Khi nào lập bb điều chỉnh hóa đơn giấy

Biên bản điều chỉnh hóa đơn là gì? Nên lập biên bản điều chỉnh hóa đơn khi nào? Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn mới nhất, đúng chuẩn ra sao? Tất cả sẽ có ngay trong bài viết này.

1. Khi nào cần lập biên bản điều chỉnh hóa đơn?

Biên bản điều chỉnh hóa đơn được lập khi hóa đơn đã gửi cho người mua; đã giao hàng hóa/dịch vụ, xảy ra sai sót; người bán và người mua đã kê khai thuế nhưng lại phát hiện ra hóa đơn có sai sót.

Khi nào lập bb điều chỉnh hóa đơn giấy

Khi nào cần lập biên bản điều chỉnh hóa đơn?

Cụ thể hơn, theo Khoản 3, Điều 20, Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính thì các trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ cho người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện ra sai sót thì người bán và người mua cần xử lý như sau:

  • Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn hoặc lập thỏa thuận bằng văn bản có ghi rõ sai sót.
  • Lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và phải ghi rõ sau sót mắc phải như: Điều chỉnh tăng/giảm số lựa hàng hóa, giá bán, thuế GTGT; tiền thuế GTGT; ký hiệu hóa đơn; địa chỉ hóa đơn,...
  • Sau khi đã lập biên bản điều chỉnh hóa đơn và hóa đơn điều chỉnh, cả 2 bên mua và bán cần phải thực hiện kê khai điều chỉnh theo đúng pháp luật.

Lưu ý rằng: Căn cứ vào biên bản điều chỉnh hóa đơn thì người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-). Như vậy, biên bản điều chỉnh hóa đơn sẽ được áp dụng khi hóa đơn đã kê khai và phát hiện sai sót. Còn với hóa đơn đã lập có sai sót nhưng chưa kê khai thì sẽ tiến hành lập biên bản thu hồi và xuất hóa đơn mới theo quy định của pháp luật. \>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

2. Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn khi sai đơn giá

Với những trường hợp hóa đơn ghi sai đơn giá, cần điều chỉnh tăng/giảm số lượng hàng hóa, giá bán, tiền thuế GTGT,... bạn sẽ dùng mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn như bên dưới.

Khi nào lập bb điều chỉnh hóa đơn giấy

Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn khi sai đơn giá.

3. Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn sai tên, địa chỉ

Với những trường hợp viết sai ký hiệu hóa đơn, địa chỉ bên mua/bán,... thì doanh nghiệp sẽ dùng mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn theo mẫu dưới đây.

[Hóa đơn điện tử S-Invoice] - Sai sót trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử là không thể tránh khỏi. Khi phát hiện sai sót, tùy vào từng trường hợp mà kế toán cần lập các biên bản tương ứng theo quy định của Bộ Tài chính. Trong bài viết này, S-Invoice sẽ hướng dẫn Quý doanh nghiệp cách sử dụng biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử.

Khi nào lập bb điều chỉnh hóa đơn giấy
Ảnh minh họa: Cách lập biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử S-Invoice

Biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử là gì?

Trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử, sẽ có những sai sót như sai ngày, sai số tiền, sai tên hàng, có thể sai cả tên hoặc địa chỉ bên mua. Khi phát hiện sai sót, kế toán cần phải điều chỉnh hóa đơn điện tử sao cho đúng thủ tục quy đinh của Bộ Tài chính. Khi đó, bên bán và bên mua cần lập biên bản điều chỉnh hóa đơn để xác nhận và điều chỉnh các sai sót trên hóa đơn điện tử.

Như vậy, biên bản điều chỉnh hóa đơn là biên bản được lập để xác nhận và điều chỉnh các sai sót trên hóa đơn điện tử như sai ngày, sai số tiền hàng, sai địa chỉ, hoặc sai nội dung hóa đơn. Biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử cũng tuân theo các quy định như hóa đơn giấy.

Khi nào cần phải lập biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử?

Căn cứ theo Khoản 3, Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính, quy định:

"Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-)."

Như vây, biên bản điều chỉnh hóa đơn được lập khi hội tụ các điều kiện sau:

  • Hóa đơn điện tử đã lập có sai sót (như sai ngày, số tiền, địa chỉ, nội dung...);
  • Bên bán đã giao hóa đơn điện tử cho bên mua;
  • Bên bán đã giao hàng hóa hoặc hoàn thành cung cấp dịch vụ cho bên mua;
  • Bên bán và bên mua đã kê khai Thuế (liên quan đến hóa đơn sai sót).

Tải về mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử S-Invoice

Quý doanh nghiệp có thể tải về mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử tương ứng với từng trường hợp dưới đây:

1. Cách ghi biên bản điều chỉnh hóa đơn sai tên hoặc địa chỉ công ty

CÔNG TY ABC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số ..../BBĐCHĐ-ABC

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tp.Hồ Chí Minh, ngày ... tháng ... năm 2020

BIÊN BẢN ĐIỀU CHỈNH HÓA ĐƠN SAI SÓT

Căn cứ Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ tài chính;

Căn cứ Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ tài chính.

Hôm nay, ngày .... tháng ... năm ..., tại văn phòng Công ty ABC, chúng tôi gồm có:

Bên A: Công ty ABC

Do ông/bà: NGUYỄN VĂN A, chức vụ: Giám đốc, làm đại diện.

Địa chỉ: 152 Ba Đình, Phường 5, Quận 8, Tp.Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0123456789 ; Email: [email protected]

Mã số thuế: 0399999999

Bên B: Công ty XYZ

Do ông/bà: TRẦN THỊ X, chức vụ: Giám đốc, làm đại diện.

Địa chỉ: 231 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10, Tp.Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0123456789 ; Email: [email protected]

Mã số thuế: 0399999990

Hai bên thống nhất lập biên bản điều chỉnh hoá đơn GTGT số000368, ký hiệuTU/16P ngày21/1/2016 đã kê khai vào kỳQuý 1/2016, cụ thể như sau:

Lý do điều chỉnh:Do ghi sai địa chỉ công ty mua hàng.

NỘI DUNG TRƯỚC KHI ĐIỀU CHỈNH:

Địa chỉ: 283 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh

HAI BÊN THỐNG NHẤT ĐIỀU CHỈNH LẠI ĐỊA CHỈ NHƯ SAU:

Địa chỉ: 231 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Biên bản được lập thành 02 (hai) bản, mỗi bên giữ 01 (một) bản, có giá trị pháp lý như nhau.

Khi nào thì lập biên bản điều chỉnh hóa đơn?

Biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử là một văn bản được lập khi quá trình lập hóa đơn xảy ra các sai sót và cần phải thực hiện công tác điều chỉnh những nội dung sai sót. Những trường hợp thường xảy ra sai sót như sai địa chỉ, số tiền, số lượng hàng hóa, ngày về…

Khi nào làm BB điều chỉnh hóa đơn?

Khi phát hiện hóa đơn viết sai đã kê khai thuế, ngoài việc lập BBĐC hóa đơn viết sai thì doanh nghiệp còn phải lập hóa đơn điều chỉnh. Trường hợp hóa đơn đã lập sai sót về tên, địa chỉ, người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập BBĐC và không phải lập hóa đơn điều chỉnh.

Biên bản điều chỉnh hóa đơn do ai lập?

Theo đó, biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử không phải văn bản bắt buộc lập mà chỉ lập khi bên bán và bên mua có thỏa thuận về việc lập biên bản trước khi lập hóa đơn điều chỉnh/thay thế thì cần lập biện bản ghi rõ sai sót của hóa đơn đã lập sau đó lập hóa đơn điều chỉnh/thay thế hóa đơn có sai sót đó.

Khi nào cần lập biên bản hủy hóa đơn?

Khi xảy ra sai sót về thông tin hoặc khi chấm dứt cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp cần phải hủy hóa đơn điện tử. Dù không bắt buộc nhưng doanh nghiệp vẫn nên lập biên bản hủy hóa đơn điện tử để đảm bảo sự thống nhất giữa các bên.