Hút 1 điếu thuốc làm mất đi 5 5 phút sống

Khói thuốc lá chứa hơn 7.000 loại hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư. Trong số đó có nhiều chất được tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) xếp vào nhóm 1, tức là các chất gây ung thư cho con người dù ở liều lượng rất thấp. Điển hình là các hợp chất thơm có vòng benzene, acetaldyhyde, arsenic, berrylium, vinyl chloride, formaldehyde, polonium-210... Sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây nên 6 trong số 8 nhóm bệnh có số lượng tử vong cao nhất thế giới.

Trên thực tế, thuốc lá không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân người hút mà còn tác động tới sức khỏe của người già, phụ nữ và trẻ em – đối tượng hút thuốc thụ động, hít phải khói thuốc do người khác hút. Trên thế giới, mỗi năm có khoảng 600.000 ca tử vong do hút thuốc lá thụ động, trong đó 64% là phụ nữ.

Hút 1 điếu thuốc làm mất đi 5 5 phút sống

Việt Nam  là một trong 15 nước có tỷ lệ người hút thuốc lá cao nhất thế giới theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về sử dụng thuốc lá trong thanh thiếu niên cho thấy tỷ lệ hút thuốc trong thanh thiếu niên đang tăng và độ tuổi bắt đầu hút thuốc ngày càng trẻ. Có tới 21,6% nam thanh niên từ 16-24 tuổi là người hút thuốc. Kết quả điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá năm 2010 cho thấy, tại Việt Nam, trung bình cứ 2 nam giới trưởng thành thì có một người hút thuốc. Sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây ra các bệnh như ung thư phổi, đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nam giới Việt Nam. Hơn 90% các mắc ung thư phổi ở nam giới nước ta có liên quan đến sử dụng thuốc lá.

Theo ông Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá cho biết,  tổng kết báo cáo của 1.200 bệnh viện cho thấy các bệnh không lây nhiễm chiếm 67-73% số người bệnh đang nằm viện điều trị, gây quá tải cho hệ thống y tế. Trong đó chủ yếu là do các bệnh liên quan đến thuốc lá gây nên: tim mạch, tăng huyết áp, đột quỵ; 97,8% các bệnh ung thư phổi là liên quan đến thuốc lá. Theo Tổ chức Y tế thế giới, số trường hợp tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm 73% tổng số ca tử vong do bệnh tật và thương tích ở Việt Nam, mà một trong những nguyên nhân quan trọng là do tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao.

Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, thuốc lá được chỉ ra là “thủ phạm” gây ra khoảng 40.000 ca tử vong tại Việt Nam mỗi năm với hàng loạt căn bệnh như: ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư khoang miệng, ung thư da, các bệnh tim mạch, phổi tắc nghẽn mãn tính... và con số này đến năm 2030 có thể tăng lên tới 70.000 người/năm. Đáng nói, không chỉ người hút mà những người không hút thuốc lá nhưng bị phơi nhiễm với khói thuốc (hay còn gọi là hút thuốc lá thụ động) cũng có nguy cơ phải gánh chịu những rủi ro bệnh tật từ thuốc lá giống như người hút thuốc, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em vì có 2/3 số phụ nữ và trẻ em thường xuyên hít phải khói thuốc ở nhà.

Các chuyên gia về phòng chống tác hại thuốc lá cho rằng tuổi thọ trung bình của người hút thuốc ngắn hơn so với người không hút 5-8 năm. Hút thuốc làm tăng tỷ lệ tử vong từ 30 đến 80%, chủ yếu là do các bệnh ung thư (ung thư phổi), phổi tắc nghẽn mãn tính, tim mạch… Mức độ tăng nguy cơ phụ thuộc vào tuổi bắt đầu hút (hút thuốc càng sớm thì nguy cơ càng cao), số lượng thuốc hút trung bình. 

Theo nghiên cứu của Viện chiến lược và Chính sách Y tế, năm 2012, người Việt Nam đã bỏ ra khoảng 22.000 tỷ đồng cho tiêu dùng thuốc lá. Tổng chi phí điều trị và tổn thất do mát khả năng lao động vì ốm đau, tử vong sớm cho 5 nhóm bệnh gồm ung thư phổi, ung thư đường hô hấp và tiêu hoá trên, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh tim thiếu máu cục bộ và đột quỵ ở Việt Nam năm 2011 là trên 23 nghìn tỷ đồng (chiếm 0,91% tổng GDP của cả nước). Do đó, nhiều chuyên gia về lĩnh vực này cho rằng, để thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hút thuốc của nam giới từ 47,4% xuống còn 39% trong “Chiến lược quốc gia phòng chống tác hại của thuốc lá đến năm 2020”, một trong những biện pháp quan trọng là sử dụng công cụ thuế đối với các sản phẩm thuốc lá.


Theo các báo cáo tại Hội nghị, hiện Việt Nam nằm trong 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Trong đó, có đến 15,3 triệu người trưởng thành ở nước ta đang hút thuốc lá (trung bình 2 nam giới có 1 người hút thuốc lá); 2/3 phụ nữ và trẻ em thường xuyên hít phải khói thuốc lá tại nhà; 33 triệu người không hút thuốc thường xuyên hít phải khói thuốc tại nhà. Tại Việt Nam phần lớn người hút thuốc bắt đầu từ khi còn rất trẻ. Gần 22% nam thanh niên từ 16 đến 24 tuổi hút thuốc. Điều tra năm 2010 cho thấy, 56% người hút thuốc bắt đầu hút trước tuổi 20. Và hiện nay, Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong/năm vì các bệnh liên quan đến thuốc lá; đến năm 2030 có thể tăng lên tới 70.000 người/năm theo dự báo của WHO.

Hút 1 điếu thuốc làm mất đi 5 5 phút sống

Tuổi thọ trung bình của người hút thuốc ngắn hơn so với người không hút 5-8 năm. Ảnh: Internet.

Thống kê từ Bệnh viện K cho thấy, hiện, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá chiếm 96,8%, không hút thuốc lá chỉ chiếm 3,2%. Đặc biệt, những nghiên cứu đã chỉ ra, khói thuốc chứa hơn 4.000 loại hóa chất, trong đó có hơn 200 loại chất độc hại và các chất gây nghiện đặc biệt là nicotine. Khói thuốc cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh tim mạch, đột quỵ, các bệnh đường hô hấp, ung thư phổi và nhiều bệnh khác ở người hút thuốc thụ động. Trẻ em, phụ nữ, người già là những đối tượng đặc biệt nhạy cảm với khói thuốc. Khói thuốc lá chứa tới hơn 7000 chất, phần lớn là chất độc hại, trong đó có khoảng 69 chất là tác nhân gây ung thư, đặc biệt nguy hiểm nhất là nicotin. Nicotin dưới dạng tinh khiết là một chất lỏng trong suốt, có mùi khó chịu và vị đắng, dễ tan trong nước và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, hô hấp, thậm chí qua cả da. Trong khói thuốc lá có nhiều chất kích thích khối u, tuy nhiên người nghiện hút thuốc lá quá nhiều không bị chết ngay vì liều lượng cứ ngấm dần vào cơ thể. Theo Văn phòng Chương trình phòng chống tác hại của thuốc lá (Vinacosh), chỉ cần hút một điếu thuốc đồng nghĩa một người đã tự làm mất đi 5,5 phút cuộc đời. Tuổi thọ trung bình của người hút thuốc ngắn hơn so với người không hút 5-8 năm. Mức độ tăng nguy cơ phụ thuộc vào tuổi bắt đầu hút (hút thuốc càng sớm thì nguy cơ càng cao), số lượng thuốc hút trung bình.

 
Luật phòng chống thuốc lá có hiệu lực từ ngày 01/5/2013 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để nước ta triển khai chương trình phòng chống tác hại của thuốc lá và xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc.

Hút một điếu thuốc giảm 5 phút tuổi thọ?

Hút 1 điếu thuốc làm mất đi 5 5 phút sống

VTV.vn - Bạn chỉ cần chưa đầy 5 phút để hút hết 1 điếu thuốc, nhưng cơ thể bạn sẽ phải mất thời gan dài gấp 100 lần để thải bỏ độc tố từ khói thuốc.

Theo Văn phòng Chương trình phòng chống tác hại của thuốc lá (Vinacosh), chỉ cần hút 1 điếu thuốc đồng nghĩa với việc bạn đang đánh mất 5,5 phút cuộc đời. Theo khảo sát, tuổi thọ trung bình của người hút thuốc ngắn hơn so với người không hút từ 5 – 8 năm. Hút thuốc làm tăng tỷ lệ tử vong từ 30 – 80%, chủ yếu là do các bệnh ung thư (ung thư phổi), phổi tắc nghẽn mãn tính, tim mạch… Mức độ tăng nguy cơ phụ thuộc vào tuổi bắt đầu hút (hút thuốc càng sớm thì nguy cơ càng cao), số lượng thuốc hút trung bình.

Điểm đáng lưu ý, khả năng người hút thuốc lá thụ động khi sống và làm việc trong môi trường có nhiều khói thuốc cũng có khả năng giảm tuổi thọ. Theo điều tra, khi có 1 người hút thuốc lá, khói thuốc sẽ kết hợp với các chất ô nhiễm trong nhà như ozne và axit nitơ tạo ra 11 loại hỗn hợp khói thuốc có nguy cơ gây ung thư cao bao gồm: butan, toluene, asen, chì, carbon monoxide, thậm chí poloni phóng xạ cao 210 và các chất gây ung thư khác.

Hỗn hợp khói sẽ lắng thành bụi, bám vào bề mặt đồ nội thất hoặc thấm vào vật liệu xốp và tường thạch cao. Khói thuốc cũng có thể đọng lại trên tóc, da, ghế sofa, tường, thảm, quần áo,đồ chơi và móng tay của người hút thuốc lá.

Một trong những hợp chất trong khói thuốc lá bám vào đồ vật được gọi là NNA có thể gây tổn thương ADN, tổn thương tế bào và tăng nguy cơ phát triển ung thư ở trẻ nhỏ. Không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư, khói thuốc lá có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm cả bệnh hen suyễn và dị ứng. Điều đáng lưu tâm hơn nữa là mức độ độc hại sẽ tăng dần theo nồng độ khói tích tụ và rất khó kiểm soát.

Hút 1 điếu thuốc làm mất đi 5 5 phút sống

Cứ mỗi điếu thuốc đi vào cơ thể sẽ khiến bạn giảm hơn 5 phút tuổi thọ

Khi hút thuốc, các chất độc hại tác động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp gây nên tình trạng viêm mạn tính, phá hủy tổ chức, biến đổi tế bào dẫn đến các bệnh nguy hiểm như ung thư, tim mạch, bệnh về đường hô hấp…

Nếu nguy cơ chết vì bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ở người không hút thuốc là 1 thì nguy cơ này tăng lên 66 lần ở người nghiện nặng. Nguy cơ gây ung thư phổi tăng gấp 10 lần.

Tỷ lệ tử vong do ung thư phổi ở nam giới có hút thuốc lá cao hơn gấp 22 lần so với người không hút thuốc lá. Nguy cơ ung thư thực quản tăng gấp 8-10 lần và nguy cơ ung thư thanh quản cao gấp 12 lần so với người không hút thuốc lá. Nguy cơ tai biến mạch máu não tăng gấp 2 - 4 lần. Nguy cơ mắc bệnh tim mạch gấp 2 - 3 lần.

Các bác sĩ cảnh báo, mỗi giây có 1 người chết vì các bệnh liên quan đến thuốc lá. Số người tử vong do thuốc lá gây ra gấp 3 lần số người chết vì HIV và tai nạn giao thông. Vì vậy, hãy từ bỏ thuốc lá trước khi quá muộn.

Hút 1 điếu thuốc làm mất đi 5 5 phút sống
Thuốc lá hủy hoại tương lai của trẻ em

VTV.vn - Mỗi năm, hàng nghìn thai nhi không được chào đời, hàng triệu trẻ em dị tật bẩm sinh do thuốc lá.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online!

Từ khóa:

tác hại của thuốc lá, thuốc lá, Ung thư phổi, Bệnh tim mạch