Hợp đồng cộng tác viên được ký bao nhiêu lần năm 2024

Ông Lê Minh Hiếu (Hà Nội) hỏi, công ty tôi muốn thuê 1 người lao động làm công việc kế toán trong thời gian 6 năm bằng hợp đồng cộng tác viên có được hay không?

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời ông Lê Minh Hiếu như sau:

Khái niệm cộng tác được hiểu là quá trình trao đổi, trợ giúp, phối hợp, cùng làm chung giữa một nhóm người nhằm đạt được một mục tiêu chung. Cộng tác viên là cá nhân làm việc theo chế độ cộng tác với một tổ chức và không thuộc biên chế của tổ chức đó.

Hợp đồng với cộng tác viên thường được áp dụng đối với cá nhân thuộc một tổ chức này cộng tác làm một công việc cụ thể ở một tổ chức khác; hoặc cá nhân có chuyên môn khoa học công nghệ cộng tác với một tổ chức để nghiên cứu một đề tài khoa học công nghệ; hoặc cá nhân có chuyên môn nghiệp vụ ở một lĩnh vực cụ thể cộng tác với cơ quan, đơn vị báo chí để viết, cung cấp tin, bài, ảnh liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ đó…

Cộng tác viên được trả thù lao theo từng công việc hoàn thành, hoặc theo tiến độ thực hiện công việc. Thời hạn thực hiện hợp đồng cộng tác viên do các bên thỏa thuận, phù hợp với công việc và tiến độ thực hiện công việc.

Trên thực tế, có một số tổ chức, doanh nghiệp sử dụng văn bản có tên gọi là hợp đồng cộng tác viên để áp dụng cho quan hệ lao động (là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động), là trái với quy định của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động, nhằm trốn tránh nghĩa vụ đóng nộp BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc, không bảo đảm quyền lợi của người lao động khi tham gia quan hệ lao động.

Trường hợp công ty của ông Lê Minh Hiếu cần thuê, sử dụng lao động làm công việc kế toán trong thời gian 6 năm, không nên giả cách hình thức hợp đồng cộng tác viên.

Để phù hợp với quy định của pháp luật, công ty có thể lựa chọn, ký kết, thực hiện hợp đồng theo một trong hai phương án sau:

  1. Phương án thứ nhất ký kết hợp động lao động với người lao động: Đại diện theo pháp luật của công ty ký kết hợp đồng lao động xác định thời hạn 3 năm (quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 22 Bộ luật Lao động) với người lao động có đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm kế toán, kế toán trưởng, phụ trách kế toán, quy định tại Khoản 1, Điều 51 Luật Kế toán, Điều 21 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán. Khi hết hạn hợp đồng lao động xác định thời hạn 3 năm (lần thứ nhất), người sử dụng lao động và người lao động ký kết hợp đồng lao động xác định thời hạn 3 năm (lần thứ hai), cho đủ 6 năm. Quyền và nghĩa vụ của hai bên giao kết hợp đồng lao động thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động.

Người lao động theo hợp đồng lao động làm kế toán có quyền và trách nhiệm theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 51 Luật Kế toán. Người lao động theo hợp đồng lao động làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán có quyền và trách nhiệm của kế toán trưởng quy định tại Điều 55 Luật Kế toán.

  1. Phương án thứ hai ký kết hợp đồng dịch vụ kế toán với đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán: Căn cứ quy định về hợp đồng dịch vụ tại Mục 9 (Điều 513 đến Điều 523) Bộ luật Dân sự và quy định về thuê dịch vụ làm kế toán, dịch vụ làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán tại Điều 22 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP, công ty ký kết hợp đồng dịch vụ kế toán với đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán để thuê dịch vụ làm kế toán, dịch vụ làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán. Thời hạn thực hiện hợp đồng dịch vụ do hai bên thỏa thuận.

Đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán có trách nhiệm cử người làm dịch vụ kế toán, kế toán trưởng, phụ trách kế toán cho khách hàng bảo đảm đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Khoản 1, Điều 51, Điều 56, Điều 58 Luật Kế toán và không thuộc các trường hợp không được làm kế toán hoặc không được cung cấp dịch vụ kế toán quy định tại Điều 19 và Điều 25 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP.

Người được thuê làm dịch vụ kế toán có quyền và trách nhiệm của người làm kế toán quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 51 Luật kế toán. Người được thuê dịch vụ làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán có quyền và trách nhiệm của kế toán trưởng quy định tại Điều 55 Luật Kế toán.

*Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.

Hiện nay, nhiều trường hợp người lao động và người sử dụng lao động áp dụng hình thức giao kết hợp đồng cộng tác viên để hạn chế các thủ tục về bảo hiểm xã hội, kỷ luật lao động… Vậy hợp đồng cộng tác viên là gì? Đó có được xem là hợp đồng lao động không?

Hợp đồng cộng tác viên được ký bao nhiêu lần năm 2024

Hợp đồng cộng tác viên có được xem là hợp đồng lao động? (Hình từ Internet)

1. Hợp đồng cộng tác viên là gì?

Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về thế nào là hợp đồng cộng tác viên. Tuy nhiên, về bản chất thì hợp đồng cộng tác viên có thể được xem là hợp đồng dịch vụ.

Theo Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc là cộng tác viên và bên thuê dịch vụ là bên nhận cộng tác viên làm việc, đồng thời phải trả tiền dịch vụ cho bên cộng tác viên.

Hợp đồng cộng tác viên thường được giao kết với một bên là thương nhân, và áp dụng chủ yếu là Luật Thương mại 2005.

2. Hợp đồng cộng tác viên có được xem là hợp đồng lao động?

Căn cứ khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động được quy định là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

Căn cứ quy định nêu trên, nếu hợp đồng cộng tác viên đáp ứng các điều kiện sau thì sẽ được xem là hợp đồng lao động:

- Có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương.

- Có nội dung thể hiện về sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên.

Nếu hợp đồng cộng tác viên được xác định là hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động và người lao động phải tuân thủ các quy định của Bộ luật lao động (như đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp,...). Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa hợp đồng lao động và hợp đồng dịch vụ.

Như vậy, tùy từng trường hợp mà hợp đồng cộng tác viên có thể được xem là hợp đồng lao động hoặc hợp đồng dịch vụ. Tên gọi của hợp đồng không phải là yếu tố quan trọng quyết định hợp đồng đó có phải hợp đồng lao động hay không.

Hợp đồng cộng tác viên tối đa bao nhiêu năm?

Như vậy, thời hạn hợp đồng cộng tác viên từ 12 tháng đến 36 tháng tùy theo sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động.

Hợp đồng công tác là gì?

Hợp đồng cộng tác viên là gì? Dựa theo quy định tại Điều 513 Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng cộng tác viên là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.

Hợp đồng khoán việc là gì?

Hợp đồng khoán việc là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của bên nhận khoán việc và bên khoán việc, theo đó, bên nhận khoán việc có trách nhiệm hoàn thành một khối lượng công việc nhất định theo yêu cầu của bên khoán việc; còn bên khoán việc có trách nhiệm chi trả thù lao cho bên nhận khoán việc theo số tiền đã thỏa thuận ...

Hợp đồng dịch vụ với cá nhân là gì?

Hiểu đơn giản, hợp đồng dịch vụ với cá nhân là hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa một bên là công ty, một bên là cá nhân. Các quy định trong hợp đồng được lập ra nhằm ghi lại sự thỏa thuận, xác lập rõ ràng quyền và nghĩa vụ dân sự giữa cá nhân và công ty đó.