Khi công ty giải thể hoặc phá sản thành viên hợp danh được chia giá trị tài sản còn lại

Trong công ty hợp danh có 2 loại thành viên là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Vậy quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh và thành viên góp vốn được quy định như thế nào? Trong bài viết này, căn cứ pháp lý Luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

1. Quy định về thành viên hợp danh và thành viên góp vốn

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 thì công ty hợp danh phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung gọi là thành viên hợp danh. Trong công ty hợp danh, thành viên hợp danh phải là cá nhân và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.

Ngoài các thành viên hợp danh thì công ty hợp danh có thể có thêm các thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

Như vậy, có thể thấy trong công ty hợp danh bắt buộc phải có ít nhất 02 thành viên hợp danh và không bắt buộc phải có thành viên góp vốn. Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh, thành viên góp vốn được thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh

Quyền của thành viên hợp danh

  • Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty; mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty;
  • Nhân danh công ty kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng, giao dịch hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty;
  • Sử dụng tài sản của công ty để kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; trường hợp ứng trước tiền của mình để kinh doanh cho công ty thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước;
  • Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong phạm vi nhiệm vụ được phân công nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của thành viên đó;
  • Yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế toán và tài liệu khác của công ty khi thấy cần thiết;
  • Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty;
  • Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được chia giá trị tài sản còn lại tương ứng theo tỷ lệ phần vốn góp vào công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;
  • Trường hợp thành viên hợp danh chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ và nghĩa vụ tài sản khác thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;
  • Quyền khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty.

Nghĩa vụ của thành viên hợp danh

  • Tiến hành quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh một cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa cho công ty;
  • Tiến hành quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên; nếu làm trái quy định tại điểm này, gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
  • Không được sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
  • Hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi thường thiệt hại gây ra đối với công ty trong trường hợp nhân danh công ty, nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt động kinh doanh của công ty mà không đem nộp cho công ty;
  • Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty;
  • Chịu khoản lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty trong trường hợp công ty kinh doanh bị lỗ;
  • Định kỳ hằng tháng báo cáo trung thực, chính xác bằng văn bản tình hình và kết quả kinh doanh của mình với công ty; cung cấp thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của mình cho thành viên có yêu cầu;
  • Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty.

Ngoài những nghĩa vụ trên thì thành viên hợp danh trong công ty hợp danh còn bị một số hạn chế như:

  • Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
  • Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
  • Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.

3. Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn

Quyền của thành viên góp vốn

  • Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại, giải thể công ty và nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ;
  • Được chia lợi nhuận hằng năm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty;
  • Được cung cấp báo cáo tài chính hằng năm của công ty; có quyền yêu cầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên hợp danh cung cấp đầy đủ và trung thực thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của công ty; xem xét sổ kế toán, biên bản, hợp đồng, giao dịch, hồ sơ và tài liệu khác của công ty;
  • Chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác;
  • Nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác tiến hành kinh doanh ngành, nghề kinh doanh của công ty;
  • Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách để thừa kế, tặng cho, thế chấp, cầm cố và các hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; trường hợp chết thì người thừa kế thay thế thành viên đã chết trở thành thành viên góp vốn của công ty;
  • Được chia một phần giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp trong vốn điều lệ công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản;
  • Quyền khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty.

Nghĩa vụ của thành viên góp vốn

  • Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp;
  • Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty;
  • Tuân thủ Điều lệ công ty, nghị quyết và quyết định của Hội đồng thành viên;
  • Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty.

Trên đây là những quy định về quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh và thành viên góp vốn trong công ty hợp danh. Nếu bạn còn bất cứ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ Luật Hùng Thắng để được tư vấn và hỗ trợ.

Tham khảo thông tin liên quan:

- Phân biệt thành viên hợp danh và thành viên góp vốn

- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký công ty hợp danh

Có Thể Bạn Quan Tâm

Thứ tự phân chia tài sản khi công ty bị tuyên bố phá sản? Thứ tự nhận lại tài sản khi doanh nghiệp phá sản? Cách xác định thứ tự phân chia tài sản khi phá sản theo quy định của Luật phá sản 2014?

Tóm tắt câu hỏi:

Công ty ABC vay NHCT 750 triệu đồng được thế chấp bằng 1000 cổ phiếu, mỗi cổ phiếu bằng 50 cổ phần. Mỗi cổ phần trị giá bằng 10.000đ và 1 căn nhà ở Hùng Vương. Ngày 01/09/2015, tập thể người lao động nộp đơn đề nghị DN phá sản sau 3 tháng liên tiếp không được trả lương. Danh sách chủ nợ còn đang nợ thì NHCT đã phát mãi căn nhà Hùng Vương 450 triệu đồng. Ngoài ra còn có 70 trái chủ, mỗi người sỡ hữu 1 trái phiếu 500.000đ. Yêu cầu hòa giải giữa DN, NLĐ và chủ nợ không thành. Tòa án tuyên bố phá sản. Yêu cầu phân chia tài sản phá sản cho chủ nợ cuối cùng. Biết án phí 119 triệu đồng, số tiền lương phải trả người lao động là 820 triệu đồng.

Luật sư tư vấn:

+ Đối với khoản nợ vay NHCT là 750.000.000 đồng, tài sản thế là 1000 cổ phiếu tương đương là 500.000.000 đồng, ngôi nhà trị giá là 450.000.000 đồng tổng giá trị tài sản bảo đảm là 950.000.000 đồng. Trừ đi số tiền nợ ngân hàng thì công ty ABC còn 200.000.000 đồng.

+ Tổng giá trị tài sản còn lại sẽ phân chia theo thứ tự tại Khoản 1 Điều 54 Luật phá sản 2014 như sau:

– Chi phí phá sản;

– Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

– Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

– Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

Khi công ty giải thể hoặc phá sản thành viên hợp danh được chia giá trị tài sản còn lại

Xem thêm: So sánh giữa phá sản doanh nghiệp và giải thể doanh nghiệp

Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua tổng đài: 1900.6568

Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật phá sản 2014 mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:

+ Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;

+ Chủ doanh nghiệp tư nhân;

+ Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

+ Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;

+ Thành viên của Công ty hợp danh.

1. Thứ tự phân chia tài sản khi doanh nghiệp phá sản theo quy định mới

Trường hợp một: Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:

Xem thêm: Giải quyết các khoản nợ khi công ty phá sản

Thứ nhất: Chi phí phá sản;

Thứ hai: Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

Thứ ba: Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

Thứ tư: Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

Nếu trong trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản trênn mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:

+ Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;

+ Chủ doanh nghiệp tư nhân;

+ Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

Xem thêm: Phân chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết như thế nào?

+ Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;

+ Thành viên của Công ty hợp danh.

Trường hợp hai: Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán trường hợp một thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

2. Về thứ tự phân chia tài sản theo Luật Phá sản hiện hành

Khi xem xét về vấn đề phân chia tài sản của một Doanh nghiệp, Hợp tác xã (DN, HTX) mất khả năng thanh toán, có nguy cơ phá sản thì thứ tự phân chia tài sản luôn được các chủ nợ quan tâm. Thứ tự phân chia tài sản ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ, do vậy nắm vững quy định về thứ tự phân chia sẽ hạn chế tối đa những rủi ro mà họ có nguy cơ phải đối mặt khi quyết định cho DN, HTX vay, nhất là những khoản vay có giá trị lớn.

Luật Phá sản năm 2014 hiện hành đã có những thay đổi về thứ tự phân chia tài sản. Cụ thể khoản 1 Điều 54 Luật Phá sản năm 2014 quy định thứ tự phân chia tài sản như sau:

– Chi phí phá sản;

– Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết;

– Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

Xem thêm: Tuyên bố doanh nghiệp phá sản theo quy định mới nhất

– Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ;khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về: – Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;

– Chủ doanh nghiệp tư nhân;

– Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

– Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;

– Thành viên của Công ty hợp danh.

Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Phá sản năm 2014 thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

Từ quy định trên có thể thấy rằng: so với Luật Phá sản năm 2004 thì Luật Phá sản năm 2014 đã bổ sung thêm khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX và được ưu tiên thanh toán ngay sau khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết. Sở dĩ có sự bố sung đó là vì qua thực tiễn thi hành Luật Phá sản 2004 đã cho thấy: nhiều trường hợp sau khi mở thủ tục phá sản đối với DN, HTX, một số tổ chức, cá nhân đã đầu tư (dưới dạng hợp đồng cho vay, cấp tín dụng…) vào DN, HTX nhằm phục hồi DN, HTX.

Xem thêm: Thay đổi trình tự thủ tục phá sản theo Luật phá sản năm 2014

Mặt khác, Luật Phá sản năm 2014 đã quy định rõ những khoản nợ cùng thứ tự thanh toán với khoản nợ không có bảo đảm, gồm: Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước và khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

Quy định như trên sẽ có tác động tích cực, như: khi ưu tiên thanh toán với các khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX thì sẽ thu hút việc đầu tư, hỗ trợ cho việc phục hồi đối với DN, HTX. Từ đó, Luật Phá sản mới thực sự đạt được hai mục đích thực sự của nó chứ không đơn thuần chỉ là việc “thu dọn và chia sẻ” những gì còn lại của DN, HTX mất khả năng thanh toán.

Đồng thời, khi xếp nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước và khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ cùng hàng với khoản nợ không có bảo đảm sẽ hạn chế phần nào sự thất thoát ngân sách nhà nước; bảo vệ quyền lợi của chủ nợ có bảo đảm. Qua đó, chia sẻ rủi ro một cách công bằng giữa các chủ thể khi phân chia tài sản của DN, HTX.

Tuy nhiên, quy định như trên có thể mang lại những hạn chế nhất định, chẳng hạn: khi không ưu tiên thanh toán cho chủ nợ là người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản so với các chủ nợ còn lại; hoặc là không ưu tiên thanh toán các chi phí phát sinh của chủ nợ khi tham gia thủ tục phá sản của DN, HTX thì điều đó sẽ hạn chế động lực việc nộp đơn của chủ nợ khi mục đích của họ là nhằm thu về khoản nợ của mình trước…

3. Thứ tự phân chia tài sản theo quy định của Luật phá sản 2014

Luật phá sản 2014 quy định như sau:

Điều 41. Tạm đình chỉ giải quyết yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thực hiện nghĩa vụ về tài sản

3. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tạm đình chỉ việc xử lý tài sản bảo đảm của doanh nghiệp, hợp tác xã đối với các chủ nợ có bảo đảm.

Xem thêm: Hướng dẫn lập mẫu biên bản thỏa thuận phân chia tài sản

Trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì xử lý theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 53 của Luật này.

Điều 53. Xử lý khoản nợ có bảo đảm

1. Sau khi mở thủ tục phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề xuất Thẩm phán về việc xử lý khoản nợ có bảo đảm đã được tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật này, Thẩm phán xem xét và xử lý cụ thể như sau:

a) Trường hợp tài sản bảo đảm được sử dụng để thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì việc xử lý đối với tài sản bảo đảm theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ;

b) Trường hợp không thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm không cần thiết cho việc thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì xử lý theo thời hạn quy định trong hợp đồng đối với hợp đồng có bảo đảm đã đến hạn. Đối với hợp đồng có bảo đảm chưa đến hạn thì trước khi tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân đình chỉ hợp đồng và xử lý các khoản nợ có bảo đảm. Việc xử lý khoản nợ có bảo đảm theo quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề nghị Thẩm phán cho xử lý ngay tài sản bảo đảm đó theo quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:

a) Đối với khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán bằng tài sản bảo đảm đó;

Xem thêm: Chủ nợ là gì? Có những loại chủ nợ nào theo Luật phá sản?

b) Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Điều 54. Thứ tự phân chia tài sản

1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:

a) Chi phí phá sản;

b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết;

c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

2. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:

Xem thêm: Vai trò của pháp luật về phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã

a) Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;

b) Chủ doanh nghiệp tư nhân;

c) Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

d) Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;

đ) Thành viên của Công ty hợp danh.

3. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

Như vậy, theo quy định của pháp luật về phá sản, thứ tự phân chia tài sản gồm các hàng như nhau:

– Hàng thứ nhất, nợ có bảo đảm. Có hai trường hợp như sau:

Xem thêm: Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

+ Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm nhỏ hơn số nợ: phần nợ còn lại chuyển thành nợ không có bảo đảm;

+ Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ: phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã để giải quyết các khoản nợ khác.

– Hàng thứ hai, chi phí phá sản.

– Hàng thứ ba, khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết.

– Hàng thứ tư, khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.

– Hàng thứ năm, nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán hết các khoản nợ theo thứ tự trên thì thì từng đối tượng cùng một hàng được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ. Đối tượng ở hàng sau chỉ được thanh toán khi các hàng trước đã được thanh toán hết mà vẫn còn tài sản. Trường hợp sau khi thanh toán hết nợ mà vẫn còn tài sản thì tài sản đó thuộc về: thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên; chủ doanh nghiệp tư nhân; chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần; thành viên của Công ty hợp danh.

4. Luật sư tư vấn về việc thứ tự phân chia tài sản khi doanh nghiệp phá sản

Tóm tắt câu hỏi:

Xem thêm: Thứ tự ưu tiên thanh toán nợ khi doanh nghiệp phá sản

Cho em hỏi: Về phần thứ tự phân chia tài sản (điều 54 Luật phá sản 2014) phần “Tiền phạt vi phạm do hành vi gây ô nhiễm môi trường, tiền phạt vi phạm hành chính do chậm nộp bảo hiểm xã hội” thì theo thứ tự phân chia tài sản thì thuộc phần nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước đúng không? Còn trong quá trình phục hồi, doanh nghiệp có vay thêm của ông A ví dụ 500 triệu, vay người lao động trong công ty ví dụ là 400 triệu. Theo thứ tự phân chia tài sản điều 54 Luật phá sản 2014, nó thuộc phần khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản đúng không? Em xin cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 54 Luật phá sản 2014 quy định thứ tự phân chia tài sản như sau:

“1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:

a) Chi phí phá sản;

b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết;

c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

Xem thêm: Thẩm quyền giải quyết phá sản của Tòa án nhân dân mới nhất

 2. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:

a) Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;

b) Chủ doanh nghiệp tư nhân;

c) Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

d) Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;

đ) Thành viên của Công ty hợp danh.

3. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.”

Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước bao gồm: Tiền nợ thuế, tiền phạt,…

Xem thêm: Hậu quả pháp lý của quyết định mở thủ tục phá sản

Như vậy, tiền phạt vi phạm do hành vi gây ô nhiễm môi trường, tiền phạt vi phạm hành chính do chậm nộp bảo hiểm xã hội là nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

Trong trường hợp các khoản vay sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tính là những khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục tài sản.

5. Thứ tự phân chia tài sản khi doanh nghiệp bị phá sản

Tóm tắt câu hỏi:

Kính chào luật sư! Tôi có một thắc mắc rất mong luật sự giải thích rõ giúp tôi. Tôi có một người em làm ở một doanh nghiệp nhưng đang trên bờ vực phá sản. Tôi rất lo lắng, bên cạnh đó bạn tôi cũng là chủ nợ của của công ty đó. Tôi đang thắc mắc Luật phá sản 2014 ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ nợ và người lao động như thế nào? Và cơ sở nào cho thấy điều đó. Cảm ơn quý luật sư!

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 54 Luật Phá sản 2014 quy định như sau:

“Điều 54. Thứ tự phân chia tài sản

1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:

Xem thêm: Hỏi về thanh toán nợ khi công ty phá sản

a) Chi phí phá sản;

b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

2. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:

a) Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;

b) Chủ doanh nghiệp tư nhân;

c) Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

Xem thêm: Phân biệt giải thể doanh nghiệp và phá sản doanh nghiệp

d) Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;

đ) Thành viên của Công ty hợp danh.

3. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.”

Như vậy, khi doanh nghiệp bị Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp sau khi được thanh toán chi phí phá sản sẽ được ưu tiên thanh toán các quyền lợi cho người lao động; sau đó ưu tiên cho các khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động doanh; nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước và sau đó thanh toán nợ cho các chủ nợ. 

6. Luật sư tư vấn thứ tự phân chia tài sản khi công ty phá sản

Tóm tắt câu hỏi:

Tính đến thời điểm TAND tỉnh K ra quyết định tuyên bố phá sản và thi hành quyết định phá sản đối với Công ty, thì tài sản của Công ty TNHH Bông Lục Bình hiện chỉ còn khoảng 20 tỷ đồng. Công ty còn các khoản nợ như sau: Nợ ngân hàng T: 3,5 tỷ trong đó có 3 tỷ có bảo đảm. Nợ ngân hàng V: 2,5 tỷ trong đó có 1,8 tỷ có bảo đảm. Nợ lương công nhân: 2,3 tỷ. Nợ chủ nợ D: 1 tỷ. Nợ E: 3 tỷ trong đó có 2,5 tỷ là có bảo đảm. Nợ P: 3,3 tỷ. Nợ công ty quảng cáo 0,8 tỷ. Nợ dịch vụ logistic 0,5 tỷ. Nợ thuế 0,5 tỷ. Nợ chủ nợ G: 2,5 tỷ có bảo đảm 1,2 tỷ. Chi phí phá sản (dự tính) là 0,1 tỷ. Hãy giải quyết phá sản và phân chia tài sản của Công ty TNHH Bông Lục Bình. 

Luật sư tư vấn:

Đối với các khoản nợ tại ngân hàng có bảo đảm thì ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.

Xem thêm: Những trường hợp Tòa án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản

Đối với các khoản nợ khác, thứ tự phân chia tài sản khi công ty phá sản theo quy định tại Điều 54 Luật phá sản năm 2014 như sau:

“Điều 54. Thứ tự phân chia tài sản

1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:

a) Chi phí phá sản;

b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

2. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:

Xem thêm: Công ty phá sản có phải bồi thường cho người lao động không?

a) Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;

b) Chủ doanh nghiệp tư nhân;

c) Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

d) Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;

đ) Thành viên của Công ty hợp danh.

3. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.”

Nếu đã thanh toán xong các khoản về chi phí phá sản; khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết; khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã; nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước mà vẫn còn tài sản để chia thì sẽ tiếp tục trả cho các khoản nợ còn lại cho tới hết nhưng số tiền còn lại mà không đủ để trả lại hết các khoản nợ thì phải chia đều cho các khoản nợ còn lại theo tỷ lệ của khoản nợ. Còn nếu khi thanh toán xong các khoản trên mà không còn tài sản để thanh toán nợ không bảo đảm hoặc nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ thì sẽ không được thanh toán nữa.

7. Hỏi về thứ tự phân chia tài sản khi công ty phá sản

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào luật sư. Cho em hỏi, công ty em TNHH 1 thành viên, trước đây thành lập đăng ký vốn điều lệ là 150 triệu, sau một thời gian hoạt động em có sang tên chủ sở hữu và đại diện pháp luật cho một người Trung Quốc và người đó hiện tại đã về nước, tất cả giấy tờ bên này đều ủy quyền cho em ký hết. Hiện nay công ty này đang nợ tiền thuế ở hải quan là 2 tỷ do hải quan truy thu thuế thêm chứ bên em không hề trốn thuế vậy nên từ ngày có quyết định bù thuế đến giờ đã 4 tháng nhưng bên em vẫn không có khả năng nộp khoản thuế đó và nợ nhà cung cấp bên nước ngoài là hơn 2 tỷ nữa, còn các khoản nợ tại Việt Nam thì không có gì ngoài khoản thuế của nhà nước. Tài sản công ty em không có gì cả ngoài mấy bộ máy tính vậy bây giờ em muốn phá sản thì hai khoản nợ trên em có phải hoàn thành không? Hiện tại người chủ sở hữu và đại diện pháp luật đó đã về Trung Quốc 4 tháng nay rồi, mong nhận được câu trả lời sớm nhất của luật sư. Em xin trân thành cảm ơn.

Xem thêm: Trình tự và thủ tục yêu cầu mở thủ tục phá sản

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 4 Luật phá sản 2014 quy định như sau:

“Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

2. Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

…”

Theo như bạn trình bày, công ty bạn đang nợ tiền thuế ở hải quan là 2 tỷ nay đã quá hạn 4 tháng nhưng bên bạn vẫn không có khả năng nộp khoản thuế này và nợ nhà cung cấp bên nước ngoài là hơn 2 tỷ nữa. Hiện nay, công ty bạn đang mất khả năng thanh toán do đó bạn có thể thực hiện thủ tục phá sản công ty.

Xem thêm: Bài tập tình huống về mở thủ tục phá sản

Căn cứ Điều 54 Luật phá sản năm 2014 quy định thứ tự phân chia tài sản như sau:

“Điều 54. Thứ tự phân chia tài sản

1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:

a) Chi phí phá sản;

b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

Khi công ty giải thể hoặc phá sản thành viên hợp danh được chia giá trị tài sản còn lại

Luật sư tư vấn hỏi về thứ tự phân chia tài sản khi công ty phá sản:1900.6568

Xem thêm: Thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã

d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

2. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:

a) Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;

b) Chủ doanh nghiệp tư nhân;

c) Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

d) Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;

đ) Thành viên của Công ty hợp danh.

3. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.”

Theo quy định trên, khi công ty phá sản, công ty phải thanh toán các nghĩa vụ trên. Theo như bạn trình bày, công ty bạn là công ty TNHH 1 thành viên do đó chủ sở hữu công ty chỉ có phải chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp của mình do đó nếu tài sản của công ty không đủ để thanh toán các nghĩa vụ trên thì khoản nợ này sẽ bị khoanh vùng lại, xem như là nợ xấu, không thể thu hồi.