Kiến trúc thượng tầng ở việt nam là gì

Kiến trúc thượng tầng được hiểu là toàn bộ những quan điểm như là về chính trị, đạo đức, nghệ thuật, triết học, tôn giáo, … cùng với đó là những thể chế tương ứng như là về nhà nước, giáo hội, các đoàn thể, … Những quan điểm này được hình thành dựa trên một cơ sở hạ tầng nhất định.

Kiến trúc thượng tầng ở việt nam là gì
Kiến trúc thượng tầng là gì?

Bên cạnh đó, kiến trúc thượng tầng còn có thể được hiểu là để chỉ những hiện tượng trong xã hội hay là những biểu hiện tập trung trong đời sống tinh thần của xã hội. Kiến trúc thượng tầng là một bộ mặt biểu hiện cho tinh thần tư tưởng của hình thái kinh tế và xã hội. Nó đóng vai trò vô cùng quan trọng cùng với các bộ phận khác trong xã hội để tập hợp thành một cơ cấu hoàn chỉnh trong cái hình thái của kinh tế - xã hội hiện nay.

Kiến trúc thượng tầng sẽ có các yếu tố sở hữu các đặc điểm riêng biệt hay là có quy luật phát triển khác nhau. Tuy nhiên thì các yếu tố này sẽ không tồn tại tách biệt nhau mà ngược lại, chúng sẽ tác động lên lẫn nhau, nảy sinh trên cơ sở hạ tầng và sẽ phản ánh về cơ sở hạ tầng đó. Mặc dù là như vậy nhưng không phải là tất cả những yếu tố của kiến trúc thượng tầng sẽ có mối liên hệ như nhau.

2. Đặc điểm và tính chất của kiến trúc thượng tầng hiện nay

2.1. Đặc điểm của kiến trúc thượng tầng hiện nay

Đối với kiến trúc thượng tầng, các bộ phận của kiến trúc thượng tầng được cho ra đời đều sở hữu những vai trò hoặc mục đích khác nhau trong việc phản ánh cơ sở hạ tầng tương ứng với nó, đồng thời tạo nên một bộ mặt tinh thần, tư tưởng của xã hội. Mặc dù vậy nhưng không hẳn là tất cả những yếu tố đó của kiến trúc thượng tầng sẽ có sự liên quan tương đương với cơ sở hạ tầng đó. Xã hội phân chia thành giai cấp, tư tưởng pháp quyền, chính trị, ... cùng với đó là những tổ chức tương ứng như là nhà nước, chính đảng, ... Đây là những yếu tố chính, có ý nghĩa vô cùng quan trọng và mạnh mẽ đối với kiến trúc thượng tầng. Bên cạnh đó còn có thêm các yếu tố khác có tính trái ngược so với những tư tưởng hay là tổ chức chính trị của giai cấp bị trị.

Kiến trúc thượng tầng ở việt nam là gì
Đặc điểm của kiến trúc thượng tầng

2.2. Tính chất của kiến trúc thượng tầng hiện nay

Trong xã hội sẽ tồn tại cả tính chất đối kháng giai cấp, trong đó thì bộ phận sở hữu quyền lực lớn nhất của kiến trúc thượng tầng sẽ là bộ phận nhà nước. Đây chính là một công cụ tiêu biểu dành cho giai cấp thống trị ở trong xã hội về mặt pháp lý – chính trị.

Kiến trúc thượng tầng ở việt nam là gì
Tính chất của kiến trúc thượng tầng

Bên cạnh đó thì trong thời kỳ quá độ bắt đầu từ chủ nghĩa tư bản lên tới chủ nghĩa cộng sản thì xã hội vẫn còn tồn đọng lại những tàn dư của giai cấp thống trị ở bộ phận bên trong kiến trúc thượng tầng. Do đó bên trong kiến trúc thượng tầng các nước xã hội chủ nghĩa ngày nay các sự đấu tranh tư tưởng giữa tư tưởng về xã hội chủ nghĩa với những tàn dư của tư tưởng khác vẫn còn đang tiếp diễn. Điều này tồn tại mãi cho tới khi phát triển đến giai đoạn chủ nghĩa cộng sản thì tính giai cấp của kiến trúc thượng tầng mới bị loại bỏ.

Có thể thấy thì các kiến trúc thượng tầng của mỗi xã hội sẽ có những kết cấu phức tạp riêng, được phân tích từ những giác độ khác nhau của xã hội, qua đó cho thấy rõ được mối quan hệ và sự chi phối lẫn nhau của chúng.

3. Mối quan hệ biện chứng của cơ sở hạ tầng với kiến trúc hạ tầng

Có thể nói cơ sở hạ tầng mang yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định tới nội dung và tính chất của kiến trúc thượng tầng. Tuy nhiên ngược lại thì nội dung và tính chất của kiến trúc thượng tầng sẽ lại là sự phản ánh chân thực đối với cơ sở hạ tầng. Với một cơ sở hạ tầng sẽ có thể tạo ra một kiến trúc thượng tầng tương ứng phù hợp và bảo vệ được cơ sở hạ tầng đó.

Kiến trúc thượng tầng ở việt nam là gì
Quan hệ biện chứng giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng

Như chúng ta đã biết thì trong xã hội, giai cấp nào thống trị về mảng kinh tế thì có nhiều sự ưu thế hơn ở trong các lĩnh vực khác. Tuy nhiên thì nhìn chung, các vấn đề và mâu thuẫn trong kinh tế sẽ là yếu tố quyết định tới các mâu thuẫn khác ở trong lĩnh vực chính trị tư tưởng, cũng đồng nghĩa với đó là việc các cuộc đấu tranh giai cấp về chính trị tư tưởng sẽ sớm trở thành một phương hướng để thể hiện của sự đối kháng trong đời sống. Những yếu tố của kiến trúc thượng tầng cho dù là trực tiếp hay gián tiếp đều phải phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng và phải do cơ sở hạ tầng quyết định đến.

4. Tổng quan về hệ thống kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam hiện nay

Hiện nay, ở Việt Nam thì kiến trúc thượng tầng cũng như là cơ sở hạ tầng vẫn đang được đang duy trì theo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Các giá trị cốt lõi đó chính là một tấm gương sáng để cho Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam thực hiện theo với mục tiêu là giải phóng mọi người khỏi bị đàn áp, bóc lột, đồng thời giúp cho xã hội có thể thoát ra khỏi cảnh của một dân tộc đi làm thuê, bị cầm tù, bóc lột, đánh đập không thương tiếc.

Kiến trúc thượng tầng ở việt nam là gì
Kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam được duy trì theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin

Trong quá trình xây dựng sự nghiệp chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta, việc truyền bá tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một tư tưởng chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân ta, đồng thời cũng là một việc làm thường xuyên của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở trong lĩnh vực kiến trúc thượng tầng.

Bản chất của việc xây dựng hệ thống chính trị, xã hội chủ nghĩa thuộc bản chất giai cấp công nhân, do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhằm đảm bảo cho nhân dân mới thực sự là những người chủ của xã hội. Do đó, toàn bộ quyền lực trong xã hội sẽ thuộc về nhân dân, qua đó đảm bảo phát huy các khả năng về sáng tạo, sự tích cực và chủ động của mỗi cá nhân người dân.

Với mỗi bước phát triển của kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng sẽ là một bước khiến cho những mâu thuẫn giữa chúng được giải quyết. Bên cạnh đó thì việc xây dựng, phát triển và củng cố các cơ sở hạ tầng, các bộ phận của kiến trúc thượng tầng là một cần thiết và là cả một quá trình diễn ra xuyên suốt trong thời kỳ quá độ. Kiến trúc thượng tầng của xã hội Việt Nam có đối kháng giai cấp và mang tính giai cấp vô cùng sâu sắc.

Ngoài ra, tính giai cấp của bộ phận kiến trúc thượng tầng còn được thể hiện ở sự đối địch quan điểm, tư tưởng hay là các cuộc đấu tranh tư tưởng của những giai cấp đối kháng. Tuy nhiên thì Nhà nước mới chính là bộ phận sở hữu quyền lực lớn nhất trong bộ phận kiến trúc thượng tầng của xã hội mang tính chất đối kháng giai cấp. Đây cũng chính là công cụ của các giai cấp thống trị mang tính đại diện cho xã hội về mặt pháp lý và chính trị.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ để giải đáp cho thắc mắc kiến trúc thượng tầng là gì, đồng thời cùng chia sẻ thêm những kiến thức bổ ích về hệ thống kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam. Hi vọng với những thông tin bổ ích ở trên sẽ giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về hệ thống kiến trúc thượng tầng.