Khám nội tiết nữ là khám những gì năm 2024

Khám nội tiết là một trong những thủ tục thường thấy mỗi khi đi khám tổng quát. Vậy khám nội tiết là khám những gì? Cùng Ths-Bs Lê Thị Tâm-chuyên gia Nội tiết Đái tháo đường giải đáp các câu hỏi qua bài viết dưới đây.

Khám nội tiết nữ là khám những gì năm 2024
Ths-Bs Lê Thị Tâm-chuyên gia Nội tiết Đái tháo đường EcoHealth

Thông thường, quá trình khám nội tiết sẽ bao gồm 2 bước: khám lâm sàng và xét nghiệm nội tiết.

Khám lâm sàng là bước thăm khám đầu tiên giúp bác sĩ nắm bắt được những thông tin cơ bản của bệnh nhân. Ở bước này, bác sĩ sẽ hỏi trực tiếp bệnh nhân để khai thác các vấn đề về bệnh sử bệnh nhân và gia đình; tiến hành kiểm tra chiều cao, cân nặng, vùng âm đạo, chu kỳ kinh nguyệt, số lần mang thai… của người bệnh.

2. Xét nghiệm nội tiết

Các xét nghiệm nội tiết nhằm đánh giá chính xác vấn đề bệnh lý của người khám. Căn cứ vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán và phác đồ chữa bệnh.

2.1.Xét nghiệm LH

Hormon LH có vai trò quan trọng:

  • Kích thích nang buồng trứng phát triển
  • Tăng cường bài tiết estrogen
  • Điều khiển quá trình rụng trứng

Tiến hành xét nghiệm LH khi khám rối loạn nội tiết tố nữ giúp đánh giá khả năng sinh sản ở phụ nữ, khi nồng độ LH quá cao thì sẽ làm cho quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng, tăng khả năng mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

  • Nếu nồng độ LH tăng cao: dấu hiệu cảnh báo vô sinh, nguy cơ mắc buồng trứng đa nang, hoặc cũng là dấu hiệu nghi ngờ mắc các bệnh lý di truyền như hội chứng Klinefelter ở nam giới và hội chứng Turner ở nữ giới.
  • Ngược lại, nếu nồng độ LH giảm thấp: khó rụng trứng, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, vô kinh, thậm chí vô sinh.

2.2. Xét nghiệm FSH

Kết quả xét nghiệm FSH cho phép chẩn đoán tình trạng suy giảm chức năng tuyến sinh dục, rối loạn kinh nguyệt, dậy thì sớm, mãn kinh hay tình trạng vô sinh ở nữ giới và chức năng của trục dưới đồi, tuyến sinh dục ở cả nam và nữ.

Khám nội tiết nữ là khám những gì năm 2024

  • Hormone FSH tăng cao: buồng trứng bị tăng kích thước một cách bất thường khiến vùng chậu bị đau nhức khó chịu, tích tụ chất lỏng trong khoang bụng,..
  • Hormone FSH giảm thấp: ảnh hưởng đến khả năng sản xuất trứng và tinh trùng,…

2.3. Xét nghiệm Prolactin

Hormon Prolactin có vai trò quan trọng đặc biệt trong sự phát triển của tuyến vú và tiết ra sữa sau khi sinh ở mẹ bầu. Xét nghiệm prolactin giúp bác sĩ chẩn đoán:

  • khả năng trưởng thành, phát triển của trứng
  • Kích hoạt trứng rụng

Nếu có nồng độ Prolactin cao thì sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và dễ gây ra bị vô sinh.

2.4. Xét nghiệm AMH

Xét nghiệm AMH đóng vai trò quan trọng trong việc xác định khả năng sinh sản của buồng trứng, đặc biệt ở bệnh nhân bị suy buồng trứng sớm. Căn cứ vào chỉ số AMH, bác sĩ sẽ ước đoán khả năng sinh con. Bên cạnh đó, có những biện pháp tăng khả năng mang thai.

  • Nếu chỉ số AMH thấp: buồng trứng suy giảm, tùy theo mật độ ảnh hưởng đến khả năng mang thai.
  • Nếu chỉ số AMH quá cao: bệnh nhân có khả năng cao bị buồng trứng đa nang, có thể khó mang thai.

2.5. Xét nghiệm testosterone

Testosterone là hormone giới tính nam lưu thông trong máu. Hormone này sẽ kích thích sự phát triển những đặc điểm liên quan đến giới tính nam.

Khám nội tiết nữ là khám những gì năm 2024

Nồng độ testosterone được dùng để đánh giá khi các đặc điểm giới tính không rõ ràng, dậy thì sớm, hội chứng nam hóa ở nữ, và vô sinh ở nam giới.

Ở nữ giới, nếu nồng độ testosterone quá cao thì rất có khả năng người phụ nữ đã bị buồng trứng đa nang hoặc một số dạng u hiếm gặp khác. Đây là xét nghiệm cần thiết phải thực hiện khi khám rối loạn nội tiết tố nữ.

2.6. Xét nghiệm progesterone

Progesterone là hormone được tiết ra ở nửa sau chu kỳ kinh nguyệt ở một người phụ nữ và đồng thời là một trong những hormone điều hòa, kích thích một hoặc nhiều chức năng của cơ thể.

Thiếu progesterone là nguyên nhân gây:

  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai kỳ
  • Hạn chế sự phát triển của tuyến vú.

2.7. Xét nghiệm E2 (Estradiol)

Estradiol (E2) là một hormone sinh dục nữ có liên quan trực tiếp đến sinh sản và chu kì kinh nguyệt ở nữ giới.

Nếu nồng độ estradiol quá cao thì người phụ nữ có thể bị thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, nhức đầu, rối loạn cảm xúc, rụng tóc và có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

3. Địa chỉ khám nội tiết uy tín tại Hà Nội – Đến ngay EcoHealth

Ngại bệnh viện đông đúc, chật chột, ngại thời gian đợi xét nghiệm, ngại di chuyển quá nhiều trong viện? Lựa chọn tối ưu cho bạn: đến ngay Phòng khám đa khoa EcoHealth.

Chúng tôi có đội ngũ bác sĩ chuyên gia Nội tiết-Đái tháo đường dày dặn kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, không gian thoáng đãng, mát mẻ, hứa hẹn là địa chỉ thăm khám uy tín, đảm bảo trải nghiệm hoàn hảo nhất cho Quý Khách.

Khám nội tiết tố nữ gồm những gì?

Xét nghiệm nội tiết nữ bao gồm những gì? Xét nghiệm nội tiết tố nữ bao gồm có 7 xét nghiệm nhỏ là xét nghiệm chỉ số Testosterone, Estrogen, Progesterone, FSH, AMH, LH và Prolactin.

Khi nào thì nên đi khám nội tiết?

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định khám nội tiết tố nữ khi người bệnh có dấu hiệu thiếu hụt hay suy giảm nội tiết tố nữ với một số biểu hiện cụ thể như: Rối loạn cảm xúc, căng thẳng, lo âu, stress...

Khám nội tổng quát bao gồm những gì?

Nhìn chung, khoa Nội tổng quát có các chức năng sau: - Khám và điều trị các bệnh lý nội khoa: Nội tim mạch, Nội phổi - hô hấp, Nội tiêu hóa gan mật, Nội tiết, Nội thần kinh, Nội cơ – xương – khớp, bệnh da liễu, bệnh nhiễm trùng… - Thực hiện khám và tư vấn sức khỏe tổng quát. - Thực hiện tầm soát ung thư.

Làm sao biết thiếu nội tiết khi mang thai?

Dấu hiệu nhận biết thiếu nội tiết tố khi mang thai Khi thiếu hụt estrogen: Da bị khô, sạm màu, mất đi sự đàn hồi, xuất hiện tàn nhang, đồi mồi, nổi mụn trứng cá; tóc khô xơ, dễ gãy rụng; âm đạo bị khô, giảm ham muốn tình dục.