Học viện Kỹ thuật quân sự Khoa CNTT

Học viện Kỹ thuật quân sự Khoa CNTT
Học viện Kỹ thuật quân sự Khoa CNTT

HIỆP HỘI AN TOÀN THÔNG TIN VIỆT NAM

Học viện Kỹ thuật quân sự Khoa CNTT
Học viện Kỹ thuật quân sự Khoa CNTT

Học viện Kỹ thuật quân sự Khoa CNTT

Ngày 12/4, Đoàn công tác của VNISA do TS. Vũ Quốc Thành, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký dẫn đầu đã đến thăm và làm việc với Học viện Kỹ thuật Quân sự (KTQS) và Khoa Công nghệ thông tin (CNTT)

Tiếp đón Đoàn công tác, GS.TSKH Nguyễn Công Định – Giám đốc Học viện, đã giới thiệu về chương trình đào tạo, hướng nghiên cứu về an toàn thông tin (ATTT) trong Học viện KTQS –  một trong 8 cơ sở đào tạo trọng điểm về ATTT của cả nước (theo đề án 99). VNISA đã giới thiệu với Học viện một số kênh đào tạo ATTT chuyên sâu ở nước ngoài để Học viện có thể cử giáo viên đi đào tạo

Hai bên đánh giá cao sự hợp tác giữa VNISA với Học viện trong thời gian qua, đồng thời nhấn mạnh cần phải hợp tác chặt chẽ, sâu rộng giữa hai bên trong thời gian tới thông qua đầu mối liên hệ là văn phòng VNISA và Khoa CNTT.

Học viện Kỹ thuật quân sự Khoa CNTT

Trước đó, trong buổi làm việc với Khoa CNTT, hai bên đã có những trao đổi về nội dung hợp tác trong nghiên cứu, đào tạo, đánh giá ATTT cũng như các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên trong lĩnh vực này. Khoa CNTT mong muốn VNISA sẽ là cầu nối để sinh viên của Học viện có thể tiếp xúc, thực tập và tìm kiếm các cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ATTT. Đoàn cũng đã tham quan phòng thí nghiệm an ninh mạng của khoa CNTT mới được đầu tư theo đề án 99.

Không ai nghĩ rằng với vẻ ngoài dịu dàng, xinh tươi, đáng yêu như thế, cô gái Lê Thị Phượng, sinh năm 1996, lại bước ra từ ngôi trường đầy vất vả, gian khó - Học viện Kỹ thuật Quân sự. Đáng nể hơn, vượt qua hàng nghìn học viên khác, mới đây Lê Thị Phượng, học chuyên ngành Địa Tin học, đã trở thành thủ khoa tốt nghiệp của trường với điểm học tập toàn khóa là 3.64/4.0.

Học viện Kỹ thuật quân sự Khoa CNTT

Lê Thị Phượng, Thủ khoa tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật Quân sự. Ảnh: NVCC

Trước đó, hành trình đến với ngôi trường Học viện Kỹ thuật Quân sự của Phượng khiến ai cũng nể phục. Ngay từ khi học cấp 2, 3, Phượng đã tham gia vào đội tuyển Hóa của tỉnh Thanh Hóa. Với niềm đam mê với học Hóa, sau khi tốt nghiệp cấp 3 vào năm 2014, Phượng đã thi đỗ vào Đại học Dược Hà Nội và theo học tại đây 1 năm. Tuy nhiên, do kinh tế gia đình làm nông khó khăn lại đông anh em cộng với niềm đam mê màu áo lính từ nhỏ, năm 2015, Phượng quyết định thi lại và đỗ vào Học viện Kỹ thuật Quân sự với tổng số điểm 28,25, là 1 trong 15 nữ học viên quân sự khoá 51 của học viện. 

Trường có rất nhiều chuyên ngành, tuy nhiên chỉ có chuyên ngành CNTT, Thông tin và Địa tin học có nữ. Phượng được nhà trường phân vào lớp chuyên ngành Địa tin học, có 2 nữ trên tổng số 10 học viên. Chuyên ngành Địa tin học có mảng viễn thám, ảnh vệ tinh khiến Phượng rất thích thú và đam mê nên sau đó cô đã tham gia 2 đề tài nghiên cứu khoa học về mảng này.

Những kỷ niệm không bao giờ quên

Theo nữ thủ khoa, do trường có thêm 1 số môn quân sự nên lượng tín chỉ cao hơn và vất vả hơn. Ngay sau khi nhập học, Phượng phải trải qua 6 tháng tân binh ở Trường Sĩ quan Lục quân 1. Thời gian đầu, cô gần như không theo kịp khung thời gian kỷ luật và cường độ rèn luyện thể lực. 

Phượng kể, mỗi sáng thức dậy lúc 5h30 để tập thể dục, dọn vệ sinh, tập trung đi ăn sáng ở bếp ăn tập thể rồi vác súng ra thao trường. Buổi chiều cô cùng các bạn tăng gia sản xuất; tối đến lại nghe đọc báo, xem thời sự rồi điểm danh xong mới được đi ngủ; hàng ngày phải thực hiện 11 chế độ trong quân đội. Ngoài ra cô còn phải trực gác, tập điều lệnh, tham gia hoạt động văn nghệ - thể thao. 

Học viện Kỹ thuật quân sự Khoa CNTT

Phượng cùng các học viên phải trải qua thời gian huấn luyện khắc nghiệt. Ảnh: NVCC

"Em đã trải qua thời gian lục tân binh với đôi bàn tay phồng rộp vì cuốc đất để tăng gia, da đen sạm vì quay cuồng dưới nắng gió tập điều lệnh, học chiến thuật; nhiều lúc khóc vì nhớ bố mẹ mà không được gọi điện về nhà. Đổi lại, chúng em cũng có nhiều niềm vui không bao giờ quên. Cả khóa học chỉ có hơn 50 nữ học viên nên đùm bọc, thương yêu nhau lắm. Có quà bố mẹ bạn nào gửi lên cũng mang ra thao trường tranh thủ giữa buổi ngồi ăn, hay những bát mì tôm nóng ăn vội dưới căng tin còn kịp về sinh hoạt, những buổi tập văn nghệ cùng nhau, ai nấy đều cứng đờ tay vì cầm súng cầm cuốc nhiều nhưng vẫn phải múa...

Trở về học viện, chế độ rèn luyện "dễ thở" hơn nhưng cô vẫn phải thực hiện 11 chế độ quân đội, trực gác và học tập chuyên ngành. Ở mọi hoạt động, không có sự khác biệt đáng kể nào giữa học viên nam và nữ khiến 15 học viên nữ của khoá, trong đó có em phải cố gắng hơn rất nhiều, nhất là ở những hoạt động yêu cầu thể lực", Phượng chia sẻ.

Sau 5,5 năm học tại đây, kỷ niệm đáng nhớ nhất của Phượng là những buổi sáng mùa đông rét run người phải dậy sớm tập thể dục, chạy dài, có hôm cô bật khóc vì mệt quá. Nữ thủ khoa bơi yếu nên ngoài thời gian luyện tập tập chung phải tập bơi thêm, nhưng kiểm tra bao lần cũng không qua nổi 50m. Chuyên ngành cô học có môn Trắc địa phải vác máy toàn đạc đi đo, cô cùng các bạn vác máy vác sào đứng giữa trời nắng để đo, ban đêm phải soi đèn pin đo tiếp để kịp số liệu vẽ bản đồ, suốt 2 tuần thức trưa để xử lý số liệu.

Từng áp lực vì danh hiệu thủ khoa tốt nghiệp

Chia sẻ bí quyết để trở thành thủ khoa tốt nghiệp, Phượng thổ lộ: "Trường có đầu vào rất cao, nhất là nữ, nên em chỉ cố gắng hết sức có thể. Lên lớp em nghe thầy cô giảng bài, cố gắng ghi chép những ý chính mà thầy cô nhấn mạnh, xin slide về đọc tìm hiểu trước khi lên lớp và ghi lại những chỗ cần hỏi; Bài tập thầy cô giao về cố gắng hoàn thành. Tối đến em dành thời gian tập trung ôn bài, không nghe nhạc hay xem phim, nghịch điện thoại làm xao nhãng. Em cũng không thức quá khuya để học bài mà ngủ nghỉ đúng giờ để có năng lượng học tập rèn luyện. Kinh nghiệm đạt điểm cao trong các kỳ thi là em không để dồn đến cuối kỳ mới ôn. Ngay từ đầu kỳ em đã phải học kỹ, đến cuối kỳ chỉ việc đọc lại, có thời gian liên hệ thực tiễn với những môn xã hội nhân văn".

Học viện Kỹ thuật quân sự Khoa CNTT

Vẻ ngoài đáng yêu, xinh xắn của nữ thủ khoa Học viện Kỹ thuật Quân sự. Ảnh: NVCC

Thời gian đầu khi về đơn vị mới, cô khá áp lực vì ai nhìn thấy cũng nhận ra mình là thủ khoa tốt nghiệp. Tuy nhiên sau đó Phượng cũng nhanh chóng thích nghi, sử dụng kiến thức học được trên ghế nhà trường, học hỏi kinh nghiệm, nỗ lực hết sức hoàn thành tốt công việc và được cấp trên đánh giá cao.

Nói về bản thân, Phượng chia sẻ môi trường quân đội lại học kỹ thuật khiến cô khô khan hơn các bạn nữ khác, không có thời gian chăm chút làm đẹp cho bản thân hay tỉ mỉ chuẩn bị những bữa ăn. Tuy nhiên điều này giúp Phượng mạnh mẽ, trưởng thành và chín chắn hơn. Ngoài đời, Phượng được mọi người nhận xét có tính tình vui vẻ, hoạt bát, hoà đồng, ham học hỏi. Cô thích nghiên cứu khoa học, chơi thể thao đặc biệt là môn cầu lông.

"Sắp tới em dự định học thêm tiếng Anh để thi IELTS và quay về Học viện học cao học chuyên ngành Công nghệ thông tin để phục vụ tốt hơn cho công việc hiện tại, đáp ứng yêu cầu mà đơn vị và cấp trên giao phó", thủ khoa tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật Quân sự Lê Thị Phượng tiết lộ.