Huyết áp người bt là bao nhiêu năm 2024

Tuân thủ điều trị hen phế quản là yếu tố quan trọng trong nâng cao hiệu quả điều trị, kiểm soát triệu chứng, giảm tần suất cơn hen cấp tính và nguy cơ biến chứng và cải thiện chất lượng sống của những người bị hen. Tuân thủ điều trị rất quan trọng trong điều trị hen phế quản Tổng quan về bệnh hen phế quản Hen là một bệnh lý mạn tính liên quan đến hệ hô hấp, thường đặc trưng bởi tình trạng viêm đường thở. Hen được xác định bằng bệnh sử có các triệu chứng hô hấp như khò khè, thở rít, khó thở, có cảm giác đau, tức ngực hoặc nặng ngực, nặng ngực và ho nhiều. Tùy cơ địa mỗi người mà triệu chứng hen khác nhau, người bệnh sẽ thường có nhiều hơn một triệu chứng, tuy nhiên cũng có những trường hợp người lớn chỉ có triệu chứng ho. Tình trạng triệu chứng cơn hen có xu hướng: Thay đổi theo thời gian tần suất và mức độ nặng nhẹ của cơn hen. Triệu chứng nặng hơn vào ban đêm, về sáng hoặc khi vận động nhiều. Có thể khởi phát bởi một số yếu tố nguy cơ, tùy theo từng cơ địa dị ứng của bệnh nhân, ví dụ như: Khói thuốc lá, khói nhà máy, bụi đường. Phấn hoa, nấm mốc và chất ô nhiễm không khí. Lông vật nuôi như chó, mèo, hoặc con mạt nhà trên giường gối, gián hay chất tiết của gián. Tiếp xúc với hóa chất công nghiệp, thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu. Thay đổi thời tiết, nhiễm trùng hô hấp hay hoạt động gắng sức, xúc động mạnh. Một số mùi hắc, thức ăn như hải sản, thuốc giảm đau, kháng viêm. Một số yếu tố nguy cơ kích phát bệnh hen Tầm quan trọng và tình trạng tuân thủ điều trị hen Tuân thủ điều trị trong hen là làm đúng theo hướng dẫn của bác sỹ cả về các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc. Đối với điều trị có dùng thuốc, người bệnh cần sử dụng đúng thuốc, đúng liều và đúng cách. Đối với điều trị không dùng thuốc, người bệnh cần thực hiện những điều nên và không nên làm được khuyến cáo trong cuộc sống hàng ngày. Lợi ích trong việc tuân thủ điều trị hen phế quản Kiểm soát triệu chứng: Tuân thủ các phương pháp điều trị như sử dụng thuốc hen, hít thuốc và áp dụng kỹ thuật hô hấp phù hợp giúp kiểm soát triệu chứng hen phế quản. Giảm nguy cơ tái phát cơn hen: Điều trị đều đặn và đúng hướng dẫn từ bác sĩ giúp giảm nguy cơ tái phát cơn hen phế quản. Cải thiện chất lượng cuộc sống: Việc điều trị hen phế quản đúng cách giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bằng cách kiểm soát triệu chứng hen, người bệnh có thể tham gia vào các hoạt động hàng ngày mà không gặp khó khăn và hạn chế do hen phế quản gây ra. Ngăn ngừa biến chứng hen: Tuân thủ điều trị hen phế quản giúp ngăn ngừa các biến chứng và cải thiện sức khỏe tổng quát. Hen phế quản không được kiểm soát có thể tái phát, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe. Quản lý bệnh và tái khám: Bác sĩ quản lý tốt hơn tình trạng sức khỏe, theo dõi sự tiến triển của bệnh và điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp nếu cần. Việc tuân thủ điều trị hen phế quản là rất quan trọng để kiểm soát triệu chứng, giảm nguy cơ tái phát và cải thiện chất lượng cuộc sống. Tình hình tuân thủ điều trị hen ở Việt Nam Một vấn đề lớn trong quản lý hen phế quản ở Việt Nam và thế giới là người bệnh có xu hướng bỏ thuốc điều trị duy trì sau một thời gian sử dụng. Tuân thủ điều trị kém được định nghĩa là sự thất bại trong việc thực hiện điều trị đã được đồng thuận giữa bác sĩ và bệnh nhân trước đó. Ước tính có khoảng 50% người lớn và trẻ em mắc hen không thực hiện điều trị theo đúng chỉ định ít nhất một lần. Có 2 nhóm chính trong điều trị hen phế quản: Thuốc cắt cơn hen: Có tác dụng nhanh, giúp người bệnh giảm triệu chứng và giảm co thắt đường thở nhanh chóng. Thuốc kiểm soát hen: Cần được sử dụng duy trì thường xuyên nhằm kiểm soát bệnh, giảm những triệu chứng khó chịu và đề phòng cơn hen cấp tính. Sau một khoảng thời gian, người bệnh sẽ có xu hướng chỉ sử dụng thuốc cắt cơn và bỏ quên thuốc duy trì kiểm soát bệnh. Điều này hết sức nguy hiểm vì lúc này tình trạng viêm của bệnh hen phế quản không được điều trị, bệnh không được kiểm soát và người bệnh hoàn toàn có thể lên cơn hen cấp bất kỳ lúc nào. Cách cải thiện tình trạng tuân thủ điều trị hen phế quản Tìm hiểu về hen phế quản, triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị và tác động của bệnh đối với sức khỏe sẽ giúp người bệnh nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị. Tuân thủ điều trị là yếu tố then chốt để đạt được hiệu quả trong điều trị và kiểm soát bệnh. Vì vậy, để cải thiện tuân thủ điều trị, người bệnh nên thực hiện theo các bước sau: Lên kế hoạch chi tiết: Trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ về: phác đồ điều trị, loại thuốc, liều lượng và cách sử dụng. Đảm bảo hiểu rõ và đầy đủ các điểm trên, có thể yêu cầu tờ hướng dẫn sử dụng từ bác sĩ hay dược sĩ nhà thuốc. Điều cần thực hiện: Phân biệt các loại thuốc điều trị hen, đâu là thuốc cắt cơn, thuốc duy trì để dùng cho đúng loại và đúng thời điểm. Luôn luôn mang theo thuốc cắt cơn bên mình để sử dụng nếu có triệu chứng trở nặng hoặc trường hợp khẩn cấp. Ghi chú liều lượng, thời gian sử dụng lên hộp thuốc để tránh nhầm lẫn. Đảm bảo thực hiện đúng cách các loại dụng cụ bình xịt định liều, bình hút bột khô. Kiểm tra: Sử dụng thuốc cắt cơn và thuốc duy trì đúng hay chưa, có sự nhầm lẫn giữa các thuốc không? Liều lượng dùng đúng chỉ định chưa? Kỹ thuật sử dụng đúng chưa để điều chỉnh. Điều chỉnh: Nếu có sai sót, cần điều chỉnh việc sử dụng càng sớm càng tốt. Tham vấn ý kiến của bác sĩ để được tư vấn chính xác. Với sự phát triển của y học hiện nay, nếu được chẩn đoán đúng, sử dụng thuốc đúng và kết hợp với một số biện pháp chăm sóc sức khỏe không dùng thuốc, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh, không còn triệu chứng khó thở, khò khè và tận hưởng cuộc sống như người bình thường. Đạt hiệu quả điều trị tối ưu, tuân thủ điều trị vì nó đóng một vai trò hết sức quan trọng, và cần được lưu tâm bởi các bác sĩ, dược sĩ và bệnh nhân. Lưu ý, tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ để được theo dõi, kiểm tra sức khỏe thường xuyên, đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh. Code: NP-VN-CAU-OGM-230001, ADD 06/23. Tài liệu dành cho công chúng. Vui lòng tham vấn bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và chẩn đoán phù hợp. Nội dung được thực hiện với sự phối hợp của Công ty TNHH Dược Phẩm GSK Việt Nam, Pharmacity và Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Nguồn: Tran Thuy Hanh, Nguyen Van Doan. Epidemiology of adult asthma in Vietnam: results from cross sectional study nationwide. 23rd Annual Scientific Meeting of the Australian Society of Clinical Immunology and Allergy (ASCIA) 2012. GINA 2023 – Non-pharmacological interventions Bạn có thể xem thêm: Viêm phế quản là gì và những điều cần biết Nguyên nhân và cách xử lý trào ngược dạ dày ở trẻ em Bệnh lý hô hấp thường gặp ở trẻ em và cách phòng bệnh

Huyết áp người bt là bao nhiêu năm 2024

Bệnh viêm mũi dị ứng là gì? Dấu hiệu nhận biết

Trong giai đoạn thời tiết giao mùa như hiện nay, viêm mũi dị ứng trở thành bệnh phổ biến hơn bao giờ hết. Bệnh viêm mũi dị ứng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, tuy nhiên hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi cùng nhiều triệu chứng đi kèm khác có thể gây khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống của bạn. Viêm mũi dị ứng gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày Tìm hiểu bệnh viêm mũi dị ứng Tìm hiểu bệnh viêm mũi dị ứng Viêm mũi dị ứng là tình trạng mũi bị kích thích, bị viêm do các tác nhân từ môi trường như khói, bụi, lông, phấn hoa, mùi lạ, thời tiết,... Đây là bệnh lành tính và thường gặp, tuy nhiên bệnh gây nhiều khó chịu trong cuộc sống hàng ngày. Nguyên nhân gây bệnh Khi niêm mạc mũi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ giải phóng một chất hoá học tự nhiên có tên là histamin. Histamin và một số hóa chất trung gian khác của phản ứng quá mẫn chính là nguyên nhân gây ra viêm mũi dị ứng. Các nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng thường gặp: Cơ địa nhạy cảm: Thường do di truyền Tiếp xúc với dị nguyên: Dị nguyên gây viêm mũi dị ứng không chỉ tiếp xúc qua đường hô hấp mà do các dị ứng qua đường ăn uống. Qua đường hô hấp: Bụi, khói, lông động vật, phấn hoa, mùi lạ... Dị ứng qua đường ăn uống: Các thực phẩm như hải sản, trứng, sữa,… Dị ứng với các thành phần của thuốc: Kháng sinh, aspirin, penicillin, vaccine. Do mất cân bằng dị ứng: Mất cân bằng dị ứng làm cơ thể dễ mắc viêm mũi dị ứng khi gặp điều kiện thuận lợi như thay đổi thời tiết, môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với quá nhiều dị nguyên, căng thẳng, rối loạn nội tiết,... Đối tượng dễ mắc viêm mũi dị ứng Bất kì ai cũng có thể mắc viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, nếu bạn bị hen suyễn, chàm da hoặc có người thân có tiền sử bị viêm mũi dị ứng thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn. Ngoài ra, bạn cần lưu ý một số tác nhân có thể làm xuất hiện hoặc nặng thêm chứng viêm mũi dị ứng: khói thuốc, hoá chất, thời tiết lạnh, gió, ô nhiễm không khí, nước hoa, phấn hoa,... Triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng Người mắc viêm mũi dị ứng hầu hết đều có các biểu hiện như hắt hơi liên tục; ngứa mũi, mắt, họng; sổ mũi; nghẹt mũi; viêm hoặc ngứa cổ họng; chảy nước mắt; hay đau đầu; cơ thể mệt mỏi; có thể kèm theo các triệu chứng ở da như ngứa, phát ban. Các triệu chứng có thể diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn hoặc vài ngày - vài tuần tuỳ theo loại viêm mũi dị ứng mà bạn mắc. Viêm mũi dị ứng gián đoạn: Triệu chứng diễn ra trong 4 ngày/tuần hoặc dưới 4 tuần/năm. Viêm mũi dị ứng dai dẳng: Triệu chứng diễn ra nhiều hơn 4 ngày/tuần và nhiều hơn 4 tuần/năm. Phân biệt viêm mũi dị ứng với viêm mũi Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa bệnh viêm mũi dị ứng với viêm mũi thông thường dẫn đến chủ quan trong việc thăm khám và điều trị, khiến bệnh tình nặng thêm. Người bệnh có thể phân biệt giữa viêm mũi dị ứng với viêm mũi thông thường qua các đặc điểm sau: Viêm mũi dị ứng Do các tác nhân dị ứng gây ra (phấn hoa, khói, bụi, lông, hóa chất...) Triệu chứng: Thường gặp nhất hắt xì, ngứa mũi; có thể sổ mũi, nghẹt mũi... Viêm mũi thông thường Do vi rút, vi khuẩn từ các mầm bệnh (cảm, cúm, các bệnh liên quan tai mũi họng bị biến chứng gây ra...). Triệu chứng: ít hắt hơi, chủ yếu nghẹt mũi và chảy nước mũi; dịch mũi nhầy đặc, có mủ; cơ thể mệt mỏi, có thể sốt. Cách điều trị viêm mũi dị ứng Có nhiều cách điều trị viêm mũi dị ứng mà người bệnh có thể áp dụng: Điều trị đặc hiệu: Còn gọi là phương pháp giải mẫn cảm, chính là việc cho tác nhân dị ứng từ từ vào cơ thể người bệnh và tăng dần chiết xuất từ dị nguyên để tạo kháng thể. Điều trị bằng thuốc: Chủ yếu điều trị triệu chứng và kiểm soát bệnh trong thời gian ngắn. Điều trị phẫu thuật: Biện pháp này được chỉ định cho một số trường hợp đặc biệt như bị viêm mũi dị ứng có polyp, thoái hoá cuốn mũi, một số yếu tố thuận lợi về cấu trúc giải phẫu như lệch vách ngăn, gai vách ngăn. Cải thiện chế độ sinh hoạt: Tránh tiếp xúc và hít phải chất gây dị ứng là các tối ưu nhất để chữa viêm mũi dị ứng. Ngoài ra còn cần chú ý một số thói quen hàng ngày khác để bệnh cải thiện tốt nhất: Sử dụng máy lạnh thay vì mở cửa để hạn chế khói, bụi. Cẩn thận khi thay đổi thời tiết; giữ ấm, đề phòng viêm đường hô hấp. Tránh dùng tay ngoáy mũi; giữ vệ sinh mũi, rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Tránh ăn đồ sống, lạnh, tanh; tránh uống rượu, tránh khói thuốc lá. Tập thể dục để nâng cao sức đề kháng. Viêm mũi dị ứng là bệnh lành tính thường gặp nhưng có thể gây cản trở cho cuộc sống hàng ngày của người mắc bệnh. Vì vậy hãy chủ động tuân thủ các biện pháp phòng ngừa và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân dị ứng để cơ thể luôn khỏe mạnh. Nguồn tham khảo: Tổng hợp Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất. Bạn có thể xem thêm: Viêm phế quản là gì và những điều cần biết Bệnh hen suyễn: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị Những sai lầm thường gặp khi điều trị bệnh hen suyễn tại nhà

Huyết áp người bt là bao nhiêu năm 2024

Rối loạn tiêu hóa có thể phòng ngừa được không?

Rối loạn tiêu hóa là một vấn đề phổ biến mà nhiều người phải đối mặt hàng ngày. Tình trạng này có thể gây ra khó chịu, đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy. Tuy nhiên, bạn có thể phòng ngừa và cải thiện rối loạn tiêu hóa thông qua việc thay đổi thói quen ăn uống và chăm sóc sức khỏe.

Huyết áp người bt là bao nhiêu năm 2024

Ung thư tuyến giáp và những điều bạn cần biết

Ung thư tuyến giáp là một trong những bệnh thường gặp và phổ biến hơn ở đối tượng nữ giới. Bệnh không có triệu chứng rõ ràng khó phát hiện, tiến triển tương đối chậm và có khả năng chữa khỏi cao. Tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau đây. Người bệnh ung thư tuyến giáp giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng Ung thư tuyến là gì? Tuyến giáp là một tuyến nội tiết, nằm ở cổ trước khí quản, bên dưới sụn giáp, là cơ quan có hình cánh bướm và đảm nhận vai trò rất quan trọng. Hormone T3, T4 được sản xuất từ tuyến giáp giúp điều chỉnh sự trao đổi chất, điều tiết các hormone khác và đảm bảo sự phát triển bình thường của cơ thể. Sự tăng hay giảm hormone giáp đều có thể dẫn đến các bệnh lý suy giáp, cường giáp và gây ra ảnh hưởng lớn đến nhiều cơ quan trong cơ thể: tim mạch, tiêu hóa, cơ, hệ thần kinh, da, não,… Ung thư tuyến giáp là một căn bệnh trong đó các tế bào ác tính (ung thư) hình thành từ các tế bào của tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp có 4 dạng gồm ung thư nhú, ung thư nang, thể tủy và ung thư không biệt hóa. Ung thư tuyến giáp là một trong các bệnh lý ung thư phổ biến tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn nam giới. Số lượng người mắc u tuyến giáp có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp Tỷ lệ người mắc ung thư tuyến giáp khá cao, tuy nhiên nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định một cách chính xác. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp như: Yếu tố di truyền Người có tiền sử bố mẹ, anh chị em, người thân mắc ung thư tuyến giáp có nguy cơ bị bệnh này cao hơn bình thường. Yếu tố giới tính, tuổi tác Ở độ tuổi 30- 50, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2-4 lần so với nam giới. Nguyên nhân là do yếu tố hormone của phụ nữ kích thích quá trình hình thành các nhân tuyến giáp, dễ phát triển thành ung thư. Trong quá trình mang thai và sau sinh, hormone của nữ giới thay đổi lớn khiến cho tuyến giáp dễ mắc phải các vấn đề như bướu, hạch, viêm hoặc suy tuyến giáp làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp ở nữ giới. Mắc bệnh lý tuyến giáp Người mắc các bệnh mạn tính về tuyến giáp như suy giáp, cường giáp, bướu nhân tuyến giáp có nguy cơ bị ung thư cao hơn những người khác. Bị nhiễm phóng xạ Cơ thể người có thể bị nhiễm phóng xạ qua đường tiêu hóa, qua đường hô hấp gây ảnh hưởng đến tuyến giáp. Đây cũng là một trong những yếu tố nguy dẫn đến việc mắc các bệnh về tuyến giáp trong đó có ung thư tuyến giáp. Một số yếu tố khác Nhóm yếu tố khác làm tăng tỷ lệ ung thư tuyến giáp như thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, thức uống có cồn, người thừa hoặc thiếu i ốt, người thừa cân béo phì,… Triệu chứng bệnh ung thư tuyến giáp Nhận biết các dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu để kịp thời điều trị mang lại hiệu quả tối ưu. Một số dấu hiệu phổ biến của bệnh như sau: Người bệnh bị khàn tiếng, thay đổi giọng nói; Cơ thể mệt mỏi; Sụt cân nhiều không rõ nguyên nhân; Vùng cổ bị sưng; Khó thở hoặc gặp các vấn đề khác liên quan tới hô hấp; Cổ đau, vị trí đau có thể là phía trước cổ hoặc ở sau tai; Khó nuốt (thức ăn và nước uống). Ung thư tuyến giáp có chữa khỏi được không? Bệnh ung thư tuyến giáp có tốc độ phát triển chậm hơn so với các loại bệnh ung thư khác, tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ di căn các bộ phận khác trên cơ thể. Ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không phụ thuộc vào thời gian và giai đoạn bệnh nhân phát hiện mình mắc bệnh. Người bệnh được điều trị ở giai đoạn càng sớm thì hiệu quả điều trị, chi phí càng tối ưu và tỷ lệ điều trị khỏi bệnh cao hơn. Nếu điều trị khi bệnh ở giai đoạn muộn, khối u đã vượt ra khỏi tuyến giáp, di căn đến bộ phận khác thì tỷ lệ sống trên 5 năm chỉ đạt dưới 50%, tùy vào cơ địa và tình trạng sức khỏe thực tế của từng người bệnh. Phòng ngừa bệnh ung thư tuyến giáp Ung thư tuyến giáp có thể dẫn đến các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí tử vong như xơ phổi nếu bị di căn phổi, viêm tuyến giáp do bức xạ và nhiễm độc, phù não ở những bệnh nhân di căn não, tăng nguy cơ mắc ung thư biểu mô vú và bàng quang, các bệnh bạch cầu,… Để chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa bệnh ung thư tuyến giáp, bạn hãy tham khảo áp dụng một số các biện pháp sau: Chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng và hạn chế sử dụng các chất kích thích, uống rượu bia; Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể; Cân bằng I-ốt trong cơ thể, tình trạng dư hay thiếu i-ốt đều gây ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của tuyến giáp; Duy trì cân nặng hợp lý, không thừa cân béo phì; Nên tránh tiếp xúc, làm việc ở môi trường có chứa tia bức xạ. Trang bị các dụng cụ bảo hộ cần thiết để đảm bảo sức khỏe khi làm việc trong môi trường này. Tầm soát ung thư tuyến giáp định kỳ, nếu gia đình có người mắc bệnh và chủ động khám sức khỏe, tầm soát ung thư 6 tháng/lần. Hãy lắng nghe cơ thể và đừng bỏ qua dù là triệu chứng nhỏ để bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Nguồn tham khảo: Tổng hợp Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất. Bạn có thể xem thêm: Bệnh viêm mũi dị ứng là gì? Dấu hiệu nhận biết Bệnh mãn tính là gì? Các bệnh mãn tính thường gặp Hen phế quản: Điều cần biết và tầm quan trọng của tuân thủ điều trị

Huyết áp người bt là bao nhiêu năm 2024

Bệnh mãn tính là gì? Các bệnh mãn tính thường gặp

Bệnh mãn tính là một trong các nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ tử vong cao, nguy cơ mắc bệnh có xu hướng tăng dần theo tuổi tác. Hãy cùng tìm hiểu một số bệnh mãn tính thường gặp sau đây. Các bệnh mãn tính thường gặp Bệnh mãn tính là gì? Bệnh mãn tính hay còn gọi bệnh lý nền mạn tính, là tình trạng bệnh tồn tại và tiến triển dần theo thời gian dài từ 6 tháng trở lên, thường khái niệm này đề cập đến các bệnh không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Những bệnh này thường có thể được kiểm soát bằng cách sử dụng thuốc, thay đổi lối sống và chăm sóc sức khỏe mỗi ngày. Một số bệnh cần được điều trị và theo dõi suốt đời. Tổng hợp danh sách các bệnh mãn tính thường gặp Hen suyễn Bệnh hen suyễn hay còn gọi bệnh hen phế quản, là một bệnh lý mạn tính liên quan đến hệ hô hấp. Khi xuất hiện cơn hen suyễn, tình trạng lớp niêm mạc của ống phế quản sẽ sưng, phù nề, dẫn đến chít hẹp đường dẫn khí, đôi khi bội nhiễm vi khuẩn và dễ bị kích ứng. Sự co thắt thu hẹp đường dẫn khí khiến giảm lưu lượng không khí ra vào phổi. Người bệnh có các triệu chứng thở khò khè, khó thở, tức ngực, ho vào lúc đêm hoặc buổi sáng sớm. Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính COPD Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic obstructive pulmonary disease – COPD) là một bệnh viêm phổi mạn tính, tình trạng viêm niêm mạc đường thở mạn tính do luồng khí bị tắc nghẽn ở phổi. COPD có thể đe dọa tính mạng, gây khó thở, suy hô hấp và tử vong. Bệnh tiểu đường Tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là một bệnh mạn tính xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin (insulin là một loại hormone điều chỉnh giảm lượng đường trong máu) hoặc khi cơ thể không thể sử dụng hiệu quả insulin. Tăng nồng độ đường trong máu là một dấu hiệu phổ biến của bệnh và khi không kiểm soát được theo thời gian sẽ dẫn đến tổn thương nghiêm trọng đến nhiều hệ thống của cơ thể, đặc biệt là các dây thần kinh và mạch máu. Bệnh huyết áp Huyết áp (HA) là áp lực máu lên thành động mạch, được tạo ra do sự co bóp của tim và sức cản của động mạch và đo lường bằng mmHg. Tăng huyết áp hay còn gọi là cao huyết áp xảy ra khi áp lực máu lên các thành động mạch cao hơn so với bình thường, ngưỡng cao của huyết áp là khi chỉ số huyết áp đo được ở mức bằng hoặc vượt mức 140/90 mmHg ở người trưởng thành theo tiêu chuẩn chẩn đoán JNC VII. Viêm khớp Viêm khớp là một bệnh lý về khớp, tình trạng người bệnh sẽ bị sưng, đau ở một hoặc nhiều khớp trên cơ thể. Những vị trí khớp thường bị viêm là khớp đầu gối, khớp háng, khớp vai, khớp cổ tay, khớp cổ,… Đây là một bệnh lý thường gặp ở độ tuổi trưởng thành, viêm khớp gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động của khớp, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và thực hiện các công việc hàng ngày. Loãng xương Loãng xương hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là tình trạng rối loạn chuyển hóa của mô xương dẫn đến mật độ xương ngày càng giảm, nguyên nhân là do quá trình tái tạo xương chậm lại nhưng lại tăng nhanh quá trình huỷ xương, làm tăng nguy cơ gãy xương. Bệnh thường gặp ở người già và phụ nữ mãn kinh. Dấu hiệu thường gặp bệnh loãng xương như đau nhức đầu xương; đau ở thắt lưng, cột sống, xương chậu, xương hông, đầu gối; lưng còng, đau lưng, dáng đứng khom xuống hoặc có thể bị gãy xương. Ung thư Ung thư là một trong các bệnh mãn tính thường gặp, bệnh xảy ra khi có tế bào không bình thường xuất hiện, phát triển mất kiểm soát và chúng có thể di căn khắp cơ thể. Các bệnh lý ung thư thường xảy ra gồm ung thư gan, ung thư máu, ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tụy, ung thư trực tràng, ung thư vú, ung thư xương,..Bệnh ở giai đoạn sớm không có biểu hiện rõ ràng và khó nhận biết, do đó người bệnh thường phát hiện một cách vô tình hoặc nhận biết bệnh ở giai đoạn muộn. Ung thư là một trong những nguyên nhân trong nhóm bệnh không lây nhiễm gây tử vong hàng đầu thế giới. Bệnh tim Một số bệnh tim mạch mãn tính thường gặp như suy tim, bệnh mạch vành. Bệnh cần phải điều trị thường xuyên và liên tục để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tử vong. Bệnh thận Bệnh thận mãn tính (suy thận mãn tính) là tình trạng chức năng thận bị suy giảm hoặc ngừng hoạt động, không thể đào thải các chất độc và dịch thừa ra khỏi máu. Càng lớn tuổi chức năng thận càng suy giảm theo thời gian, nguy cơ mắc bệnh càng cao. Hiện chưa có phương pháp nào chữa khỏi bệnh hoàn toàn, bệnh nhân cần điều trị thuốc lâu dài hoặc chạy thận nhân tạo và nếu không được quản lý bệnh tốt thì dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh Crohn Bệnh Crohn hay còn gọi là viêm ruột mãn tính, đặc trưng bởi tình trạng đau bụng và tiêu chảy kéo dài nghiêm trọng. Người mắc phải bệnh này thường bị suy dinh dưỡng, sụt cân nhanh do không hấp thu được chất dinh dưỡng. Tình trạng bệnh nặng và kéo dài khiến cơ thể người bệnh đau đớn, suy nhược cơ thể nặng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Biện pháp sống an toàn với bệnh mãn tính Điều trị bệnh mãn tính là quá trình lâu dài và hầu như không thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát, làm giảm triệu chứng bệnh và sống chung an toàn với bệnh mạn tính. Chủ động cập nhật thông tin và kiến thức về bệnh mãn tính mà mình đang mắc phải để giảm cảm giác lo lắng, sợ hãi và giữ tinh thần lạc quan. Điều trị bệnh đúng cách theo chỉ định của bác sĩ, dược sĩ không tự ý dùng thuốc, ngưng sử dụng thuốc khi thấy triệu chứng bệnh giảm, lưu ý thời gian tái khám định kỳ. Chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường các loại rau quả tươi để bổ sung các vitamin, muối khoáng cần thiết, bổ sung chất xơ, hạn chế chất béo động vật,… Lối sống khoa học nâng cao sức khỏe là biện pháp chăm sóc sức khỏe hiệu quả cho người bệnh mãn tính. Luyện tập thể thao đều đặn hàng ngày, ngủ đủ giấc và nâng cao chất lượng giấc ngủ, hạn chế thức khuya. Tâm lý đóng vai trò rất quan trọng, vì vậy hãy luôn sống vui vẻ thoải mái sẽ giúp bạn đẩy lùi bệnh tật. Hầu hết bệnh mãn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên bệnh có thể được kiểm soát và sống an toàn với bệnh nếu điều trị, chăm sóc đúng cách. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe mỗi ngày. Nguồn tham khảo: Tổng hợp Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất. Bạn có thể xem thêm: Nguyên nhân và cách xử lý trào ngược dạ dày ở trẻ em Các loại thuốc kháng sinh và những điều cần lưu ý khi sử dụng Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em, nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

Huyết áp người bt là bao nhiêu năm 2024

Bệnh giãn tĩnh mạch là gì và những bạn điều cần biết

Giãn tĩnh mạch là bệnh thường gặp, càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng, suy giãn tĩnh mạch ở người trẻ có xu hướng tăng trong thời gian gần đây. Nhiều người trẻ bị suy giãn tĩnh mạch do đặc thù nghề nghiệp hay đứng lâu, ngồi nhiều, ít vận động,…Bệnh nếu không được phát hiện, điều trị đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tìm hiểu ngay! Giãn tĩnh mạch là gì? Giãn tĩnh mạch là tình trạng giãn, sưng, và xoắn tĩnh mạch nông (tĩnh mạch nằm ở gần sát phia dưới da). Các tĩnh mạch này thường xuất hiện ở mặt sau của bắp chân hoặc ở mặt trong của chân, và thường gặp ở nữ giới, đặc biệt là phụ nữ cao tuổi, hơn là nam giới. Suy giãn tĩnh mạch Ở giai đoạn nhẹ, có thể không phải là một tình trạng nghiêm trọng đối với sức khỏe và chủ yếu là vấn đề về thẩm mỹ. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu về nguy cơ của các rối loạn khác trong hệ thống tuần hoàn. Giãn tĩnh mạch có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như chảy máu, dày lên và xơ cứng da ở chân và mắt cá chân, chàm, viêm tắc tĩnh mạch và loét chân. Nguyên nhân gây bệnh giãn tĩnh mạch Giãn tĩnh mạch nguyên phát bắt đầu từ tĩnh mạch nông do cấu trúc của tĩnh mạch bị yếu và suy giảm chức năng của van tĩnh mạch hiển, sự yếu đi của thành mạch và áp lực lên tĩnh mạch cao. Có khoảng 50% bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch có yếu tố gia đình. Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ phát triển bệnh giãn tĩnh mạch bao gồm tuổi tác (nguy cơ tăng theo tuổi), mang thai, giới tính (nữ), béo phì, đứng hoặc ngồi lâu. Giãn tĩnh mạch thứ phát là hậu quả của tăng áp lực tĩnh mạch, liên quan đến suy tĩnh mạch sâu, hoặc tắc nghẽn tĩnh mạch sâu dẫn đến làm giãn tĩnh mạch nông. Suy tĩnh mạch mạn tính: Là tình trạng tĩnh mạch hoạt động kém do tăng áp lực tĩnh mạch, và có sự thoát dịch và các thành phần của máu ra ngoài cấu trúc cơ của của chi. Suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở bệnh nhân giãn tĩnh mạch, nhưng thường do bệnh lý ở tĩnh mạch sâu. Suy tĩnh mạch sâu nguyên phát là do sự bất thường về cấu trúc hoặc chức năng thành tĩnh mạch hoặc van tĩnh mạch dẫn đến dòng trào ngược ở vị trí van tĩnh mạch. Suy tĩnh mạch sâu thứ phát là hậu quả của sự tắt nghẽn và/hoặc sự kém hoạt động của van do huyết khối tĩnh mạch sâu. Mộ số cách điều trị suy giãn tĩnh mạch Suy giãn tĩnh mạch có thể do cấu trúc cùa thành mạch bị yếu do yếu tố gia đình, hoặc do tuổi tác. Suy giãn tĩnh mạch cũng có thể do sự tăng áp lực lên tĩnh mạch, xuất hiện do đứng lâu, ngồi nhiều, béo phì, mang thai… Vì vậy, những thay đổi lối sống một cách tích cực có thể giúp phòng ngừa, điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả. Điều trị hỗ trợ, thay đổi lối sống Tránh ngồi quá lâu hoặc đúng quá lâu; Có thời gian nghỉ ngơi và nâng chân cao, nên nâng chân cao hơn vị trí của tim để cải thiện tuần hoàn tĩnh mạch; Mang vớ y khoa hoặc vớ áp lực, nhưng không mang dây nịt hoặc quần vớ bó sát cũng như quần áo bó sát; Tập thể dục đềi đặn, đi bộ vừa phải; Nếu bị béo phì, nên giảm cân, loại bỏ cân nặng dư thừa giúp loại trừ bớt áp lực không cần thiết trên tĩnh mạch. Điều trị bằng thuốc Các thuốc giãn tĩnh mạch tác động trên tĩnh mạch giúp làm bền thành tĩnh mạch, giảm tính thấm mao mạch flavonoids (Phân đoạn Flavonoid tinh chế vi hạt, diosmin, rutin and rutosides, aescin, dịch chiết hạt dẻ ngựa, dịch chiết Ginkgo biloba, phối hợp Ginkgo biloba + Heptaminol+ troxerutin…). Bạn có thể tham khảo Ginkor Fort Steroid dùng ngoài có thễ dùng trong thời gian ngắn để giảm viêm. Điều trị bằng phẫu thuật và phẫu thuật Áp dụng cho trường hợp bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch kéo dài, có tĩnh mạch giãn to ngoằn ngoèo, suy tĩnh mạch giai đoạn nặng có các triệu chứng như viêm da, sưng phù. Phẫu thuật cũng có thể áp dụng vì lý do thẩm mỹ. Các thủ thuật và phẫu thuật thường dùng: Chích xơ tĩnh mạch, laser nội mạc tĩnh mạch, sóng cao tần. Phẫu thuật loại bỏ tĩnh mạch bị suy giãn. Giãn tĩnh mạch nếu không được phát hiện và điều trị sớm về lâu dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu tình trạng giãn tĩnh mạch của bạn gây khó chịu hoặc trở nên nghiêm trọng, hãy đến bệnh viện thăm khám để được chuẩn đoán và điều trị đúng cách. Tài liệu tham khảo: Harrison’s Principles of Internal Medicine 21st Edition, McGraw Hill. Nicolaides. A et al. International Angiology. 2018;37(3):232-254. Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất. Bạn có thể xem thêm: 10 bệnh xương khớp thường gặp nhất Những điều cần biết về bệnh thoái hóa khớp gối Dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch trên bệnh nhân nguy cơ cao