảy máu bị mất tỉnh táo hoặc ngất.

Ngoài ra, những trường hợp sau, dù đã cầm được máu vẫn nên đến cơ sở y tế:

- Vết thương cần được khâu.

- Bên trong vết thương có dị vật, bụi hoặc mảnh vụn chưa được loại bỏ.

- Vết thương có dấu hiệu tấy đỏ, tiết dịch, mưng mủ,... đe dọa nhiễm trùng.

- Vết thương do bị cắn.

- Người bị thương đã 5 năm chưa tiêm phòng uốn ván.

Đại đa số trường hợp bị chảy máu ở mao mạch nếu biết cách cầm máu nhanh và được vệ sinh sạch sẽ là sẽ ổn. Tuy nhiên, không nên chủ quan bởi vì mất máu nhiều chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong. Bởi vậy, nếu vết thương lớn, hãy cầm máu tạm thời và chú ý khâu sát trùng sau đó cần sớm đến cơ sở y tế để được xử trí an toàn.

Tại sao phải khẩn trương nhanh chóng làm ngưng chảy máu?

Hành động nhanh chóng cầm máu rất quan trọng vì mỗi giây chậm trễ là thêm một lượng máu bị mất đi, nạn nhân sẽ bị mất nhiều máu, có thể dẫn đến choáng và tử vong.

Bao lâu thì nói garo 1 lần?

4.3.1. - Đặt garo cách mép vết thương 2-3cm về phía trên (đối với vết thương nhỏ), 5-7cm đối với vết thương lớn. - Không garo chặt quá hoặc lỏng quá (chỉ nên garo đủ để cầm máu). - Sau 1 giờ nới garo 1 lần, thời gian một lần nới 1-2 phút. - Tổng thời gian đặt garo không quá 6 giờ (tổng số lần nới garo là 5 lần).

Buộc garo nghĩa là gì?

Ga-rô là biện pháp cầm máu tạm thời bằng dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt vào đoạn chi, để làm ngừng lưu thông máu từ phía trên xuống phía dưới của chi. Việc thực hiện không đúng cách có thể làm cả đoạn chi bị hoại tử, phải cắt bỏ. Khi xoắn chặt một dây ga-rô vào chi, các mạch máu lớn, nhỏ và các cơ đều bị đè ép.

Thời gian đông máu bao nhiêu là bình thường?

Nguyên nhân hình thành cục máu đông Đây chính là chất liệu chính của cục máu đông. Ở người bình thường, cục máu đông chỉ xuất hiện khi thành mạch có tổn thương và sẽ tan đi sau khi tồn tại trong mạch máu từ 3 đến 24 giờ dưới sự phân hủy của men plasmin.