Huỳnh lỗi vai lữ bố và điêu thuyền năm 2024

Tôi chuyển sang sân khấu kịch khá sớm nên không có nhiều may mắn được thân cận má Bảy như nhiều anh chị em nghệ sĩ sân khấu cải lương khác nhưng trong cuộc đời tôi, có những mối lương duyên với má Bảy mà tôi không thể nào quên được. Đó là giai đoạn đầu khi tôi chập chững bước vào sân khấu cải lương.

Tôi đầu quân về đoàn Vân Hảo của má Bảy thay vì làm việc trong đoàn hát của gia đình. Còn trẻ người, non nghề nên những vai diễn của tôi cũng chỉ là vai phụ quanh má Bảy.

Má chỉ vẽ cho tôi rất nhiều trong diễn xuất và vai diễn đầu tiên tôi nhận được lời khen của má là vai Kim Anh trong vở Đời cô Lựu. Dù vai diễn chưa có gì to tát nhưng đó chính là động lực để tôi luôn cố gắng không mệt mỏi.

Tôi còn nhớ tôi và má Bảy là những nghệ sĩ đầu tiên vào vai Lữ Bố-Điêu Thuyền trong vở Phụng nghi đình (thường được gọi Lã Bố hí Điêu Thuyền) của đoàn Vân Hảo. Lữ Bố cũng là vai diễn tạo nên những dấu ấn rất riêng của nghệ sĩ Phùng Há thời bấy giờ. Và đây cũng là vai diễn định mệnh thắt chặt mối quan hệ của tôi với má Bảy.

Huỳnh lỗi vai lữ bố và điêu thuyền năm 2024
NSƯT Nam Hùng và NSND Huỳnh Nga (phải) thọ tang NSND Phùng Há. Ảnh: T.Trang

Duyên Phụng Nghi Đình trên đất Pháp

Khi chuyển sang sân khấu kịch, tôi và má Bảy không gặp nhau một thời gian dài. Nhưng, thật tình cờ, chúng tôi gặp nhau bên Pháp. Lúc đó, tôi cần tiền để đi học, má Bảy cần tiền để nuôi hai cháu ngoại. Thế là chúng tôi tái hợp, đi diễn khắp nơi để có thể kiếm tiền mưu sinh. Thật ra, lúc đó ở VN, cái tên Phùng Há đã là một ngôi sao trên sân khấu cải lương, còn tôi cũng được đông đảo khán giả biết đến. Cuộc đời nghệ sĩ phải bắt đầu lại từ con số 0 đôi khi khiến cho người trong cuộc nản lòng. Nhưng, biết làm sao hơn khi ở đất khách quê người, chúng tôi chẳng là gì cả.

Nghệ sĩ Kim Xuân cùng chồng đến viếng NSND Phùng Há. Ảnh: Q.Thắng

Bị cuốn vào vòng xoáy cơm áo, tôi và má Bảy hợp thành đôi “song kiếm hợp bích” Lữ Bố - Điêu Thuyền, mang Phụng nghi đình đến mọi nơi với mong mỏi duy nhất là kiếm được nhiều tiền. May mắn, chúng tôi được khán giả ở nước ngoài đón nhận nồng nhiệt. Dù điều đó chẳng thể được xem là một dấu ấn trong nghiệp diễn của chúng tôi nhưng thành quả lớn nhất mà chúng tôi có được là sự chia sẻ, yêu thương, gần gũi và thấu hiểu lòng nhau khi chúng tôi cùng trải qua thời gian truân chuyên, khó nhọc.

Thành công ở Trung Quốc

Cái duyên của chúng tôi với vở Phụng Nghi đình còn chưa kết thúc ở đó. Tôi còn nhớ vào năm 1976, nhân kỳ Đại hội âm nhạc Thế giới do UNESCO tổ chức tại Trung Quốc, tôi và má Bảy đại diện VN đi tranh tài với hành trang lại là vở Phụng Nghi đình. Thật sự lúc đó, chúng tôi cũng thấy “khớp” lắm vì chủ nhà Trung Quốc cũng ra mắt bằng bộ phim Phụng Nghi đình.

Thời đó, công nghệ băng đĩa chưa phát triển như bây giờ. Kinh phí đi công tác tận nước ngoài cũng còn khó khăn lắm nên dù hát trích đoạn Phụng Nghi đình khá hoành tráng nhưng đoàn VN chỉ có tôi, má Bảy và giáo sư Trần Văn Khê (lúc đó là trưởng đoàn) đến Trung Quốc.

Ca sĩ Họa Mi xúc động trước linh cữu "má Bảy". Ảnh: Q.Thắng Soạn giả Viễn Châu đến viếng người bạn tri âm. Ảnh: Q.Thắng Nghệ sĩ Trinh Trinh và mẹ đến viếng NSND Phùng Há. Ảnh: Q.Thắng Cán bộ lão thành đến chia buồn với người thân gia đình NSND Phùng Há. Ảnh: Q.Thắng

Huỳnh lỗi vai lữ bố và điêu thuyền năm 2024
NSƯT Nam Hùng nguyện đeo tang cho má Bảy Phùng Há. Ảnh: Q.Thắng

Huỳnh lỗi vai lữ bố và điêu thuyền năm 2024
NSƯT Diệp Lang dù đang bệnh nhưng vẫn đến viếng NSND Phùng Há. Ảnh: Q.Thắng

Cái khó bó cái khôn, lẽ thường nhạc phải đi theo giọng hát, diễn của chúng tôi. Nhưng vì không có nhạc công đi theo, nên anh Khê mới thu nhạc vào đĩa sẵn. Và chúng tôi phải hát, diễn theo nhạc. Chính vì vậy, khi tôi quá phiêu, diễn lố phần nhạc làm má Bảy lúng túng. Gặp chuyện mới thấy tài năng của má Bảy thật sự xuất chúng.

Khi thấy lố nhạc, thay vì phải đi từng bước thật chậm như trước nay vẫn diễn thì má Bảy phải nhảy trên sân khấu để bù vào phần nhạc mà tôi làm lố. Không ngờ, sự sáng tạo đó của má không chỉ cải thiện tình hình nguy kịch (nhạc và diễn không ăn khớp) mà còn nhận được khá nhiều lời khen của người xem.

Đêm nhận giải thưởng Đoàn Nghệ sĩ trình diễn xuất sắc nhất, chúng tôi vui mừng đến ngất lịm trong sự chúc tụng của nghệ sĩ và khách mời của mấy mươi nước tham dự đại hội. Đó là kỷ niệm mà tôi không thể nào quên khi nhắc về má Bảy.

Huỳnh lỗi vai lữ bố và điêu thuyền năm 2024
NSƯT Kim Cương cúi lạy trước linh cữu má Bảy

Không ai vượt qua được

Ở lĩnh vực sân khấu, sự chỉ dạy không nằm ở chỗ cầm tay chỉ việc mà là sự chi phối của một tiền bối nào đó với bản thân mình. Với tôi, người đặt sự ảnh hưởng nhiều nhất lên lối diễn xuất của mình là má Bảy.

Hồi đó, tôi mê mẩn má Bảy trong các vai diễn Lữ Bố, Mạnh Lệ Quân lắm. Không hiểu sao má diễn duyên dáng và sang trọng đến vậy. Thời đó, nói về nhan sắc, má Bảy cũng không phải là người duyên dáng số 1. Nhưng, điều tôi có thể khẳng định là cái duyên sân khấu của má Bảy là không ai vượt qua được.

Huỳnh lỗi vai lữ bố và điêu thuyền năm 2024
Nghệ sĩ cải lương Tú Sương đang viết cảm nhận vào sổ tang

Mẹ tôi (NSND Bảy Nam) lúc nào cũng thắc mắc: “Không hiểu sao bà Bảy (NSND Phùng Há) có thể diễn được duyên dáng đến vậy. Vốn dĩ, chân bà Bảy có tật bẩm sinh nên bà luôn đi khập khiễng. Ấy vậy mà khi ra sân khấu, chính cái nhược điểm đó trở thành ưu điểm của bà. Dáng đi đó trở thành dáng đi đặc trưng của bà trên sân khấu. Nhiều khán giả mê mẩn đến mức phải học cách để có thể đi được như bà Bảy Phùng Há”. Cái duyên của nghệ sĩ là ở chỗ đó. Có lẽ, khó ai có thể làm được như má Bảy.

Huỳnh lỗi vai lữ bố và điêu thuyền năm 2024
Bạn cài Flash Player để xem được Clip này.

Tôi ảnh hưởng ở má Bảy không phải là các nét trong những vai diễn mà là cách để giới thiệu bản thân với khán giả. Má luôn có một cách xuất hiện rất đặc biệt, đủ sức thu hút khán giả từ những phút đầu tiên. Và đó là điều mà tôi luôn luôn nhìn bà để học hỏi.

Có lẽ đến nhiều thế hệ sau nữa, khó có ai có thể thay thế má Bảy khi vào vai diễn Mạnh Lệ Quân hay Lữ Bố. Trông má oai như một võ tướng thực thụ.

Chỉ có 3 người được để tang má Bảy

Dù không có con nhưng có đến 3 người mặc áo tang, túc trực bên linh cữu NSND Phùng Há lạy đáp lễ khách viếng. Đó là NSƯT Nam Hùng, NSND Huỳnh Nga và nghệ sĩ Diệp Nam Thắng (thường được gọi là bầu Xuân). Đây là 3 người được bà cho phép để tang theo di chúc của bà.

NSND Huỳnh Nga nói: “Trong ngày phát tang, khi thấy mấy cháu đưa tôi áo tang, tôi thật sự bối rối. Trọn lòng tôi hướng về má là điều có thật nhưng tôi hơi lo lắng, liệu tôi có thể xuất hiện ở vị trí là người được mặc áo tang trong lễ tang của má Bảy. Nhưng, các cháu tôi nói rằng: “Đó là ý nguyện của má Bảy ghi trong di chúc”.

NSND Huỳnh Nga cho biết thật ra, người được má Bảy nuôi nấng từ nhỏ là NSƯT Nam Hùng. Còn ông chỉ được NSND Phùng Há nhận làm con nuôi cách đây khoảng 20 năm. Ông nhớ lại: “Lúc đó tôi nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Sau khi đến thăm tôi, má Bảy về chùa Nghệ Sĩ khấn rằng: Xin ơn trên phù hộ cho con của con là Huỳnh Văn Thạch (NSND Huỳnh Nga) là dưỡng tử của con được tai qua nạn khỏi...

Rồi khi tôi khỏi bệnh, má làm cơm, kêu tôi cùng ông Tri Lăng (lúc đó làm giám đốc Nhà hát Trần Hữu Trang) tới nói rằng: Bữa nay, tôi làm mâm cơm nhờ anh Tri Lăng đến làm chứng việc tôi nhận thằng Thạch làm con nuôi của mình. Chúng tôi trở thành mẹ con chính thức từ lúc đó”.

Dù không phải là con nuôi đầu tiên của NSND Phùng Há nhưng trong di chúc, bà muốn NSƯT Nam Hùng đứng vai trò trưởng nam, lo liệu tang lễ cho bà. Ông kể lại: “Năm 12 tuổi, tôi được má dắt về nuôi, lo cho ăn học rồi cả cưới vợ nữa. Tiếng là con nuôi nhưng chúng tôi là mẹ con ruột thịt của nhau.

Tôi nhớ khi cái tên Nam Hùng nổi tiếng với vai diễn trong vở Nước mắt kẻ sang Tần. Đâu đâu người ta cũng khen ngợi tôi nhưng khi mời má đến xem, mấy ngày sau, má kêu tôi lại và bảo: “Má mất ngủ 3 ngày nay từ khi xem con diễn. Con diễn dở quá”. Thoạt nghe, tôi thấy sững sờ rồi cả chơi vơi nữa. Nhưng, nghĩ lại tôi hiểu, má đang lo cho tôi đấy. Thương cho bước tiến của thằng con sẽ bị mai một vì sự khen ngợi ở đời mà không chịu gắng sức. Má là má đẻ của tôi”.

Ai đã giết Lữ Bố?

Thế nhưng Lưu Bị lại nhắc tới hai kẻ chết thảm dưới tay Lữ Bố là Đinh Nguyên và Đổng Trác để cảnh tỉnh Tào Tháo về sự vong ân bội nghĩa của Lã Bố. Kết quả là Lữ Bố bị Tào Tháo sai người giết chết, vong mạng khi mới 40 tuổi.

Ai là người giết Điêu Thuyền?

Trong "Tam Quốc diễn nghĩa" của tác giả La Quán Trung, những ngày cuối đời của mỹ nhân Điêu Thuyền là một bí ẩn lớn sau khi Lã Bố bị Tào Tháo giết chết. Sau sự việc trên, Điêu Thuyền theo người nhà Lã Bố tới Hứa Xương và bặt vô âm tín.

Tại sao Lữ Bố lại giết Đổng Trác?

Việc Lã Bố giết Đổng Trác theo nhiều nhà nghiên cứu nhận định là xuất phát từ lòng oán hận và lọ sợ trước Đổng Trác cùng với đó là sự xúi giục của Vương Doãn. Hơn nữa lúc đó, dù mang danh con nuôi Đổng Trác, nhưng Lã Bố chẳng qua cũng chỉ là một tên vệ sĩ không hơn không kém.

Triệu Vân và Lữ Bố ai giỏi hơn?

Câu nói này nhằm tôn vinh 6 võ tướng mạnh nhất Tam Quốc, lần lượt là Lã Bố, Triệu Vân, Điển Vi, Quan Vũ, Mã Siêu và Trương Phi. Dựa theo xếp loại này, Lã Bố được coi là có võ nghệ vô địch trong thiên hạ. Người đứng ở vị trí thứ hai là Triệu Vân.