Hướng dẫn làm báo cáo chất thải nguy hại

Mã số QLCTNH (nếu không có thì thay bằng số Đăng ký kinh doanh đối với tổ chức hoặc Chứng minh nhân dân đối với cá nhân): …

1.2. Cơ sở phát sinh CTNH (trường hợp có nhiều hơn một thì trình bày lần lượt từng cơ sở):

Tên cơ sở (nếu có): …

Địa chỉ cơ sở: ….

Điện thoại: ….

2. Tình hình chung về phát sinh và quản lý CTNH tại cơ sở trong kỳ báo cáo vừa qua:

  • Công ty đã bố trí khu vực lưu chứa chất thải nguy hại.
  • Lượng CTNH phát sinh rất ít và không thường xuyên, được cho phân loại, dán nhãn và lưu trữ tại khu CTNH có để biển báo.

3. Kế hoạch quản lý CTNH trong kỳ báo cáo tới :

  • Công ty đã xây dựng khu lưu trữ CTNH.
  • Công ty tiếp tục phân loại, dán nhãn từng loại CTNH và lưu trữ tại khu CTNH, có để biển báo.
  • Công ty đã ký hợp đồng với Công Ty TNHH MTV Môi Trường Đô Thị Thành Phố Hồ Chí Minh để thu gom và xử lý CTNH.
  • Công ty lập Báo cáo quản lý CTNH của chủ nguồn thải CTNH định kỳ gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh để theo dõi và xác nhận.

4. Các vấn đề khác: Không có

…..

Phụ lục 1: Thống kê chất thải phát sinh

(Trường hợp có nhiều hơn một cơ sở phát sinh CTNH thì phân biệt rõ đối với từng cơ sở)

  1. Thống kê CTNH (bao gồm cả phát sinh thường xuyên và đột xuất): Tên chất thải Mã CTNH Số lượng (kg) Năm 201.. Phương pháp xử lý Tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTNH Ghi chú Tổng số lượng

3. Ka2) Thống kê các CTNH được tái sử dụng trực tiếp (nếu có): Không có

  1. Thống kê chất thải thông thường:

Tên chất thải Số lượng (kg/tháng) Phương pháp xử lý hoặc tái sử dụng Đơn vị xử lý hoặc tái sử dụng Chất thải rắn sinh hoạt Lưu trữ trong thùng hứa, được thu gom hàng ngày Chai nhựa thùng carton giấy các loại Lưu trữ trong thùng chứa, được thu gom hàng ngày Tổng số lượng

Phụ lục 2: Tất cả các liên Chứng từ CTNH và bản sao Hợp đồng chuyển giao( CTNH,chất thải sinh hoạt,chất thải công nghiệp) với (các) chủ hành nghề QLCTNH đã sử dụng trong kỳ báo cáo vừa qua (để gửi Sở Tài nguyên và Môi trường Tp. HCM theo dõi và xác nhận)

Trường hợp còn vướng mắc, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ 0283.8970681 hoặc gửi câu hỏi về [email protected] để được giải đáp.

Mục đích của việc báo cáo quan trắc môi trường định kỳ là theo dõi quan trắc số liệu của mỗi công ty. Đánh giá được tác động ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm phát sinh giúp công ty ngăn chặn được những vấn đề ô nhiễm. Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi nội dung Hướng dẫn báo cáo chất thải nguy hại định kỳ mới 2023 trong bài viết dưới đây.

Hướng dẫn làm báo cáo chất thải nguy hại
Hướng dẫn báo cáo chất thải nguy hại định kỳ mới 2023

1. Ai phải lập báo cáo quản lý chất thải nguy hại?

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực từ 01/01/2022 thì chỉ có chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại mới phải thực hiện báo cáo quản lý chất thải nguy hại, cụ thể tại khoản 6 Điều 85 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:

"Điều 85. Trách nhiệm của chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại ... 6. Lập, sử dụng, lưu trữ và quản lý chứng từ chất thải nguy hại, báo cáo quản lý chất thải nguy hại và hồ sơ, tài liệu, nhật ký liên quan đến công tác quản lý chất thải nguy hại theo quy định."Như vậy nếu trường hợp anh/chị không phải chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại thì không phải thực hiện báo cáo này và ngược lại.

Hiện nay theo pháp luật bảo vệ môi trường chưa có quy định về nội dung này, vì vậy chưa có thời hạn quy định phải lập báo cáo quản lý chất thải là khi nào.

Tuy nhiên anh/chị có thể tham khảo quy định trước đó về lập báo cáo này tại khoản 6 Điều 7 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT như sau:

"Điều 7. Yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý đối với chủ nguồn thải CTNH ... 6. Lập và nộp các báo cáo:

  1. Báo cáo quản lý CTNH định kỳ hàng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 (A) ban hành kèm theo Thông tư này và nộp Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo. Trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 12 Thông tư này, chủ nguồn thải CTNH chỉ báo cáo một lần trong thời hạn 01 (một) tháng kể từ ngày chấm dứt hoạt động;
  2. Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền."Như vậy theo quy định trước đây thời hạn để lập và nộp báo cáo quản lý chất thải nguy hại là trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo. Tuy nhiên hiện nay quy định này không còn hiệu lực và chỉ mang tính chất tham khảo.

3. Hướng dẫn báo cáo chất thải nguy hại định kỳ

– Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh, thu thập số liệu về hoạt động của cơ sở, điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa chất, kinh tế – xã hội liên quan.

– Xác định nguồn gây ô nhiễm như khí thải, chất thải rắn, nước thải, các chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của Cơ sở.

– Thực hiện việc lấy mẫu không khí nhà xưởng, nước thải, không khí xung quanh… sau đó đo đạc, đánh giá tác động của quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ lên môi trường. Đây là bước lâu nhất của việc lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ.

– Cam kết khắc phục các nội dung chưa đạt, biện pháp và thời gian khắc phục; cam kết vận hành và thực hiện thường xuyên các biện pháp xử lý, giảm thiểu chất thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của môi trường; cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Trình nộp báo cáo lên cơ quan chức năng có thẩm quyền để xem xét và giải quyết về Báo cáo giám sát môi trường định kỳ (Sở Tài nguyên và Môi trường, các phòng Môi trường ở quận, huyện).

4. Trường hợp không nộp báo cáo quản lý chất thải nguy hại thì có bị xử phạt hay không?

Nếu không thực hiện việc báo cáo định kỳ này thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 và điểm c, điểm d khoản 12 Điều 21 Nghị định 155/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:

"Điều 21. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  1. Không lập báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ theo quy định hoặc không lập báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  2. Kê khai không đúng, không đầy đủ chất thải nguy hại đã chuyển giao trong chứng từ chất thải nguy hại theo quy định;
  3. Không báo cáo theo quy định với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc lưu giữ chất thải nguy hại quá 06 tháng kể từ ngày phát sinh chất thải nguy hại trong trường hợp chưa tìm được chủ vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại phù hợp;
  4. Không chuyển chứng từ chất thải nguy hại cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định. ... 12. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  5. Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng trái quy định về bảo vệ môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 8 Điều này;
  6. Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu do hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này gây ra;
  7. Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này;
  8. Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra."Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 155/2016/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền với cùng hành vi vi phạm hành chính của cá nhân.

Trên đây là nội dung Hướng dẫn báo cáo chất thải nguy hại định kỳ mới 2023. Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích về nội dung trên. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp và tư vấn cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.