Huyện vĩnh cửu có bao nhiêu đơn vị hành chính

UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành phương án tổng thể sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2025.

Huyện vĩnh cửu có bao nhiêu đơn vị hành chính
Một góc TP Biên Hoà, Đồng Nai. Ảnh: H.A

Cụ thể, tại huyện Vĩnh Cửu sẽ nhập diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Hiếu Liêm vào xã Trị An. Sau khi sáp nhập dự kiến lấy tên mới là xã Trị An.

Tại TP Biên Hòa sẽ nhập, điều chỉnh diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Hòa Bình và một phần khu phố 10 (phường Tân Phong) vào phường Quang Vinh. Sau khi sáp nhập dự kiến lấy tên mới là phường Quang Vinh.

Tương tự, sẽ nhập diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Thanh Bình, phường Quyết Thắng và một phần khu phố 10 (phường Tân Phong) vào phường Trung Dũng. Sau khi sáp nhập dự kiến lấy tên mới là phường Trung Dũng, nơi đặt trụ sở mới tại UBND phường Quyết Thắng.

Tại TP Long Khánh, sáp nhập diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Xuân Trung và phường Xuân Thanh vào phường Xuân An. Sau khi sáp nhập dự kiến lấy tên mới là phường Xuân An.

Ngoài ra, tỉnh cũng có phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 xác định các đơn vị hành chính thuộc diện khuyến khích sắp xếp bao gồm các xã: Bình Hòa, Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu); Phú Trung, Phú Sơn, Núi Tượng, Phú Lập, Nam Cát Tiên (huyện Tân Phú); các phường: Tân Tiến, Tân Mai, Tam Hòa, Bình Đa (TP Biên Hòa). Đồng thời, nêu rõ phương án cụ thể khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính này.

Trước khi sắp xếp, toàn tỉnh có 11 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 9 huyện và 2 thành phố); có 170 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 121 xã, 9 thị trấn và 40 phường).

Vĩnh Cửu là một huyện thuộc tỉnh Đồng Nai. Địa bàn huyện này có Vườn quốc gia Cát Tiên đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Huyện có diện tích lớn nhất tỉnh và dân số ngày càng tăng do tốc độ phát triển công nghiệp như KCN Thạnh Phú. Huyện có Làng Bưởi Tân Triều là đặc sản của tỉnh Đồng Nai.

Vị trí địa lý

Huyện nằm ở phía bắc tỉnh Đồng Nai, phía bắc giáp huyện Đồng Phú (Bình Phước), phía tây giáp huyện Phú Giáo, huyện Bắc Tân Uyên và Thị xã Tân Uyên (Bình Dương), phía đông là rừng quốc gia Vườn quốc gia Cát Tiên và hồ Trị An, phía nam là huyện Trảng Bom và thành phố Biên Hòa.

Diện tích, dân số, giao thông

Huyện có diện tích 1092 km2 và dân số là 110.855 người (năm 2007),mật độ dân số 101 người/km2, huyện ly là thị trấn Vĩnh An nằm trên đường tỉnh lộ 767 và nằm cạnh phía nam hồ Trị An, cách thành phố Biên Hòa 30 km về hướng tây bắc

Các đơn vị hành chính

  • Huyện lị: thị trấn Vĩnh An
  • các xã: Bình Hòa, Bình Lợi, Hiếu Liêm, Mã Đà, Phú Lý, Tân An, Tân Bình, Thạnh Phú, Thiện Tân, Trị An, Vĩnh Tân.

Lịch sử

Vĩnh Cửu là tên của một thôn (làng) thuộc xã Tam Hiệp trước đây. Nơi đây, những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai, có nhiều người yêu nước hoạt động cách mạng. Năm 1946, trại du kích Bình Đa mở tại đây để huấn luyện cho lực lượng vũ trang Biên Hòa. Lúc bấy giờ, địa bàn Vĩnh Cửu còn là rừng rậm, trở thành một trong những căn cứ của cách mạng. Địch tấn công, càn quét, đốt phá làng Vĩnh Cửu lập vành đai trắng để bảo vệ cho khu vực Bình Trước (Biên Hòa).

Năm 1948, Uỷ ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ quyết định chia quận Châu Thành tỉnh Biên Hòa thành hai đơn vị gồm thị xã Biên Hòa và huyện Vĩnh Cửu.

Thị xã Biên Hòa gồm: xã Bình Trước có 5 khu nội ô và 8 ấp vùng ven là Tân Lân, Lân Thành, Lân Thị, Phước Lư, Vinh Thạnh, Bàu Hang, Đồng Lách, Sông Mây (từ chợ Biên Hòa lên đến Trảng Bom).

Huyện Vĩnh Cửu gồm các xã Hiệp Hòa, Tam Hiệp, Bửu Hòa, Tân Vạn, Hóa An, Tân Hạnh, Bình Trị, Tân Hiệp, Tân Phong, Bửu Long, Tân Thành, Bình Hòa, Bình Ý, Bình Thạnh, Tân Triều, Bình Phước, Lợi Hòa, Bình Long, Thiện Tân, Đại An, Tân Định.

Thời Việt Nam Cộng hòa, địa bàn huyện Vĩnh Cửu thuộc quận Công Thanh, tỉnh Biên Hòa và quận Kiệm Tân, tỉnh Long Khánh.

Sau năm 1975, huyện Vĩnh Cửu thuộc tỉnh Đồng Nai, gồm 13 xã: Bình Hòa, Bình Long, Bình Phước, Bình Thạnh, Bình ý, Cây Gáo, Đại An, Lợi Hòa, Tân Định, Tân Phú, Tân Triều, Thiện Tân, Trị An.

Ngày 23 tháng 12 năm 1985, chuyển huyện Vĩnh Cửu thành thị xã Vĩnh An, đồng thời sáp nhập các lâm trường Mã Đà, Hiếu Liêm của huyện Tân Phú cắt sang. Thị xã Vĩnh An gồm 2 phường: Trị An, Cây Gáo và 12 xã: Bình Hòa, Bình Long, Bình Thạnh, Bình Phước, Bình Y, Đại An, Lợi Hòa, Tân Định, Tân Phú, Tân Triều, Thiện Tân, Phú Lý; trong đó hai phường Trị An và Cây Gáo được thành lập trên cơ sở giải thể hai xã Cây Gáo và Trị An và các lâm trường Mã Đà, Hiếu Liêm.

Ngày 12 tháng 2 năm 1987, địa giới thị xã Vĩnh An có sự thay đổi điều chỉnh như sau:

  • Sáp nhập ba xã Bình Phước, Bình Ý và Tân Triều thành một xã lấy tên là xã Tân Bình.
  • Sáp nhập hai xã Bình Long và Lợi Hòa thành một xã lấy tên là xã Bình Lợi.
  • Sáp nhập hai xã Bình Thạnh và xã Tân Phú thành một xã lấy tên là xã Thạnh Phú.
  • Sáp nhập hai xã Đại An và xã Tân Định thành một xã lấy tên là xã Tân An.
  • Chia phường Cây Gáo thành hai đơn vị hành chính lấy tên là phường Cây Gáo và xã Vĩnh Tân.
  • Chuyển xã Phú Lý thuộc huyện Tân Phú về thị xã Vĩnh An quản lý.

Đến cuối năm 1991, thị xã Vĩnh An có 2 phường: Cây Gáo, Trị An và 8 xã: Bình Hòa, Bình Lợi, Phú Lý, Tân An, Tân Bình, Thạnh Phú, Thiện Tân, Vĩnh Tân.

Ngày 29 tháng 8 năm 1994, huyện Vĩnh Cửu được thành lập lại trên cơ sở giải thể thị xã Vĩnh An; đồng thời giải thể 2 phường Cây Gáo và Trị An để thành lập thị trấn Vĩnh An và xã Trị An. Huyện Vĩnh Cửu sau khi tái lập gồm có thị trấn Vĩnh An và 9 xã: Bình Hòa, Bình Lợi, Phú Lý, Tân An, Tân Bình, Thạnh Phú, Thiện Tân, Trị An, Vĩnh Tân.

Ngày 13 tháng 3 năm 2003, thành lập xã Mã Đà trên cơ sở 40.078,47 ha diện tích tự nhiên và 6.595 nhân khẩu của thị trấn Vĩnh An; thành lập xã Hiếu Liêm trên cơ sở 21.379,55 ha diện tích tự nhiên và 3.870 nhân khẩu của xã Trị An.

Như vậy, huyện Vĩnh Cửu có 1 thị trấn và 11 xã, giữ nguyên trạng như hiện nay.

Kinh tế, xã hội

  • Những lợi thế của huyện:

Huyện có diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao với 65.921 ha có trữ lượng gỗ lớn.

Có Hồ Trị An 28.500 ha (trong địa phận Vĩnh Cửu là 16.500 ha) là nguồn nước phong phú phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Có tiềm năng khoáng sản phong phú về chủng loại gồm kim loại quý, nguyên liệu vật liệu xây dựng: cát, đá, keramzit cho sản xuất bê tông nhẹ, puzlan và laterit nguyên liệu phụ gia cho xi măng.

Có các cảnh quan nổi tiếng như: Hồ Trị An, khu di tích lịch sử chiến khu Đ, các khu vườn ăn trái ven sông Đồng Nai thuận lợi cho du lịch sinh thái - tham quan nghiên cứu.