Khi mua hồ sơ thầu không có hóa đơn năm 2024

1. Căn cứ Thông tư 62/2020/TT-BTC ngày 22/6/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN, quy định:

- Tại Điểm g, Khoản 1, Điều 6 quy định: “ Đối với các Hợp đồng có quy định phải bảo lãnh tạm ứng, KBNN kiểm soát đảm bảo thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng phải được kéo dài cho đến khi đơn vị sử dụng ngân sách đã thu hồi hết số tiền tạm ứng”.

- Tại Khoản 4, Điều 7 quy định:

“Đối với các hợp đồng có thỏa thuận về bảo lãnh tạm ứng trong điều khoản của hợp đồng:

  1. Trước khi KBNN thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho đơn vị sử dụng ngân sách để tạm ứng vốn cho nhà thầu hoặc nhà cung cấp, đơn vị sử dụng ngân sách gửi đến KBNN bảo lãnh tạm ứng của nhà thầu hoặc nhà cung cấp với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng.
  1. Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ được giảm trừ tương ứng với giá trị tiền tạm ứng đã thu hồi qua mỗi lần thanh toán giữa đơn vị sử dụng ngân sách và nhà thầu hoặc nhà cung cấp. Đơn vị sử dụng ngân sách đảm bảo và chịu trách nhiệm giá trị của bảo lãnh tạm ứng của nhà thầu hoặc nhà cung cấp tương ứng với số dư tiền tạm ứng còn lại;
  1. Hết thời gian bảo lãnh tạm ứng đơn vị phải yêu cầu nhà thầu hoặc nhà cung cấp gia hạn bảo lãnh tạm ứng gửi KBNN, đảm bảo thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng phải được kéo dài cho đến khi đơn vị sử dụng ngân sách đã thu hồi hết số tiền tạm ứng.”

2. Tại Điểm a, Khoản 2, Điều 4 Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT ngày 31/5/2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, quy định: “Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa (bao gồm cả trường hợp mua sắm tập trung): Mẫu số 2A sử dụng để lập E-HSMT áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ;”. Trong đó, tại phần 4, Biểu mẫu hợp đồng quy định Mẫu số 19 (Bão Lãnh tiền tạm ứng đính kèm).

Từ các quy định nêu trên, đề nghị đơn vị sử dụng ngân sách phối hợp với KBNN (nơi giao dịch) thực hiện kiểm soát vốn tạm ứng và bảo lãnh tạm ứng đảm bảo đúng quy định của pháp luật hiện hành./.

Công ty chúng tôi kinh doanh trong lĩnh vực y tế. Khi bán hàng vào các Bệnh viện công, các Sở y tế ... thường phải tham gia đấu thầu theo quy định, và phải mua hồ sơ thầu do các đơn vị này bán. Tuy nhiên, đối với các đơn vị này không phải là đơn vị kinh doanh nên không có hóa đơn giá trị gia tăng để cung cấp cho chúng tôi, mà chỉ phát hành phiếu thu tiền có đóng dấu của Bệnh viện trên phiếu thu. Vậy trong trường hợp này, phiếu thu tiền mua hồ sơ đấu thầu vào các Bệnh viện công, Sở y tế ...có được xem là chứng từ hợp lệ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế ?

Khi mua hồ sơ thầu không có hóa đơn năm 2024
Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh:

Trường hợp Công ty mua hồ sơ đấu thầu thì phải có hóa đơn GTGT theo quy định. Nếu đơn vị bán hồ sơ đấu thầu không có hóa đơn GTGT thì liên hệ Cơ quan thuế để mua hóa đơn lẻ cấp cho Công ty. Chứng từ thu tiền không được xem là chứng từ hợp lệ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Do sơ suất công ty ông không cung cấp hóa đơn. Ông Bồn hỏi, có thể thay thế hóa đơn về việc thực hiện hợp đồng tương tự bằng hợp đồng thanh lý không? Trong quá trình chấm hồ sơ dự thầu, bên mời thầu không cho phép công ty ông bổ sung hóa đơn có hợp lý không?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Khoản 1, Điều 15 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT) phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá HSDT và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu (HSMT), căn cứ vào HSDT đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ HSDT của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ HSDT theo yêu cầu của bên mời thầu.

Trường hợp HSDT của nhà thầu thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm.

Trường hợp sau khi đóng thầu, nếu nhà thầu phát hiện HSDT thiếu các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà thầu được phép gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của mình. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà thầu để xem xét, đánh giá; các tài liệu bổ sung, làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm được coi như một phần của HSDT.

Theo đó, trường hợp nhà thầu thiếu hóa đơn để chứng minh về việc thực hiện hợp đồng tương tự thì được phép làm rõ căn cứ quy định nêu trên.