Hướng dẫn cách cổ vũ đúng cách năm 2024

- Từ giữa thai kỳ cho đến 30 - 40 giờ sau khi sinh, cơ chế sinh sữa và tạo sữa được điều khiển bởi hócmon ("endocrine/ hormonal control") - 2 hocmon chính là hocmon prolactin tạo sữa và hocmon oxytocin tiết sữa. Vậy nên, mặc dù sữa non đã được tạo sẵn trong thai kỳ sẽ không tiết ra cho đến khi có sự kích thích của hocmon oxytocin.

- Có một số yếu tố khác giúp não xuất hocmon oxytocin sau khi sinh bao gồm:

+ Mẹ da kề da với trẻ sơ sinh ngay trong sau khi sinh (càng sớm càng tốt).

+ Tại quầng vú mẹ có đầu dây thần kinh kích thích lên não, kích thích hocmon oxytocin, vị trí của đầu dây thần kinh này được xác định ở trên quầng vú, cách chân ti 1-1.5cm, góc 7 giờ ở vú phải và đối xứng góc 5 giờ ở vú trái.

+ Ở một số mẹ, chỉ cần nghe con khóc, nhìn ảnh con (nếu con bị cách ly) cũng có thể kích thích được hocmon này.

Hướng dẫn cách cổ vũ đúng cách năm 2024

NGUYÊN NHÂN KHÔNG CÓ KHỚP NGẬM ĐÚNG:

- Bé nằm quá cao hoặc xa mẹ, cổ bị gập lại.

- Bé ngậm đầu ti, thay vì quầng vú.

- Bé không đói hoặc chưa thật sự cần bú (có thể vì đã bú sữa ngoài hoăc buồn ngủ), không há miệng đủ to để ngậm sâu.

- Ngực mẹ quá căng, nên quầng vú không ép vào được (vắt bớt vài giọt sữa, và massage quầng vú cho mềm trước khi cho bé bú.

LỢI ÍCH CỦA KHỚP NGẬM ĐÚNG:

- Giúp lưỡi massage vào đúng đầu dây thần kinh, phản xạ tiết sữa mất khoảng 2 phút từ khi đầu dây thần kinh được kích thích.

- Giúp lưỡi và vòm họng trên "ép vắt sữa" ngay phần ống dẫn sữa phình ra to nhất mỗi đợt tiết sữa giúp bé bú được nhiều hơn, ống sữa thông nhanh hơn.

- Vị trí cổ ngửa giúp bé nuốt dễ hơn, đồng thời khi đầu bé không tì lên ngực mẹ giúp các ống sữa chảy thông thoáng hơn.

- Tạo sự chênh lệch áp suất trong họng và bên ngoài tạo thành lực hút ổn định và "bám chắc", giúp tối ưu lượng sữa truyền từ mẹ sang con.

CÁCH ĐỂ CÓ KHỚP NGẬM ĐÚNG:

- Mẹ chọn tư thế nằm hoặc ngồi thoải mái, người bé áp sát vào người mẹ (tiếp da càng tốt).

- Lau đầu ti mẹ bằng nước sạch (hoặc khi đã có sữa, thì lau bằng sữa mẹ).

- Đưa đỉnh ti chạm môi trên của bé, nếu bé sẳn sàng để bú, bé sẽ há miệng rộng (lưỡi bé lè dài ra phía trước).

- Một bàn tay mẹ đỡ cổ bé, để đầu bé ngửa ra thoải mái, cằm bé tựa bầu vú mẹ (phần dưới).

- Bàn tay kia tạo thành chữ C, ngón tay cái ấn nhẹ phia trên để hướng đỉnh ti lên phía môi trên của bé.

- Đặt môi dưới của bé vào mép dưới của quầng vú (khoảng 1.5cm từ chân ti) cho bé bắt đầu ngậm từ môi dưới.

- Đỉnh đầu ti lọt qua môi trên vào miệng bé, bé sẽ tự động ngậm được sâu và chắc.

Hướng dẫn cách cổ vũ đúng cách năm 2024

Những điểm cần lưu ý:

  • Bạn thấy màu hồng của môi trẻ: Môi trẻ được mở ra ngoài không bị vặn hay mím vào phía trong.
  • Miệng trẻ gắn chặt vào quầng vú: Trẻ ngậm vú kín miệng.
  • Phần lớn quầng vú (ít nhất có đường kính 5cm) nằm trong miệng trẻ: Khi trẻ đang mút, bạn không nhìn thấy núm vú, mà chỉ thấy phần bên ngoài của quầng vú.
  • Lưỡi của trẻ nằm giữa phần nướu (lợi) dưới và vú: Cách ngậm vú đúng, lưỡi trẻ sẽ mở về phía nướu dưới, tạo thành một vùng lõm quanh núm vú và làm giảm bớt áp lực từ hàm.
  • Tai trẻ khẽ động đậy: Trong suốt quá trình chủ động mút và nuốt, các cơ phía trước tai của trẻ sẽ chuyển động, cho thấy hành động mút mạnh mẽ và hiệu quả bằng toàn bộ hàm dưới.
  • Nghe thấy tiếng trẻ nuốt: Trong những ngày đầu sau khi ra đời, trẻ có thể mút 5 đến 10 lần trước khi nghe thấy tiếng trẻ nuốt, vì sữa non tiết ra rất ít. Sau khi sữa đã ra đều, tiếng nuốt sẽ rõ ràng hơn. Khi trẻ mút và kích thích phản ứng tiết sữa, bạn sẽ nghe thấy tiếng trẻ nuốt mỗi khi trẻ mút 1 hoặc 2 lần. Việc chủ động mút và nuốt này cần tiếp tục kéo dài trong 5 đến 10 phút ở mỗi bên vú.
  • Sữa không bị rỉ ra nhiều từ các góc miệng của trẻ: Trẻ đã nuốt được sữa.
  • Không nghe thấy tiếng lách chách: Nghĩa là trẻ không đặt lưỡi đúng chỗ và không ngậm vú đúng cách.
  • Không thấy bầu má (phần giữa của má trẻ hóp vào) trẻ trong khi mút. Điều này có thể cho thấy trẻ không ngậm chặt vú và đang không mút được lúc chuyển động nướu và lưỡi. Hãy kéo trẻ ra và cho ngậm lại.

Tại Bệnh viện Quốc tế Phương Châu, hàng tháng có mở lớp học Kiến thức cho mẹ và bé nhằm giúp các bà mẹ có được những thông tin, kiến thức bổ ích về dinh dưỡng, các cách thức chăm sóc, rèn luyện sức khỏe trước khi sinh, cách chăm sóc trẻ sơ sinh, đặc biệt lớp học còn được các bác sĩ giải đáp những thắc mắc cho các mẹ về tâm lý trong thời kỳ thai sản, tâm lý bà mẹ sau khi sinh con, giúp các bà mẹ có những bước chuẩn bị sẵn sàng bước vào thời kỳ làm mẹ.