Kiểu gõ vni là gì

Cách gõ Telex và VNI là hai công cụ gõ tiếng Việt có dấu khác nhau. Mỗi công cụ mang tới những nét chữ riêng biệt. Để sử dụng được kiểu chữ trong Unikey bạn cần hiểu rõ về các kiểu chữ đó. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về các cách gõ chữ Telex, VNI và VIQR trong Unikey.

1. Nguyên tắc chung của 3 kiểu gõ Telex, VNI và VIQR

Trong bảng chữ cái tiếng Việt chúng ta thường thấy các chữ cái có dấu là ă, ớ, â, ứ,... Để viết được các chữ cái có dấu bạn cần đánh chữ trước và gõ các dấu sau. Các kiểu gõ trong tiếng Việt khác nhau nhưng đều có quy định các phím bấm cho các dấu thanh, dấu móc và dấu mũ. Nên khi gõ bạn có thể dùng phím dấu sau các chữ cái gốc.

Kiểu gõ vni là gì

Nhưng điều này sẽ làm cho việc bỏ dấu không nhất quán với các từ. Chẳng hạn như chữ toán viết thành tóan. Trong Unikey khi gõ bạn nên gõ dấu ở cuối từ và Unikey sẽ tự động đặt dấu sao cho đúng với chữ cái cần thiết nhất. Nếu bạn muốn để chữ ở trạng thái in hoa có thể sử dụng 2 phím cơ bản là SHIFT và CAPS LOCK. 

Kiểu gõ vni là gì

Với bảng mã 1 byte bạn dùng font chữ hoa mới viết được chữ hoa có dấu. Với các font chữ thường thì bạn có thể gõ được các chữ cái in hoa không dấu như Ô, Ứ, Đ, Ă,...

2. Cách gõ Telex

Với các phím gõ tiếng Việt kiểu Telex gồm có:

  • s: dấu sắc

  • f: dấu huyền

  • r: dấu hỏi

  • x: dấu ngã

  • j: dấu nặng

  • z: xoá dấu đã đặt

Trường hợp bạn muốn xoá dấu đã viết sai bằng dấu khác chỉ cần dùng chữ z để xoá đi rồi viết lại bình thường. Ví dụ: quanrz = quan, khi bạn không muốn để dấu hỏi chỉ cần bấm thêm chữ z sẽ xoá đi dấu hỏi thành chữ quan. Lưu ý là chữ z chỉ xoá dấu khi bạn đang viết. Nếu bạn chưa di chuyển khỏi chữ đang gõ, trường hợp bạn đã ghi chuyển chữ đang gõ đi chỗ khác z sẽ không phát huy tác dụng xoá.

Kiểu gõ vni là gì

Nếu bạn muốn viết chữ ư có thể viết mình chữ w thay thế cho cách viết thông thường thêm chữ gốc và dấu. Đối với các chữ ă, đ, ê, ô bạn gõ như sau:

  • aa=â

  • dd=đ

  • ee=ê

  • oo=ô

  • uow=ươ

Các bảng mã có chữ hoa có dấu bạn gõ chữ gốc là chữ hoa sau đó tới các dấu thanh, mũ và gõ phím thường. Những bảng mã 1 byte bạn dùng font chữ hoa mới viết được chữ hoa có dấu. Nếu dùng font thường không gõ được chữ hoa có dấu như Â, Ă, Ê, Ơ, Ư, Đ.

Trường hợp bạn gõ sai dấu để thay đổi bạn gõ đè lên dấu mới. Nhưng cần lưu ý chữ cái đó chưa di chuyển khỏi từ đang gõ. Khi gõ chữ có dấu bạn nên gõ từ có dấu ở cuối tránh việc đặt sai dấu chính tả trong tiếng việt.

3. Kiểu gõ VNI

Thay vì dùng các chữ cái để gõ dấu như kiểu Telex thì VNI dùng các phím số để gõ dấu trong tiếng Việt. Các phím gõ tiếng Việt kiểu VNI gồm:

  • 1: dấu sắc

  • 2: dấu huyền

  • 3: dấu hỏi

  • 4: dấu ngã

  • 5: dấu nặng

  • 6: dấu mũ trong các chữ â, ê, ô.

  • 7: dấu móc trong các chữ ư, ơ.

  • 8: dấu trăng trong chữ ă.

  • d9: chữ đ

  • 0: xóa dấu thanh.

Kiểu gõ vni là gì

Với kiểu gõ này bạn gõ các dấu mũ, móc, trăng ở cuối từ và dùng chữ cái gốc, các con số sau đó. Chẳng hạn như bạn gõ duong9772 = đường. Các bảng mã 1 byte bạn dùng font chữ hoa có viết được dấu, font thường chỉ gõ được chữ hoa không dấu. Giống với gõ kiểu Telex bạn di chuyển ra khỏi từ đang gõ sẽ không dùng dấu xoá được.

4. Kiểu gõ VIQR

Bạn cần phải phân biệt được kiểu gõ VIQR và bảng mã VIQR. Kiểu gõ là phương pháp để nhập các ký tự tiếng Việt độc lập với bảng mã. Bảng mã được hiểu là cách thể hiện những ký tự tiếng Việt. Dùng kiểu gõ VIQR cho bảng mã Unicode, TCVN, VNI,... Ngược lại, với kiểu Telex và VNI bạn có thể dùng cho các bảng mã VIQR, Unicode,...

Phím gõ tiếng Việt kiểu VIQR gồm:

  • ' (single quote) -> sắc

  • '(grave accent) -> huyền

  • ? -> hỏi

  • ~ (tilde) -> ngã

  • . (full stop) -> nặng

  • ^ -> dấu mũ trong các chữ â, ê, ô

  • + -> dấu móc trong các chữ ư, ơ

  • ( -> dấu trăng trong chữ ă

  • dd -> chữ đ

  • 0 -> xóa dấu thanh

  • \ -> phím thoát dấu

Với bảng mã 1 byte bạn cần dùng font chữ hoa để gõ được dấu. Đối với font thường sẽ không gõ được chữ cái hoa có dấu. Nếu bạn muốn sửa dấu sai giống cách gõ telex hay vni chuột lúc này chưa được di chuyển khỏi từ đang gõ.

Nếu bạn muốn gõ các dấu hỏi, bấm không bị Unikey xử lý phím dấu bạn bấm phím thoát \ trước rồi bấm các phím đó. Chẳng hạn: tan? = tản, tan \ ? = tan?

Qua bài viết trên bạn đã biết cách gõ Telex cũng như các cách gõ kiểu VNI, VIQR trong Unikey. Mong rằng bài viết chia sẻ cho bạn những kiến thức hữu ích để gõ được tiếng Việt dễ dàng hơn. Từ đó có thể vận dụng một cách dễ dàng khi dùng các thao tác trên máy tính.

Cách gõ VNI là gì, hướng dẫn học kiểu gõ VNI để đánh tiếng Việt có dấu bằng bàn phím máy tính, điện thoại và các thiết bị điện tử. Đây là quy tắc phổ biến thứ hai chỉ sau Telex, vốn được người miền Nam và cộng đồng Hải Ngoại ưa chuộng. Cách đánh VNI thuận tiện cho người soạn văn bản có lẫn lộn tiếng Việt và tiếng Anh. Dan lập trình cũng yêu thích kiểu gõ này hơn vì code không sợ bị lỗi. Nên nhớ, kiểu gõ VNI nhanh hơn VIQR, nhưng chậm hơn Telex. Với việc thiết bị di động màn hình cảm ứng dần phổ biến thì cách đánh VNI trở nên yếu thế.

Kiểu gõ vni là gì

Quy ước bỏ dấu theo kiểu VNI

Các chữ cái đặc biệt trong kiểu gõ VNI
Chữ cái đặc biệt Cách viết Ví dụ Kết quả
ă a8 tra8ng trăng
â a6 ca6n cân
đ d9 d9a6u đâu
ê e6 d9e6m đêm
ô o6 nho6 nhô
ơ o7 mo7
ư u7 tu7
Quy tắc bỏ dấu theo kiểu gõ VNI
v Cách viết Ví dụ Kết quả
dấu huyền 2 cuối từ huye6n2 huyền
dấu sắc 1 cuối từ sa8c1 sắc
dấu hỏi 3 cuối từ hoi3 hỏi
dấu ngã 4 cuối từ nga4 ngã
dấu nặng 5 cuối từ na8ng5 nặng
xóa dấu 0 cuối từ xoa10 xoa

Bộ gõ tiếng Việt nhiều người dùng nhất Unikey hỗ trợ tất cả các kiểu gõ phổ biến

Cách gõ VNI để đánh tiếng Việt có dấu

VNI là quy tắc nhập tiếng Việt có dấu từ bàn phím quốc tế dùng số (0-9) sau chữ cái để bỏ dấu, mũ. Kiểu gõ và Bộ chữ VNI do kỹ sư Hồ Thành Việt sáng tạo ra vào năm 1987. Ông cũng là người đầu tiên phát triển các bảng mã (font) chữ Việt dùng cho máy điện toán, lúc đó là hệ điều hành MS-DOS.

Gã khổng lồ công nghệ Mỹ Microsoft đã đưa cách bỏ dấu VNI vào hệ điều hành máy tính Windows 95 trong những năm thập niên 90. Hiện tại, những phần mềm gõ tiếng Việt nổi tiếng như Unikey, GoTiengViet, LabanKey… đều hỗ trợ cách gõ VNI.

Ưu điểm của kiểu gõ VNI:

– Thông dụng, dễ nhớ nhờ các con số, tránh nhầm lẫn giữa các dấu.

– Kiểu gõ VNI có thể sử dụng trên bất kỳ phần mềm nào.

– Cách đánh VNI cho phép gõ kết hợp nhiều ngôn ngữ, đặc biệt văn bản có cả tiếng Anh và tiếng Việt mà không bị lỗi hay nhầm lẫn.

Nhược điểm của cách gõ VNI:

– Cách gõ VNI sử dụng phím số ở cách xa nhau nên khá khó ấn. Ví dụ “a + 8” = “ă” ở cách xa nhau.

– Nếu đánh tiếng Việt theo kiểu gõ VNI thì tay phải di chuyển nhiều, thao tác sẽ chậm.

– Không phù hợp với các thiết bị màn hình nhỏ như smartphone.

Một số nhược điểm khác của kiểu gõ VNI:

– Mẫu tự “đ”: phải gõ d9, 2 phím “d” và “9” ở xa nhau. (Telex và VIQR: dd → đ , dùng phím lặp nên nhanh hơn vì không phải di chuyển ngón tay).

– Mẫu tự “ă”: phải gõ a8, 2 phím “a” và “8” ở xa nhau.

– Do VNI không dùng cách gõ lặp ký tự để tạo ra dấu nên phải thường xuyên di chuyển ngón tay khi gõ dấu khá vất vả.

Làm sao để bắt đầu gõ kiểu VNI

Để gõ tiếng Việt theo kiểu VNI, người dùng phải tùy chọn bảng mã đi kèm đúng với font chữ phù hợp. Có như vậy thì dấu tiếng Việt sẽ không bị lỗi chính tả khi đánh VNI.

  • Bảng mã Unicode chứa các font chữ thông dụng như: Time News Roman, Tahoma, Arial, Courier…
  • Bảng mã VNI Windows gồm các font chữ thông dụng là chữ VNI đứng đầu như: VNI-Times…
  • Bảng mã TCVN3 (tiêu chuẩn Việt Nam 3): chứa các font chữ có ký tự .vn đứng đầu như: Vntime, VnTimeH…
  • Chọn font chữ bắt đầu bằng VNI, nếu chưa có thì phải tải về và cài đặt trên máy.

 Nguyên tắc chung về gõ tiếng Việt

Nguyên tắc chung về gõ tiếng Việt để các chữ cái có dấu, chúng ta phải gõ chữ cái chính trước, tiếp sau là gõ các dấu thanh (sắc, huyền…), dấu mũ (â, ô), dấu móc (ơ, ư).

Các kiểu gõ tiếng Việt khác nhau (VNI, Telex…) sẽ quy định các phím bấm khác nhau cho quy tắc đặt dấu thanh, dấu mũ, dấu móc. Nhìn chung, có thể gõ phím dấu ngay sau chữ cái gốc, nhưng sẽ dẫn tới tình trạng bỏ dấu không nhất quán theo đúng nguyên tắc. Ví dụ có thể viết: “Tòan tóan”, nhưng nên gõ dấu ở cuối từ “toàn toán”. Các phần mềm như Unikey sẽ tự động bỏ dấu đúng nhất và nhìn đẹp nhất.

Trạng thái chữ hoa, thường phụ thuộc vào trạng thái của các phím SHIFT và CAPS LOCK. Với các bảng mã 1 byte (TCVN 3, BK HCM1, VISCII, VPS), bạn phải dùng font chữ hoa mới có được chữ hoa có dấu. Với font chữ thường, bạn chỉ có thể gõ được các chữ hoa không đấu: Â, Ă, Ê, Ô, Ơ, Ư, Đ.

Cách gõ tiếng Việt kiểu VNI

Dấu – chữ Gõ phím Ví dụ
sắc 1 ha1 > há
huyền 2 he2 > hè
hỏi 3 ha3 > hả
ngã 4 nga4 > ngã
nặng 5 ha5 > hạ
â a6 a6m > âm
ê e6 e6m > êm
ô o6 o6n > ôn
ư u7 tu7 > tư
ơ o7 pho7 > phơ
ă a8 a8n > ăn
đ d9 d9i > đi
xóa dấu 0 e11 > e1
tắt dấu gõ lặp \ a\1 > a1

So sánh cách gõ VNI với các kiểu gõ tiếng Việt khác

Dấu với nguyên âm Telex VNI VNI Encoding VIQR
ă aw a8 a(
â aa a6 a^
đ dd d9 ñ dd
ê ee e6 e^
ô oo o6 o^
ơ ow o7 ô o+
ư uw u7 ö u+
sắc s 1 saéc
huyền f 2 huyeàn `
hỏi r 3 hoûi  ?
ngã x 4 ngaõ ~
nặng j 5 naëng .
Xóa dấu: z 0
Ví dụ:
Tiếng Việt
Vis duj:
Tieesng Vieejt
Vi1 du5:
Tie61ng Vie65t
Ví duï:
Tieáng Vieät
Vi’ du.:
Tie^’ng Vie^.t

Tác giả kiểu gõ VNI

Hồ Thành Việt sinh ngày 20 tháng 7 năm 1955 tại Nha Trang, mất ngày 28 tháng 8 năm 2003. Ông còn có tên tiếng Anh là John Ho, một kỹ sư điện toán người Mỹ gốc Việt. Hồ Thành Việt thành lập công ty VNI, viết tắt của Vietnam International, đồng thời là người phát minh ra cách bỏ dấu VNI trên máy tính PC. Năm 1986, ông ra mắt bộ chữ VNI gồm font chữ theo bảng mã VNI và cách đánh máy theo chuẩn VNI. Hồ Thành Việt còn được nhiều người coi là “cha đẻ” đưa chữ Việt vào máy điện toán.

Hồ Thành Việt trước năm 1975 là sĩ quan Tiểu đoàn 7 Thủy Quân Lục Chiến, thuộc quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau biến cố 1975, ông sang Mỹ định cư còn gia đình ở lại Việt Nam. Năm 1984, Hồ Thành Việt tốt nghiệp khoa kỹ sư điện, Đại học California State, Fullerton.

Quy tắc gõ tiếng Việt kiểu VNI được dân code, người miền Nam và Hải Ngoại ưa chuộng. Cách gõ dùng các số đếm từ 0 – 9 để đặt dấu thanh, dấu mũ, dấu móc. Cách đánh VNI thuận tiện nếu gõ nhiều ngôn ngữ khác nhau, ít lỗi khi code. Nhưng VNI lại không hỗ trợ tốt cho thiết bị di động màn hình nhỏ.