Hướng dẫn kiểm hàng may mặc

KCS/QC kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm, ngăn ngừa những sai hỏng không mong muốn của sản phẩm xảy ra trong quá trình sản xuất.

Nội dung, tiêu chuẩn cụ thể của việc kiểm tra chất lượng

Dựa vào quy trình công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật, mẫu đối, bảng phối màu, bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu và một số tài liệu liên quan khác để tiến hành kiểm tra, đối chiếu sản phẩm may hoàn tất với mẫu đối và hợp đồng đơn hàng.

  • Kiểm tra chất lượng bán thành phẩm: Dựa vào tiêu chuẩn kỹ thuật được yêu cầu - kiểm tra chất lượng bán thành phẩm xem có bị lỗi sợi, sùi chỉ, cắt sai/ lệch, bám bẩn không… trước khi cho lên chuyền
  • Kiểm tra nguyên phụ liệu: Kiểm tra, đối chiếu số lượng nguyên phụ liệu nhập về có khớp với kế hoạch sản xuất trên chuyền không. Kiểm tra trước khi sản xuất và được kiểm tra lại sau khi đã may thành sản phẩm để đánh giá xem có đạt yêu cầu hay không, về quy cách, màu sắc, chất liệu, phẩm chất…
  • Kỹ thuật lắp ráp: Kiểm tra xem các bước lắp ráp có đúng với quy trình công nghệ không; chú ý vị trí các chi tiết lắp ráp, đường may diễu, điểm đối xứng…
  • Đường kim mũi chỉ: Dựa vào hàng mẫu, cách sử dụng kim, quy cách mật độ mũi chỉ - kiểm tra các đường may, đường diễu có đúng yêu cầu không. Yêu cầu đường may phải thẳng, không vặn, nhăn, lỏng, bung sút; cự ly đường may, mật độ chỉ đúng quy định
  • Thông số kích thước: Kiểm tra xem hàng may có khớp với thông số kích thước theo yêu cầu, các chi tiết đối xứng có khớp không bằng cách đo bằng thước.

Lưu ý: khi đo cần để sản phẩm lên mặt phẳng, trải và vuốt êm tối đa rồi mới đặt thước đúng theo vị trí may để đo cho chính xác. Kiểm tra từng công đoạn may và kiểm tra lại sau khi may thành sản phẩm hoàn chỉnh.

  • Sự đồng màu: Kiểm tra xem các chi tiết trên sản phẩm có đồng màu không, trường hợp sản phẩm mẫu có nhiều màu thì kiểm tra xem vị trí màu và phối màu có khớp không
  • In, thêu: Trường hợp sản phẩm có in, thuê họa tiết, chi tiết cần kiểm tra xem có khớp với mẫu đối không, về: vị trí, hình dáng, màu, kỹ thuật…
  • Vệ sinh công nghiệp: Kiểm tra để chắc chắn rằng trên sản phẩm hoàn tất không còn các chi tiết thừa, như: đinh kẹp, kim gút, kim may, đốm bảng, biến màu, vết xước, vết bẩn, giấy, chỉ thừa…
  • Gấp, ủi: Sản phẩm sau khi kiểm tra và kết luận đạt phải được ủi phẳng toàn bộ, không bị xếp nếp, ố vàng, bẩn và được gấp đúng kỹ thuật, cân xứng các chi tiết.
  • Đóng gói: Kiểm tra để chắc chắn các thông tin in trên bao bì là đầy đủ và chính xác; kiểm tra quy cách in thùng, chất lượng thùng, keo dán thùng, nẹp đai thùng… đạt chuẩn

Nguyên tắc kiểm tra chất lượng hàng may trên chuyền

  • Nhân viên KCS/ QC cần nắm vững tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình công nghệ, quy chế sản xuất, mẫu chuẩn, yêu cầu của khách hàng theo hợp đồng để kiểm tra, đối chiếu tại chỗ hiệu quả, kịp thời phát hiện lỗi sai để sửa chữa, khắc phục nếu có.
  • Thông thường, mỗi người sẽ phải tự kiểm tra công đoạn may của mình, người làm sau kiểm tra chất lượng may của người làm trước và KCS/ QC kiểm tra tổng quát lại 100%, đảm bảo sản phẩm ở bước kiểm tra cuối không bị lỗi hoặc lỗi ít nhất
  • Giữ nguyên hiện trạng ban đầu của sản phẩm kiểm, tránh tác động làm thay đổi chất lượng như tháo rút đường chỉ, tháo gỡ đường may, tẩy xóa vết bẩn…
  • Cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác trong suốt quá trình thực hiện, đảm bảo không sót lỗi ảnh hưởng đến chất lượng đơn hàng
  • Ghi chép sai hỏng chi tiết (nếu có) vào từng phiếu cho từng sản phẩm kiểm tra, tránh xáo trộn, sai lệch…

Sưu tầm Internet.

-----------------

Madaocv.com - Dịch vụ đăng tin việc làm bằng tiếng Việt/Trung/Anh, quảng bá doanh nghiệp, giới thiệu sản phẩm, thanh lý hàng hóa, và các dịch vụ khác,..

Hotline: 0909173508 Zalo, 0911533003 Wechat

Email: 

Trước khi chọn mua bất kỳ một sản phẩm may mặc nào, bạn cần hiểu rõ quy trình kiểm tra chất lượng hàng may mặc để không phải mất tiền oan.

Hiểu rõ điều đó, Đồng Phục Thiên Phước xin chia sẻ đến bạn đầy đủ quy trình cũng như cách kiểm hàng may mặc. Cùng theo dõi để biết được những thông tin hữu ích nhé! 

Hướng dẫn kiểm hàng may mặc
Hướng dẫn cách kiểm hàng may mặc.

Xem thêm các bài viết tương tự:

  • Bảng size áo
  • Cách chọn size áo
  • Cách may đo đồng phục

Kiểm tra màu sắc và chất liệu vải là quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm may mặc đầu tiên mà bạn cần phải thực hiện.

Để có thể biết được chất liệu món đồ mà bạn chọn có phải làm từ vải Cotton hay không thì không quá khó.

Bạn chỉ cần dùng tay vò nhẹ một góc của món đồ đó sau đó nắm chặt vài giây rồi thả ra.

Hướng dẫn kiểm hàng may mặc
Kiểm tra chất lượng, màu của vải.

Nếu vải trở nên nhăn nheo như tờ giấy bị vò nát thì đó là chất liệu vải kém, trang phục đó kém chất lượng.

Sản phẩm đã qua các bước gia công để tạo form dáng và chắc chắn rằng chỉ 1 lần sau giặt trang phục mà bạn chọn sẽ xuống mã trông thấy.

Ngoài chất liệu vải bạn cũng cần chú ý đến màu sắc của trang phục, đừng bị đánh lừa bởi thị giác nhé.

Để chắc chắn màu sắc đó đúng là màu mà bạn đã đặt may với nhà sản xuất, để kiểm chứng điều này hãy lấy màu mẫu đặt cạnh bên bộ đồng phục mà nhà sản xuất vừa may xong để so sánh.

Chỉ như thế bạn mới biết được trang phục bạn đặt may có giống với màu sắc ban đầu hay không.

Đường chỉ may là một trong số những yếu tố cơ bản phần nào giúp bạn xác định được chất lượng hàng may mặc có đảm bảo tiêu chuẩn hay không, yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo độ bền của sản phẩm.

Để kiểm tra, bạn hãy tìm đến những vị trí khớp nối giữa hai mảnh vải với nhau, cầm vào hay bên đường may vào kéo nhẹ.

Hướng dẫn kiểm hàng may mặc
Cách kiểm hàng may mặc thông qua đường chỉ may.

Phép thử này sẽ giúp bạn biết được sản phẩm may mặc đó có được gia công tốt hay không.

Với những sản phẩm may mặc được gia công tốt sẽ có đường may thẳng và chỉ không bị lộ ra ngoài nếu có sẽ rất ít.

Ngược lại với những sản phẩm may mặc kém chất lượng, chúng ta sẽ thấy ngay được các đường may bị biến dạng sản phẩm sẽ rất xấu và mất tính thẩm mỹ.

Bên cạnh đó bạn cũng cần chú ý kiểm tra các nách kẹt và các chỗ đan nhau của đường may.

Đây thường là những vị trí bị lủng và sườn chỉ nhiều nhất.

Nếu đồng phục bạn chọn mắc phải những lỗi này sẽ rất dễ bị rách và có thể gây nên những tình huống dỡ khóc dỡ cười nơi công cộng.

Vậy nên, cách tốt nhất là kiểm tra thật kỹ đường may xem xem sản phẩm bạn chọn đã đáp ứng được những yêu cầu về đường may hay chưa nhé.

Với những sản phẩm có khóa kéo bạn cần ưu tiên lựa chọn những sản phẩm có phần khóa được giữ cố định bên trong hai lề vải.

Bởi nếu với thiết kế khóa kéo kiểu này sẽ giúp bạn có được độ bền lâu hơn và quá trình khóa kéo hoạt động trơn tru sử dụng lâu dài.

Hướng dẫn kiểm hàng may mặc
Khóa kéo có bền không?

Việc xác định khóa kéo chất lượng hay không cũng phần nào giúp bạn khẳng định được sản phẩm may mặc có độ hoàn thiện cao hay không.

Việc nhà sản xuất gia công mép vải cũng là một trong số những tiêu chí giúp bạn dễ dàng xác định được sản phẩm đó có chất lượng hay là không.

Thông thường những bộ quần, váy khi may thường gấp mép lề xấp xỉ khoảng 4cm.

Hướng dẫn kiểm hàng may mặc
Quy trình kiểm hàng may mặc.

Đối với những sản phẩm như áo sơ mi, Blouses, … thì phần mép chỉ được gấp tầm khoảng 2cm, như thế mới đảm bảo được độ bền cũng như chất lượng sản phẩm trong quá trình sử dụng.

Nếu sản phẩm được làm từ chất lượng vải co giãn hãy kiểm tra xem độ co giãn của vải có tốt không nhé.

Hãy kiểm tra bằng cách dùng tay kéo giãn một phần vải rồi thả ra, nếu sản phẩm bạn chọn có chất lượng cao thì form dáng vẫn sẽ giữ được sau khi tác động, còn nếu không sẽ bị giãn và mất đi thẩm mỹ.

Hướng dẫn kiểm hàng may mặc
Nếu sản phẩm trở về được trạng thái ban đầu thì sản phẩm đó tốt.

Do đó, nếu sản phẩm sau một hồi kéo giãn vẫn trở về được trạng thái ban đầu thì chứng tỏ sản phẩm đó tốt, chất lượng.

Mỗi sản phẩm đều có thành phần vải khác nhau và mỗi loại sợ đều có những ưu nhược điểm riêng.

Với những sản phẩm được làm từ vải sợi Cotton, len, tơ tằm thường có khả năng thấm hút cao, độ về cao, tuy nhiên lại dễ nhăn hơn các sợi nhân tạo.

Do đó, trong quá trình lựa chọn trang phục cho mình bạn không nên lựa chọn những sản phẩm được làm 100% từ sợi tự nhiên.

Hãy ưu tiên những trang bị được may từ vải hỗn hợp, tức là thành phần sợi tự nhiên chiếm 5 – 30% sợi nhân tạo bởi chúng sẽ đem lại độ bền cao và giữ dáng được tốt hơn sau khi giặt.

Những sản phẩm kém chất lượng thường không chú ý đến những chi tiết nhỏ như cúc áo vì thế mà chúng thường may bị lỗi.

Với áo sơ mi lỗi này rất dễ để kiểm tra, những sản phẩm có chất lượng thường cúc áo được may rất tỉ mỉ và cẩn thận, đường chỉ gia công chắc chắn và đặc biệt là không có xơ vải bị thừa ra ngoài.

Đối với áo đồng phục, bạn cần phải chú ý đến Logo và Slogan được may trên áo, hãy kiểm tra thật tỉ mỉ chi tiết này nhé, vì chỉ một sai sót nhỏ cũng sẽ để lại hậu quả lớn trên áo quần đồng phục.

Hướng dẫn kiểm hàng may mặc
Kiểm tra kỹ phần Logo.

Hãy kiểm tra Logo và Slogan nhà sản xuất may có đúng với mẫu và màu sắc ban đầu mà bạn chọn hay không.

Nếu không nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc quảng bá thương hiệu cũng như ý nghĩa của Slogan và Logo.

Xem thêm video sau về phương pháp kiểm hàng may mặc của thợ may bạn nhé:

Trên đây là quy trình kiểm tra chất lượng hàng may mặc mà Đồng Phục Thiên Phước muốn chia sẻ đến bạn.

Mong rằng với những thông tin hữu ích từ bài viết trên sẽ giúp bạn chọn được những mẫu quần áo chất lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng của chính mình.