Hướng dẫn hoàn thuế hàn quốc

Ở Hàn Quốc áp dụng chế độ giữ và hoàn trả thuế. Tức là khi bạn làm việc thì một phần tiền lương của bạn sẽ được giữ một phần (원천징수) để đảm bảo nghịa vụ thuế. Cuối năm tùy theo hoàn cảnh và chi tiêu của bạn mà thuế sẽ được tính một lần, sau đó bạn sẽ được trả tiền nếu trong năm đấy số thuế bạn phải đóng nhiều hơn số thuế đã trưng thu. Ngược lại, sẽ cần đóng thêm bổ sung nếu trong năm đó bạn đóng ít hơn số tiền đã đóng.

Hướng dẫn hoàn thuế hàn quốc
Bạn cần tiến hành các bước tổng hợp các thu nhập và miễn giảm để đảm bảo quyền lợi về thuế

Ví dụ về hoàn thuế: mỗi tháng công ty giữ lại 15000won tiền lương của bạn, tổng cộng là 180000won trong cả năm. Tuy nhiên đến khi quyết toán thuế bạn chỉ phải trả 100,000. Chính phủ sẽ trả lại bạn 80000 won.

Hướng dẫn hoàn thuế hàn quốc
Ví dụ về hoàn thuế

Đối tượng đóng thuế tại Hàn Quốc và thời gian tiến hành hoàn thuế

Hướng dẫn hoàn thuế hàn quốc
Vào mỗi tháng năm, sinh viên sẽ được hoàn thuế.

Người có thu nhập. Có 2 đối tượng chủ yếu

  • Sinh viên (làm thêm, làm trên lab, làm trợ giảng hoặc ở văn phòng trường): Thực hiện quyết toán và hoàn thuế vào mỗi tháng 5. Phải tự làm nếu không sẽ bị mất quyền lợi
  • Người đi làm (làm E-1, E-3 ở trường, E-7 ở công ty, E-9 ở xưởng, E-10 ngoài biển…): Thực hiện quyết toán và hoàn thuế vào mỗi tháng 1 hoặc 2. Công ty sẽ hướng dẫn và hỗ trợ về quy trình hoàn thuế.

Hằng năm, khoản tiền này sẽ được hoàn lại một phần cho các bạn. Thêm vào đó, khoản tiền thuế được hoàn của mỗi người có thể sẽ khác nhau.

Hoàn thuế cho sinh viên

Cụ thể thì không phải mọi sinh viên đều sẽ được hoàn thuế mà chỉ những sinh viên có thu nhập mới được hoàn thuế. Nguồn thu nhập có thể từ

  • Đi làm thêm: Mức giữ lại 3.3%.
  • Đi làm trên lab hoặc ở trường: Mức giữ lại như người đi làm. Bao gồm phí nghiên cứu (연구비), học bổng của chính phủ hoặc của trường. Trường sẽ giữ lại trước khi chuyển vào sổ ngân hàng.

Khoản thuế giữ lại (원천징수) này chủ lao động giữ lại và nộp lên sở thuế thay cho bạn chứ chủ lao động không được giữ lại. Bạn có thể xin 원천징수영수증 mỗi tháng để làm bằng chứng. Khi hoàn thuế thì số thuế đã nộp sẽ được cấn trừ cho bạn.

Các cách tự đăng ký hoàn thuế vào tháng 5

Đăng ký hoàn thuế online

  • Các bạn làm như sau
  • Vào hometax.go.kr
  • Chọn “종합소득세신고”
  • Rồi làm đầy đủ các bước như sau
    Hướng dẫn hoàn thuế hàn quốc
    Bấm vào đây
    Hướng dẫn hoàn thuế hàn quốc
    Bấm vào đây
    Hướng dẫn hoàn thuế hàn quốc
    Bấm vào đây
    Hướng dẫn hoàn thuế hàn quốc
    Bấm vào đây
    Hướng dẫn hoàn thuế hàn quốc
    Bấm vào đây

Hướng dẫn hoàn thuế hàn quốc

Hướng dẫn hoàn thuế hàn quốc

Hướng dẫn hoàn thuế hàn quốc

Hướng dẫn hoàn thuế hàn quốc

Hướng dẫn hoàn thuế hàn quốc
Bấm vào nộp hồ sơ để hoàn tất

Cập nhật năm 2020

Năm 2020, thuế cho chính phủ và thuế khu vực (10% thuế chính phủ) được tách riêng ra, sau khi khai báo thuế chính phủ xong, màn hình này sẽ hiện ra

Hướng dẫn hoàn thuế hàn quốc

Bạn bấm vào nút 신고 được khoanh để khai báo thuế khu vực (chỉ cần bấm ok 2 lần là được, vì mức thuế này được tính dựa trên những gì bạn đã khai báo)

Nạp thuế qua app điện thoại

Sau khi khai báo thuế xong, nếu phải đóng thêm thuế bạn chỉ cần vào app của ngân hàng mình đang dùng, tìm mục “공과금”, bạn có thể nạp thuế từ đây.

Đăng ký hoàn thuế trực tiếp

  • Nếu bạn không tiện đăng ký online thì có thể tới đăng ký hoàn thuế trực tiếp tại Phòng thuế quận nơi bạn cư trú. Bạn ra 세무서 gần nhất để làm (dùng bản đồ và tìm “세무서”)
  • Giấy tờ cần mang theo : thẻ người nước ngoài, chuẩn bị cả số tài khoản nhận tiền hoàn thuế.
  • Không cần phải mang theo tờ khai thuế bên cục thuế gửi về nhà
  • Thủ tục gồm 3 bước:
    • B1: Rút số thứ tự. Dạo này người Hàn đến đăng kí 주택임대 nhiều nên phải đợi khá lâu. 90 số mất 2 tiếng rưỡi. Bình thường 세무서 nghỉ từ 12-13h nhưng dạo này đông người nên làm luôn buổi trưa. Các bạn nên đến sớm vào buổi sáng rút số thì đỡ phải đợi lâu. Thời gian làm việc từ 9am – 6pm
    • B2: khi đến số thứ tự bạn vào bên trong đưa chứng minh thư cho nhân viên, họ sẽ kiểm tra thông tin rồi đưa cho bạn tờ giấy tổng tiền thuế và số thứ tự để đợi tiếp.
    • B3: nhân viên đăng nhập vào hometax và đăng kí giúp bạn. Tuỳ từng người mà khi đăng kí phải chọn hạng mục khác nhau. Cần chuẩn bị sẵn thông tin nơi bạn đi làm thêm (số đăng ký kinh doanh – tên quán – tên chủ – địa chỉ – email – điện thoại).
    • B4: Nhân viên sẽ hỏi bạn số điện thoại và số tài khỏan ngân hàng nhận tiền.
  • Đăng kí ở cục thuế rất dễ, họ không hỏi gì đến visa hay giấy phép đi làm. Thời gian đăng ký đến 31 tháng 5 hàng năm

Hoàn thuế cho người đi làm

Thông thường công ty sẽ làm quyết toán và hoàn thuế vào mỗi tháng 1 hoặc 2. Công ty sẽ hướng dẫn và hỗ trợ về quy trình hoàn thuế. Tuy nhiên có một số trường hợp đặc biệt bạn cần tự tiến hành thêm một lần hoàn thuế vào tháng 5 như:

  • Bạn có nhiều khoản thu nhập lớn ngoài lương
    • Đầu tư chứng khoán
    • Tiền cho thuê nhà
  • Bạn tự kinh doanh vào năm trước khi đi làm ở công ty. (Nếu bạn chỉ đi làm ở 1 công ty trước đó và chuyển công ty, công ty sẽ làm giúp bạn)

Đăng ký hoàn thuế cho người đi làm

Các bạn cần nộp cho công ty

  • Giấy chứng minh chi tiêu rút từ hometax
  • Giấy đăng ký hoàn thuế

Cách rút giấy đăng ký hoàn thuế để nộp cho công ty

Các bạn làm theo các bước sau

Hướng dẫn hoàn thuế hàn quốc

Hướng dẫn hoàn thuế hàn quốc
Hướng dẫn hoàn thuế hàn quốc
Hướng dẫn hoàn thuế hàn quốc
Hướng dẫn hoàn thuế hàn quốc
Hướng dẫn hoàn thuế hàn quốc
Hướng dẫn hoàn thuế hàn quốc
Hướng dẫn hoàn thuế hàn quốc

Các điểm mới trong khấu trừ thuế năm 2021

  • Trẻ em phụ thuộc từ 7 tuổi trở lên mới được khấu trừ thuế
  • Mọi loại chi tiêu từ tháng 4 đến 7 năm 2020 đều được khấu trừ thuế 80% (do corona). Cụ thể

Hướng dẫn hoàn thuế hàn quốc

  • Tăng mức hoàn thuế tối đa cho chi tiêu. Cụ thể

Hướng dẫn hoàn thuế hàn quốc

  • Tăng mức hoàn thuế từ tiền thuê nhà cho người có thu nhập dưới 50 triệu won từ 40 triệu won lên 45 triệu won

Các lời khuyên khi đăng ký giảm trừ thuế

Nguồn: Hội trẻ em Hàn Quốc

Khi làm quyết toán thuế,có rất nhiều loại miễn giảm như người phụ thuộc, tiền y tế, phí giáo dục, bảo hiểm, tiền tiêu dùng, … Nếu 2 vợ chồng cùng đi làm và cùng phải quyết toán thuế, theo luật cần khai báo để “KHÔNG CÓ KHOẢN MIỄN GIẢM CHUNG NÀO TRÙNG LẶP”, ví dụ con cái phụ thuộc để miễn giảm chỉ được để bên bố hoặc mẹ chứ không được cả 2.

Vậy vấn đề là làm thế nào để đăng ký miễn giảm được tối ưu nhất: người phụ thuộc (con cái, bố mẹ, …) để bên nào, tiền y tế để bên nào, tiêu dùng bằng thẻ của ai, …?

Dưới đây là một số lời khuyên để tối ưu hóa khi 2 vợ chồng cùng đi làm và cùng làm quyết toán thuế.

1. Vấn đề người phụ thuộc:

Miễn giảm người phụ thuộc gồm có miễn giảm cơ bản (khấu trừ thu nhập 1.5 triệu), những miễn giảm thêm vào như tiền y tế, tiền tiêu dùng, tiền học phí, bảo hiểm của người phụ thuộc, tiền sinh con (300k cho con đầu, 500k cho con thứ 2). Cần khai báo người phụ thuộc ở bên bố hoặc bên mẹ, khi đó chỉ 1 bên được hưởng hết cả miễn giảm cơ bản + miễn giảm khác; chứ không thể miễn giảm cơ bản bên bố và miễn giảm học phí bên mẹ được.

Tip: THÔNG THƯỜNG, người phụ thuộc nên được add bên có thu nhập cao hơn.

Chú ý: Nếu sinh con thứ 2, được giảm 500k tiền thuế. Tuy nhiên nếu khai báo phụ thuộc bé đầu bên bố, bé thứ 2 bên mẹ; thì ở bên mẹ con thứ 2 lại chỉ được tính là con đầu -> chỉ được nhận 300k. Lúc này cần khai báo 2 con ở 1 bên.

2. Tiền y tế:

Để được miễn giảm này, tiền y tế cần tiêu > 3% thu nhập. Do đó, nên cộng gộp tiền y tế của bố, mẹ và người phụ thuộc vào 1 bên. Nếu không cộng gộp mà để riêng, tiền y tế ở mỗi bên có thể < 3% ở cả 2 bên trong khi nếu cộng lại lại có thể > 3% ở 1 bên nào đó.

Tip: THÔNG THƯỜNG, tiền y tế nên cộng lại và để bên thu nhập thấp hơn (sẽ dễ vượt qua mức 3%).

Chú ý: Chỉ duy nhất tiền y tế có thể cộng gộp 2 vợ chồng và để 1 bên.

3. Tiền tiêu dùng:

Tương tự tiền y tế, tiền tiêu dùng phải > 25% thu nhập mới được miễn giảm. Do đó, tiền tiêu dùng nên để 1 phía như tiền y tế. Tuy nhiên khác với tiền y tế, tiền tiêu dùng không được cộng gộp 2 phía lại. Do đó, từ đầu năm, nên có kế hoạch để chỉ tiêu tiền ở 1 phía, nghĩa là chỉ nên tiêu bằng thẻ của bố hoặc mẹ.

Tip: THÔNG THƯỜNG, nên tiêu bằng thẻ ở bên thu nhập thấp hơn.Tip 2: Khi tiêu ban đầu nên tiêu bằng thẻ tín dụng, ước lượng khi đã tiêu được khoảng 25% lương thì chuyển sang thẻ check, tiền mặt (mua hàng online dùng hóa đơn tiền mặt cũng là tiền mặt).

4. Tiền bảo hiểm (bảo hiểm ô tô, nhân thọ, 실피보험, …)

Có 1 số lưu ý:

  • Nếu chồng ký hợp đồng bảo hiểm, người được hưởng bảo hiểm là vợ -> cả 2 đều không được hưởng miễn giảm thuế tiền bảo hiểm. Do đó, người ký hợp đồng và người hưởng bảo hiểm nên là 1 người.
  • Nếu chồng ký hợp đồng bảo hiểm, người được hưởng bảo hiểm là cả vợ & chồng => chỉ có chồng được miễn giảm thuế.
  • Nếu con khai phụ thuộc bên bố, mẹ ký hợp đồng bảo hiểm cho con => cả 2 đều không được miễn giảm. Do đó con phụ thuộc ai thì người đó nên mua bảo hiểm cho con.

5. Tiền giáo dục:

Tương tự tiền bảo hiểm nếu thanh toán bằng thẻ.Khi thanh toán tiền học cho con bằng chuyển khoản, cần xin 납입증명서, và add con phụ thuộc bên nào thì số tiền giáo dục cần để bên đó.

Các lời khuyên trên đây thường là đúng cho đa số trường hợp. Tuy nhiên thực tế trường hợp của bạn có thể khác nên cần vận dụng linh hoạt.

Ví dụ 1: Tiền y tế, tiêu dùng nên để bên lương thấp hơn; nhưng trường hợp lương lại thấp ở mức không cần đóng hoặc chỉ đóng rất ít thuế thì việc này lại thành vô nghĩa.

Ví dụ 2: Gia đình hay gom order mua đồ về VN, tiền tiêu dùng lên đến hàng trăm triệu Won, thì cần phân ra tiêu thẻ của cả 2 bên thay vì chỉ 1 bên, vì miễn giảm tiêu dùng cũng có giới hạn trên.

Ví dụ 3: Có 1 người được hưởng miễn giảm DN vừa và nhỏ, thuế miễn lên đến 100% (tùy theo năm mà mức khác nhau) thì người này tiền thuế rất ít hoặc không có -> chỉ tập trung các miễn giảm cho người còn lại.Và còn rất nhiều trường hợp khác nữa.

Giải đáp từ a – z về thủ tục đăng ký hoàn thuế

1. Ai phải nộp thuế thu nhập

  • Đối với người có thu nhập (tiền lương, cổ tức, bảo hiểm, …) đều phải nộp thuế.
  • Tuy nhiên, gia đình có người khuyết tật hay bị bệnh nan y thì sẽ được khấu trừ thuế.

2. Về việc khai thuế cho thu nhập khác kiếm được từ quỹ nghiên cứu của sinh viên

  • Sinh viên đại học và sau đại học được yêu cầu nộp thu nhập khác có được từ các quỹ nghiên cứu. (Bao gồm cả thu nhập mà họ nhận được trong dự án nghiên cứu của họ vào ngày 25 hàng tháng). Cho đến ngày 31 tháng 5, thông qua trang web của Dịch vụ Thuế Quốc gia: http://www.hometax.go.kr.
  • Mức thu nhập khác bằng tổng thu nhập sau khi trừ các chi phí cần thiết. Ví dụ: Thu nhập (3 triệu won) = Tổng thu nhập (15 triệu won) – Các chi phí cần thiết (12 triệu won).

3. Về thời gian, địa điểm

  • Thời gian: từ 01/05 – 31/05 hằng năm.
  • Địa điểm: Cơ quan thuế của Quận nơi bạn cư trú.

4. Mọi thắc mắc khác về thủ tục vui lòng liên hệ

  • Trung tâm thông tin văn phòng thuế quốc gia: 126. Nhấn phím 1 để được tư vấn thuế và nhấn 4 cho thuế thu nhập dành cho người nước ngoài.

Hãy thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ. Một là để tuân thủ nghiêm túc pháp luật Hàn Quốc. Hơn nữa, sau cùng, bạn vẫn sẽ được hoàn lại khoản thuế đã đóng. Bằng việc thực hiện đầy đủ các bước mà chúng tôi hướng dẫn, tax refund sẽ sớm về với bạn.

Thông tin thêm:

+ Hội Nhập Hàn Quốc là trang thông tin điện tử cung cấp các tin tức, chia sẻ kinh nghiệm cuộc sống hoàn toàn miễn phí dành cho cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc

+ Hội Nhập Hàn Quốc được bảo trợ bởi Hanvietair.com. Tổng đại lý hanvietair là đại lý vé máy bay uy tín, cung cấp vé máy bay giá rẻ chặng Hàn-Việt, Việt-Hàn với số cân ký gửi cao hơn so với bạn mua trên web hãng. Khi mua vé ở Hàn Việt Air, bạn được ngay 2 kiện 46kg hoặc 55kg ký gửi của Vietnamairline, Asiana hoặc Bamboo. Ủng hộ hanvietair cũng chính là ủng hộ Hội Nhập Hàn Quốc để chúng tôi có thể đưa đến nhiều thông tin hữu ích hơn cho cộng đồng. Liên hệ ngay tại link sau m.me/hanvietair247 hoặc hotline: 010-3546-3396