Hướng dẫn khoanh bừa trắc nghiệm

Thời gian làm bài cho các môn thi trắc nghiệm trong kỳ thi THPT Quốc gia là 90 phút tưởng là dài nhưng lại trôi qua rất nhanh. Trong khoảng thời gian này, trong phòng thi, bạn phải chọn được đáp án đúng cho 50 câu hỏi. Thế nên, để làm bài thi trắc nghiệm đạt điểm cao, bạn phải lên “chiến thuật” làm bài, đồng thời nhận định các cấp độ khó-dễ của câu hỏi để phân bố thời gian cho hợp lý nhất. Sau đây thầy xin đưa ra một chiến thuật làm bài theo Thầy là hiệu quả để các em tham khảo
- Xem kỹ nhé càng cuối càng nhiều mẹo


-> BẤM VÀO HỌC VÀ XEM TẤT CẢ CLIP THẦY PHẠM QUỐC TOẢN

+ Bước 1: Câu hỏi dễ làm trước và chắc chắn đúng!

Hãy đọc lướt qua đề thi và nhận định câu khó-dễ. Nếu gặp câu hỏi dễ thì chọn ngay đáp án. Nhưng với những câu hỏi này bạn cũng cần tính toán cẩn thận để đáp án chắc chắn đúng vì bạn sẽ không có thời gian để quay lại kiểm tra. Sau khi làm xong các em nên ký hiệu vào bên cạnh, theo thầy nên ký hiệu là dấu “ü”. Những câu hỏi dễ là những câu chỉ cần đọc đầu bài là biết được đáp án hoặc chỉ cần áp dụng một hoặc hai công thức thì có kết quả ngay.

+ Bước 2: Làm hết các câu hỏi trung bình

Dạng câu hỏi trung bình là những câu khi đọc bạn biết hướng làm nhưng cần thời gian để suy nghĩ cách làm bài. Những câu hỏi độ khó trung bình đòi hỏi bạn vận dụng nhiều công thức và làm vài phép biến đổi mới cho ra được kết quả đúng. Trong khi làm bài thi, câu nào làm được đánh dấu “û” câu nào không làm ra, bạn đánh dấu lại “ý” để khi còn thời gian quay lại giải. Nếu làm không ra (Khoảng 2 phút), bạn nên giải tiếp câu khác không nên dừng lại ở một câu quá lâu để tránh mất thời gian. Sau khi làm hết câu hỏi trung bình với đáp án chắc ăn, bạn bắt tay giải quyết các câu hỏi khó. Mang theo đồng hồ vào phòng thi để căn giờ. Nhớ là ước tính thời gian trả lời cho phép của mỗi câu hỏi.

+ Bước 3: “Xử” các câu hỏi khó nuốt

Câu hỏi khó là những câu hỏi khi đọc qua bạn không hiểu gì hết và mù mờ luôn cách giải. Điều bạn cần làm là đọc câu hỏi kỹ và bắt tay làm cẩn thận từng câu. Khi làm bài nhớ chú ý thời gian làm bài. Câu hỏi khó các bạn ký hiệu “*“ cho thầy, câu nào chưa làm được thì đóng khung vuông lại    . Với câu hỏi loại này, khoảng 5-6 phút không làm ra là phải chuyển sang câu khác.

+ Bước 4: Nếu còn thời gian, giải các câu bạn đã bỏ qua

Có thể bạn đã bỏ qua một vài câu vì chưa tìm ra được cách giải, nhưng biết đâu đọc lại đề kỹ hơn, bạn thấy câu đó không khó nữa. Nếu còn nhiều thời gian ta nên tiếp tục tìm cách giải hết các câu hỏi còn lại. Các bạn có thể dùng phép phán đoán, suy luận… để chọn ra một đáp án bạn cảm thấy đúng nhất (Phương án loại trừ).

+ Bước 5: “Năm ăn năm thua”

Thời gian làm bài còn 5-7 phút các câu còn chưa làm được chúng ta đành phải sử dụng phương án hên xui. Nhưng để hên xui “hiệu quả” cũng phải có “bài”. Các phương án đúng A, B, C, D thường phân bố tương đối đều, khoảng 25% (12-13 câu). Chính thế nên ta lựa chọn phương án khoanh bừa như sau: Thống kê sơ lược số lượng các đáp án đã chọn A, B, C, D rồi xem đáp án nào đã chọn ít nhất thì chúng ta chọn cho các câu không làm ra. Khi đó tỉ lệ thành công sẽ là cao nhất.

(Thầy Phạm Quốc Toản - GV Lý THPT NTT - Thuộc ĐH Sư phạm - GV Tuyensinh247.com)

Việc học tổng ôn như thế nào?:  Trong giai đoạn hiện nay khi thời gian tới ngày thi THPT quốc gia 2016 đang đếm đến từng ngày. Vì vậy Tuyensinh247.com giới thiệu học sinh và bậc phụ huynh khóa học tổng ôn hệ thống hóa lại kiến thức, phân tích và luyện đề thi thử thpt quốc gia 2016 - Xem chi tiết link dưới đây:

(Tuyensinh247.com tổng hợp)

Kỳ thi tốt nghiệp THPT đang đến gần, đây là thời điểm nhiều học sinh đang gấp rút ôn bài và tìm hiểu các mẹo làm bài sao cho đạt hiệu quả tốt nhất so với năng lực của mình. Vậy cách lụi trắc nghiệm nào cho bài thi tốt nghiệp? Bài viết dưới đây thituyensinh.ican.vn sẽ hướng dẫn các em bí kíp khoanh trắc nghiệm lụi khi làm bài thi THPT mà không phải ai cũng biết.

Hướng dẫn khoanh bừa trắc nghiệm

Cách khoanh lụi trắc nghiệm nào để “chống liệt”.

1. Đối với thí sinh không làm được bất kỳ câu nào trong bài (cách khoanh bừa trắc nghiệm chống liệt)

Đây là mẹo khoanh trắc nghiệm dành cho những em chỉ muốn chống điểm liệt để đậu tốt nghiệp THPT (từ 1,25 điểm trở lên). Với phương pháp sau đây, xác suất để các em đạt trên 2 là khá cao. Lưu ý: Phương pháp này không phải là phương pháp tối ưu cho trường hợp thí sinh muốn đạt điểm cao trong bài thi trắc nghiệm.

Bước 1. Nhóm các các câu hỏi vào thành một nhóm:

Giả sử một đề thi trắc nghiệm có 40 câu, các em hãy nhóm 5 câu thành một nhóm: câu 1 đến 5, 6 đến 10, 11 đến 15, 16 đến 20, 21 đến 25, 26 đến 30, 31 đến 35 và 36 đến 40 (nếu đề thi 50 câu thì chia thành 10 nhóm).

Bước 2. Khoanh trắc nghiệm:

Ở bước này, các em hãy tiến hành khoanh cùng một đáp án cho các câu hỏi trong một nhóm theo tuần tự từ A, B, C, D. Ví dụ:

+ Nhóm 1 (từ câu 1 đến câu 5) chọn toàn bộ phương án A;

+ Nhóm 2 (từ câu 6 đến câu 10) chọn toàn bộ phương án B;

+ Nhóm 3 (từ câu 11 đến câu 15) chọn toàn bộ phương án C;

+ Nhóm 4 (từ câu 16 đến câu 20) chọn toàn bộ phương án D;

+ Nhóm 5 (từ câu 21 đến câu 25) tiếp tục quay vòng, chọn toàn bộ phương án A;

+ Nhóm 6 (từ câu 26 đến câu 30) chọn toàn bộ phương án B;

+ Nhóm 7 (từ câu 31 đến câu 35) chọn toàn bộ phương án C;

+ Nhóm 8 (từ câu 36 đến câu 40) chọn toàn bộ phương án D.

(Như ảnh minh họa dưới đây).

Hướng dẫn khoanh bừa trắc nghiệm

Ảnh minh họa

Với phương pháp này các em sẽ có cơ hội đạt mức điểm chống liệt khi xét tốt nghiệp THPT. Các em có thể đối chiếu với đáp án của một đề thi bất kỳ để kiểm chứng. Phương pháp này có thể áp dụng với bất kỳ môn nào thi trắc nghiệm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, các em chỉ dành phương pháp này để áp dụng cho một môn nào đó các em quá kém, chỉ cần đạt điểm chống liệt đảm bảo đỗ tốt nghiệp THPT và chỉ dồn sức cho các môn còn lại trong xét tuyển đại học.

2. Đối với thí sinh đã làm được bài và còn sót lại vài câu bế tắc

Phương pháp này là mẹo khoanh trắc nghiệm để các em thí sinh có thể làm bài một cách tốt nhất, tối ưu hóa điểm số với năng lực làm bài thực chất của mình.

– Làm các câu dễ trước: Câu dễ là dạng câu chỉ cần đọc câu hỏi là có thể biết đáp án hoặc áp dụng một hai công thức sẽ ra kết quả. Khi nhận được đề, các em hãy đọc lướt qua đề thi để có thể nhận định được câu hỏi dễ và câu hỏi khó trong bài thi. Nếu thấy câu nào dễ các em cần tính toán thật chắc chắn và chọn đáp án ngay.

– Làm các câu hỏi trung bình: Câu hỏi trung bình là dạng câu hỏi các em biết được cách làm sau khi đọc xong câu hỏi, tuy nhiên cần mất một khoảng thời gian nhất định để có thể đưa ra được đáp án do phải vận dụng nhiều công thức và tính toán. Trong khi làm bài, các em hãy đánh dấu câu nào không làm ra để sau có thể quay lại giải tiếp. Lưu ý: Không nên dừng lại giải một câu quá lâu để tránh mất thời gian (mỗi câu chỉ nên giải trong khoảng 2 phút).

– Giải các câu hỏi khó: Câu hỏi khó là dạng câu hỏi khi đọc qua các em không hiểu gì và cũng không biết cách để giải nó. Với dạng câu hỏi này, điều các em cần làm là đọc thật kỹ câu hỏi và làm thật cẩn thận từng câu (không quên chú ý thời gian làm bài), với câu hỏi này nếu trong khoảng 4 đến 5 phút không giải ra, các em hãy chuyển qua câu hỏi khác và đóng khung câu đó vào đề để đánh dấu.

– Quay lại giải các câu hỏi đã bỏ qua nếu còn thời gian: Trong quá trình làm bài, có thể sẽ có một vài câu các em chưa tìm ra được cách giải nhưng khi đọc lại lần nữa lại có thể nhớ ra cách giải. Các em có thể quay lại tìm cách giải các câu này trong trường hợp còn thời gian làm bài, nếu vẫn chưa giải ra các em có thể dùng phép suy luận và khả năng loại trừ để tìm ra đáp án.

– Chọn tất cả một đáp án với những câu đã “bó tay”: Các em hãy thống kê trong số các câu mình đã làm được, trong 4 đáp án A, B, C, D, đáp án nào ít xuất hiện nhất thì chọn đáp án đó cho toàn bộ cho những câu còn lại. Ví dụ: Trong tờ đáp án của các em, có 14 lần đáp án A, 7 lần đáp án B, 5 lần đáp án C, 8 lần đáp án D. Như vậy, tổng số đáp án C là ít nhất, nên 6 câu còn lại chưa làm được các em hãy chọn đáp án C.

Trên đây là những cách lụi trắc nghiệm để thí sinh không bị liệt. Thực tế rằng các bạn hãy ôn luyện thật kỹ, nắm chắc kiến thức và tự tin làm bài để tránh phải tìm các cách khoanh trắc nghiệm không bị liệt nữa nhé. Chúc các bạn vượt vũ môn thành công.

(Nguồn: Sưu tầm)