Huyện mê linh ở đâu

Mê Linh là một huyện nằm ở phía bắc thủ đô Hà Nội, huyện giáp với sân bay quốc tế Nội Bài. Đây là địa danh gắn với tên tuổi của Hai Bà Trưng. Diện tích đất tự nhiên 14.251 haDân số xấp xỉ 193.727 người

Huyện Mê Linh có 16 xã và 2 thị trấn đang trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá nhanh. bao gồm Thịn trấn Chi Đông, Quang Minh và 16 xã: Đại Thịnh, Chu Phan, Kim Hoa, Hoàng Kim,Mê Linh, Liên Mạc,Thạch Đà, Tam Đồng,Tiền Phong, Thanh Lâm (huyện lị), Tiến Thịnh, Tiến Thắng, Tráng Việt, Văn Khê, Tự Lập, Vạn Yên.

UBND huyện Mê Linh: 04.38169210Huyện Mê Linh có địa giới hành chính: Phía Bắc Mê Linh giáp huyện Bình Xuyên và thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc. Phía Nam giáp huyện Đan Phượng và huyện Đông Anh ngăn cách bởi con sông Hồng. Phía Đông giáp với huyện Sóc Sơn. Phía Tây giáp với huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc. Lịch sử hình thành và phát triển huyện Mê Linh gắn liền với thời đại các vua Hùng dựng nước. Đây cũng là vùng đất đế đô thời Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa.Huyện Mê Linh được thành lập ngày 5/7/ 1977. Khi mới thành lập, huyện Mê Linh có 38 đơn vị hành chính gồm thị trấn Phúc Yên, thị trấn nông trường Tam Đảo và 36 xã.

Ngày 29/12/1978, Mê Linh gồm thị trấn Phúc Yên và 18 xã được sáp nhập vào Hà Nội. Ngày 17/2/1979, sáp nhập thêm các xã Ngọc Thanh, Nam Viêm, Cao Minh, Phúc Thắng và thị trấn Xuân Hòa của huyện Sóc Sơn vào huyện Mê Linh, huyện Mê Linh lúc này có 22 xã và 2 thị trấn.

Mê Linh đến tháng 7/1991, tách khỏi Hà Nội và trở về tỉnh Vĩnh Phú.

Ngày 9 tháng 12 năm 2003, thị xã Phúc Yên, tách khỏi huyện Mê Linh. Thị trấn Xuân Hòa trở thành một phường của thị xã Phúc Yên, Mê Linh lúc này còn lại 17 xã: Đại Thịnh, Chu Phan, Kim Hoa, Hoàng Kim, Mê Linh, Liên Mạc, Tam Đồng, Quang Minh, Thanh Lâm, Thạch Đà, Tiến Thắng, Tiền Phong, Tự Lập, Tiến Thịnh, Văn Khê, Tràng Việt, Vạn Yên.

Xã Quang Minh thành 2 thị trấn: Quang Minh và Chi Đông ngày 4/4/2008. Huyện Mê Linh có 2 thị trấn: Quang Minh và Chi Đông với 16 xã.Chính quyền trung ương của Việt Nam tháng 3/2008, tuyên bố chủ trương sáp nhập Mê Linh vào Hà Nội ngày 22/3/2008.

Huyện Mê Linh tách ra khỏi Vĩnh Phúc và sáp nhập vào thành phố Hà Nội từ ngày 1/8/ 2008.

Phần lớn các di tích lịch sử, văn hoá ở đây đều ghi dấu những chiến công hiển hách của Hai Bà Trưng như: cố đô Mê Linh ở làng Hạ Lôi, xã Mê Linh,Đền thờ Hai Bà Trưng-cùng thân quyến và các tướng lĩnh của Hai Bà.

Đình Bạch Trữ thờ Cống Sơn,


Đền Đông Cao xã Tráng Việt thờ bà Hồ Đề
Đền Văn Lôi xã Tam Đồng thờ Lũ Luỹ
Đình Phú Mỹ xã Tự Lập thờ vợ chồng tướng Hùng Bảo
Đình Bồng Mạc, Yên Mạc xã Liên Mạc thờ hai nữ tướng Ả Nang Ả Nương…Đinh và Bình Xuyên có rất nhiều di tích thờ Lý Nam Đế, Triệu Việt VươngĐình Diến Táo

Đền Kim Giao xã Tiến Thắng thờ Lý Nam Đế

Xã Quang Minh có 4 di tích thờ Trương Hống, Trương Hát, Trương Lừng và các tướng của Triệu Việt Vương. Thành Cổ Mê Linh (thôn Hạ Lôi xã Mê Linh)Chùa Báo Ân ( thường gọi là Chùa Cấm ) ở khu Tháp Miếu thị trấn Phúc Yên

Chùa Vĩnh Phúc ở làng Xuân Mai xã Phúc Thắng

Chùa Phúc Long ( thôn Chi Đông xã Quang Minh )

Ở huyện Mê Linh, ngoài những di tích văn hóa còn có nhiều công trình văn hóa nghệ thuật khác như đình Bạch Trữ, đình đình Cư An, đình Xuân Hòa...

Huyện mê linh ở đâu

Trụ sở UBND huyện Mê Linh
Huyện mê linh ở đâu

Đền thờ Hai Bà Trưng
Huyện mê linh ở đâu

Chùa Báo Ân

Thông tin về Huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn. Từ khóa tìm kiếm:

Huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Mê Linh, Hà Nội

Huyện Mê Linh gắn liền với tên tuổi Hai Bà Trưng. Ngày nay, đây là vùng trồng hoa nổi tiếng phía bắc Việt Nam. Huyện có diện tích tự nhiên là 142,51 km2.

Theo tư liệu "Thủ đô Hà Nội - 60 năm chiến đấu, xây dựng và phát triển" (Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội), tính từ năm 1954 đến nay, Hà Nội trải qua bốn lần điều chỉnh địa giới hành chính, trong đó có ba lần mở rộng và một lần thu hẹp. Huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và các huyện thuộc Hà Tây (cũ) từng được sáp nhập vào Hà Nội hai lần.

Năm 1961, Hà Nội được mở rộng lần thứ nhất (tính từ năm 1954) đồng tâm về bốn hướng. Theo đó, Hà Nội sáp nhập 18 xã, sáu thôn và một thị trấn thuộc tỉnh Hà Đông khi đó; một xã của tỉnh Hưng Yên.

Lần thứ hai diễn ra vào năm 1978. Địa giới hành chính Hà Nội được mở rộng bằng việc sáp nhập các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức, thị xã Sơn Tây của tỉnh Hà Sơn Bình (cũ); huyện Mê Linh và huyện Sóc Sơn của tỉnh Vĩnh Phúc.

Sau khi xem xét thấy địa giới của Hà Nội không hợp lý, phạm vi ngoại thành quá rộng với diện tích gấp 49 lần nội thành, dân số gấp hai lần nội thành, Hà Nội mang nặng tính chất của một thành phố nông nghiệp, năm 1991, Quốc hội khóa 8, kỳ họp thứ 9 ra nghị quyết điều chỉnh theo hướng thu hẹp địa giới Hà Nội. Huyện Mê Linh được chuyển lại về tỉnh Vĩnh Phúc, thị xã Sơn Tây và các huyện Hoài Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Ba Vì, Thạch Thất chuyển về tỉnh Hà Tây.

Đến năm 2008, Hà Nội lại được điều chỉnh theo hướng mở rộng. Toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và bốn xã thuộc huyện Lương Sơn (Hòa Bình) được chuyển về Hà Nội.

Câu 5: Huyện nào của Hà Nội tiếp giáp với Thái Nguyên?

a. Sóc Sơn

b. Đông Anh

c. Mỹ Đức

Dương Tâm

  •  75 Km
  •  152 Km
  •  217 Km
  •  327 Km
  •  484 Km
  •  597 Km
  •  910 Km
  •  965 Km
  •  1056 Km
  •  1078 Km

Mê Linh là một xã thuộc huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Mê Linh

Xã Mê Linh
Hành chính
VùngĐồng bằng sông Hồng
Thành phốHà Nội
HuyệnMê Linh
Địa lý
Tọa độ: 21°9′50″B 105°44′11″Đ / 21,16389°B 105,73639°Đ / 21.16389; 105.73639
Diện tích5,91 km²[1]
Dân số (1999)
Tổng cộng10.548 người[1]
Mật độ1.785 người/km²
Dân tộcHầu hết là Kinh
Khác
Mã hành chính09010[1]
  • x
  • t
  • s

Mục lục

  • 1 Địa lý
  • 2 Hành chính
  • 3 Giao thông
  • 4 Di tích
  • 5 Kinh tế
  • 6 Chú thích
  • 7 Tham khảo

Địa lýSửa đổi

Xã Mê Linh có diện tích 5,91km², dân số năm 1999 là 10.548 người,[1] mật độ dân số đạt 1785 người/km².

Xã có vị trí ranh giới:

  • Phía bắc giáp với xã Đại Thịnh
  • Phía đông giáp với xã Tiền Phong
  • Phía nam giáp với xã Tráng Việt
  • Phía tây giáp với xã Văn Khê.

Hành chínhSửa đổi

Xã Mê Linh có ba thôn: Hạ Lôi, Liễu Trì, Ấp Hạ, trong đó riêng thôn Hạ Lôi có chín xóm, năm 2014 có hơn 2.640 hộ, thôn Liễu Trì có khoảng 500 hộ, thôn Ấp Hạ có 200 hộ gia đình.[2]

Giao thôngSửa đổi

Xã Mê Linh nằm ở vị trí có nhiều trục đường giao thông quan trọng như: Quốc lộ 23 nối thành phố Phúc Yên với ngã tư cầu vượt Kim Chung (trước đây nối Phúc Yên xuống đê tả Hồng thuộc huyện Đông Anh đối diện Chèm bên hữu ngạn), đường trục Mê Linh, các đường liên xã đi Văn Khê, khu công nghiệp Quang Minh...

Hệ thống xe buýt: 35B, 63.

Di tíchSửa đổi

Đền Hai Bà Trưng hay đền Hạ Lôi thờ Hai Bà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị tại chính nguyên quán. Lễ hội đền được mở vào dịp đầu năm (từ sau tết nguyên đán tới mùng 10 tháng Giêng âm lịch với ngày chính hội là ngày mùng 6. Di tích đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích cấp quốc gia đặc biệt 2013.

Kinh tếSửa đổi

Mê Linh là xã có thế mạnh về nông nghiệp. Trước đây, xã là nơi trồng nhiều các loại rau nhất là rau vụ đông như hành tây, khoai tây, bắp cải, rau củ khác... mang giá trị kinh tế hơn cây lúa. Sau đó một số diện tích chuyển đổi sang trồng hoa, đầu tiên là hoa hồng sau này có thêm cả hoa cúc có thu nhập cao hơn. Một số hộ làm phòng lạnh để bảo quản hoa cung cấp cho thị trường. Hoa Mê Linh được bán, trung chuyển ở chợ hoa huyện và chợ đầu mối Quảng Bá sau đó tỏa đi khắp nhiều nơi. Nhiều lao động trẻ tuổi làm việc tại khu công nghiệp Quang Minh và cũng rất nhiều lao động là con em của xã đến khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Đông Anh) làm việc. Và đây cũng là khu công nghiệp mà các doanh nghiệp trả người lao động mức lương cơ bản trung bình/ 8 tiếng cao nhất ở khu vực phía bắc và nhiều chế độ phúc lợi khác. Cũng chính vì lợi thế từ nghề trồng hoa và gần khu công nghiệp lớn đã đưa Mê Linh thành đơn vị xã phát triển năng động của huyện Mê Linh.

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ a b c d “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ Kiều Hương, Tiểu Phương. “Thống nhất sự lãnh đạo của tổ chức Ðảng trên địa bàn dân cư”. Báo Nhân dân điện tử. ngày 23 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2020.

Tham khảoSửa đổi