Hướng dẫn hạch toán tiền công tác phí

40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị, công tác phí quy định: “Căn cứ quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, căn cứ tính chất công việc của chuyến đi công tác và trong phạm vi nguồn kinh phí được giao; thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét duyệt cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được đi công tác bằng phương tiện máy bay, tàu hỏa, xe ô tô hoặc phương tiện công cộng hoặc các phương tiện khác bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả”.

- Tại điểm b Khoản 2 Điều 5 quy định khoán tiền tự túc phương tiện đi công tác như sau:

“b) Đối với cán bộ, công chức, viên chức không có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô khi đi công tác, nhưng nếu đi công tác cách trụ sở cơ quan từ 10 km trở lên (đối với các xã thuộc địa bàn kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) và từ 15 km trở lên (đối với các xã còn lại) mà tự túc bằng phương tiện cá nhân của mình thì được thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách địa giới hành chính và giá xăng tại thời điểm đi công tác và được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.”.

- Tại khoản 7 Điều 14 quy định: “Trường hợp các bộ, ngành, địa phương chưa ban hành văn bản quy định mức chi cụ thể, thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị căn cứ mức chi quy định tại Thông tư này quyết định mức chi công tác phí, chi hội nghị trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị nhưng tối đa không vượt quá mức chi quy định tại Thông tư này, đảm bảo tiết kiệm, tránh lãng phí, trong phạm vi dự toán nguồn kinh phí được cấp có thẩm quyền giao”.

Theo các quy định nêu trên, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị căn cứ vào tính chất công việc của chuyến đi công tác để xem xét, quyết định duyệt phương tiện đi lại cho người được cử đi công tác; đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả.

Trường hợp, người đi công tác tự túc phương tiện cá nhân để đi công tác và được thanh toán tiền tự túc phương tiện đi công tác, thì số “km” được thanh toán khoán theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư số 40/2017/TT-BTC là khoảng cách từ trụ sở cơ quan đến nơi đến công tác tính theo địa giới hành chính bao gồm cả lượt đi và lượt về, phù hợp với hành trình công tác và được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị. Đơn giá khoán đảm bảo tiết kiệm, tối đa không quá mức quy định tại Điều 22 Nghị định số 04/2019/NĐ-CP ngày 22/4/2019 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô và điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư số 40/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Chứng từ thanh toán tiền công tác phí đảm bảo theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính và theo các quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị.

Khi công ty có hoạt động điều động nhân sự đi công tác hay mời các chuyên gia từ nước ngoài về Việt Nam, kế toán sẽ phải hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp để đảm bảo thông tin kế toán có tính chuẩn xác. Cách hạch toán vé máy bay như thế nào? Cần những điều kiện gì để hợp lý hóa chi phí vé máy bay? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Hướng dẫn hạch toán tiền công tác phí

Hướng dẫn hạch toán tiền công tác phí

Hướng dẫn hạch toán tiền công tác phí

1. Hạch toán chi phí vé máy bay tại doanh nghiệp

Chi phí vé máy bay tại doanh nghiệp được hạch toán cụ thể như sau:

Nợ TK 641, 642 – Tùy vào mục đích mua vé máy bay mà cho vào tài khoản phù hợp

Nợ TK 133 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331

Bài tập ví dụ hạch toán vé máy bay

Tại công ty A, tháng 6/2021 tiến hành mua vé máy bay cho nhân viên bộ phận quản lý đi công tác, chi tiết mua vé theo bảng, thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng:

Tiền vé Thành tiền (VND)

  1. Giá cước bay:
  2. Thuế GTGT:
  3. Thuế phí khác

– Lệ phí sân bay:

– Phí soi chiếu an ninh:

– Phí khác:

– Thuế GTGT của phí khác:

4,080,000

408,000

560,000

80,000

400,000

40,000

Tổng số tiền thanh toán 5,568,000

Công ty A áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200.

Căn cứ vào hướng dẫn tại thông tư 200, kế toán viên công ty A hạch toán chi phí vé máy bay theo thông tin trên hóa đơn như sau:

Nợ TK 642 (4.080.000+560.000+80.000+400.000) = 5.120.000

Nợ TK 1331: 408.000+40.000= 448.000

Có TK 112: 5.568.000

\>> Xem thêm: Hướng dẫn hạch toán tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp theo thông tư 200

2. Điều kiện để chi phí vé máy bay được tính vào chi phí hợp lý

Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định:

Hướng dẫn hạch toán tiền công tác phí

Căn cứ vào Điểm 2.9 Khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định:

Chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

2.1. Trường hợp doanh nghiệp mua vé máy bay trực tiếp tại Đại lý

Theo quy định về hóa đơn, chứng từ, để khoản chi đáp ứng đủ điều kiện là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN, chi mua vé máy bay tại đại lý cần có đầy đủ các giấy tờ sau:

  • Hóa đơn
  • Vé máy bay
  • Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt (nếu giá trị thanh toán trên 20 triệu đồng.

\>> Xem thêm: Hướng dẫn cách tính thuế TNDN mới nhất

2.2. Trường hợp doanh nghiệp mua vé máy bay qua website thương mại điện tử

Trường hợp doanh nghiệp có mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho người lao động đi công tác để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là:

  • Vé máy bay điện tử
  • Thẻ lên máy bay.
  • Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt

Trường hợp doanh nghiệp không thu hồi được thẻ lên máy bay của người lao động thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.

2.3. Trường hợp người lao động mua vé máy bay

Nếu doanh nghiệp khoán cho cá nhân tự mua vé máy bay, thanh toán bằng thẻ ATM hoặc thẻ tín dụng mang tên cá nhân, sau đó về thanh toán lại với doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có đủ hồ sơ, chứng từ, chứng minh khoản chi phí này phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại, tiền ở, tiền phụ cấp.

  • Vé máy bay.
  • Thẻ lên máy bay.
  • Các giấy tờ liên quan đến việc điều động người lao động đi công tác
  • Quy định của doanh nghiệp cho phép người lao động thanh toán công tác phí bằng thẻ cá nhân do người lao động được cử đi công tác là chủ thẻ và thanh toán lại với doanh nghiệp.
  • Chứng từ thanh toán của doanh nghiệp cho cá nhân mua vé.
  • Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của cá nhân.

2.4. Trường hợp mua vé máy bay cho chuyên gia nước ngoài hoặc mua vé máy bay của hãng nước ngoài

Căn cứ vào công văn 18791/CT-TTHT ngày 06/11/2017 của cục Thuế tỉnh Bình Dương; công văn 8199/CT-TTHT ngày 24/08/2017 và công văn 5645/CT-TTHT ngày 14/06/2018 của cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh:

  • Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi, chi phí đi lại, phục vụ ăn uống của chuyên gia nước ngoài được phía Việt Nam chi trả theo quy định trong hợp đồng được tính vào chi phí được trừ.
  • Đối với trường hợp mua vé máy bay của hãng nước ngoài cho nhân viên công ty đi công tác, công ty có nghĩa vụ khấu trừ, khai và nộp thuế nhà thầu, thuế GTGT không phải khấu trừ đối với hoạt động vận tải quốc tế.

**Lưu ý: Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động thì không được tính vào chi phí hợp lý.

Kết bài

Hạch toán chi phí vé máy bay là nghiệp vụ kế toán tương đối phổ biến tuy nhiên vẫn khó tránh được sai sót do xác định sai loại tài khoản. Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn hạch toán thuần thục khi gặp nghiệp vụ này.

Để đảm bảo tính chính xác, hiệu quả trong việc hạch toán thì việc sử dụng các phần mềm kế toán online được coi là giải pháp tối ưu đối với các doanh nghiệp. Một trong số những phần mềm được tin dùng nhất hiện nay chính là phần mềm kế toán online MISA AMIS.

Phần mềm MISA AMIS Kế toán đã thiết lập sẵn danh sách các cặp định khoản tự động gắn loại chứng từ: thu tiền mặt, chi tiền mặt, thu tiền gửi, chi tiền gửi, giúp giảm thiểu các thao tác của kế toán khi nhập chứng từ. Khi đó, kế toán chỉ cần chọn nghiệp vụ phát sinh, hệ thống sẽ tự động ngầm định luôn tài khoản Nợ, Có trên chứng từ.