Học thạc sĩ Công nghệ thông tin Bách khoa

Công nghệ thông tin luôn là ngành hot nhất của Đại học Bách Khoa Hà Nội trong nhiều năm qua. Tuy nhiên từ năm 2019, nhiều thông tin cho rằng ĐHBK HN đã bỏ ngành CNTT ra khỏi chương trình đào tạo. Vậy ngành Công nghệ thông tin ở Bách Khoa như thế nào và có bị loại bỏ không? Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Học thạc sĩ Công nghệ thông tin Bách khoa

Tìm hiểu về ngành CNTT Đại học Bách Khoa Hà Nội

1. Ngành Công nghệ thông tin là gì?

Công nghệ thông tin (Tên tiếng Anh là Information Technology) là một ngành bao gồm phần mềm, hệ thống máy tính, mạng lưới internet phục vụ cho việc xử lý và phân phối, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới các hình thức khác nhau. Nói một cách đơn giản thì Công nghệ thông tin là việc sử dụng các công nghệ hiện đại để xử lý, sáng tạo, truyền dẫn, khai thác, lưu trữ thông tin.

Theo học ngành Công nghệ thông tin, bạn sẽ được đào tạo về hệ thống thông tin, phần mềm, lập trình, khoa học máy tính, an ninh thông tin,…các kiến thức để nghiên cứu phát triển, gia công và ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, cài đặt, xây dựng, bảo trì, vận hành các thành phần phần cứng,…

2. Ngành Công nghệ thông tin Đại học Bách Khoa Hà Nội bị loại bỏ?

Học thạc sĩ Công nghệ thông tin Bách khoa

Đại học Bách Khoa Hà Nội chưa bao giờ dừng đào tạo Công nghệ thông tin

Đại học Bách Khoa Hà Nội luôn là trường đại học dẫn đầu về chất lượng giảng dạy Công nghệ thông tin với chương trình học hiện đại và đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm. Đại Học Bách Khoa Hà Nội có 3 mã tuyển sinh dành cho ngành này là Công nghệ thông tin (IT3), Khoa học máy tính (IT1), Kỹ thuật máy tính (IT2). Tuy nhiên từ năm 2019 mã IT3 đã loại bỏ.

Việc bỏ mã ngành IT3 không có nghĩa là Đại học Bách Khoa Hà Nội không đào tạo CNTT nữa đâu nhé. Thực tế thì đây chỉ là cách trường hệ thống lại các ngành đào tạo để phù hợp với thực tế đào tạo và thông lệ quốc tế. Theo cách chia mới thì ngành CNTT của ĐHBK HN sẽ gồm 3 ngành nhỏ:

 Khoa học máy tính (IT1): chuyên về hệ thống thông tin và phần mềm

 Kỹ thuật máy tính (IT2): chuyên sâu về mạng máy tính, hệ thống nhúng và IoT, an toàn – an ninh thông tin

 Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (IT- E10): chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu.

Việc chia ngành này sẽ giúp bạn dễ quy đổi bằng cấp tương đương để chuyển tiếp du học các bậc cao hơn ở nước ngoài. Hơn nữa cũng giúp bạn định hướng ngay từ đầu lĩnh vực mình theo đuổi trong sự nghiệp để nghiên cứu chuyên sâu hơn. Về 3 ngành nhỏ này, Hocmai.vn đều đã có bài review chi tiết, các bạn quan tâm có thể tìm hiểu thêm.

3. Muốn học Công nghệ thông tin ở Bách Khoa thì đăng ký ngành nào?

 Vậy là bạn nào thích Công nghệ thông tin + yêu Bách Khoa đã hoàn toàn yên tâm rồi đúng không nào? Tùy vào định hướng nghề nghiệp mà bạn có thể chọn Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính hoặc Khoa học Dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn các chương trình học khác:

1. Ngành Công nghệ thông tin (Việt-Nhật)

Đây là chương trình đào tạo có mức lương trung bình cao nhất trong khối ngành CNTT của DDHBK HN. Một số đặc điểm của ngành này:

 Là chương trình học được xây dựng bởi các giáo sự hàng đầu của Nhật bản và Việt Nam, dựa trên chuẩn kỹ năng công nghệ thông tin của Nhật Bản là ITSS, khi ra trường sinh viên đạt ITSS tối thiểu 2.5

 Ngôn ngữ học bằng tiếng Nhật, sau khi tốt nghiệp bạn sẽ đạt trình độ tiếng Nhật tối thiểu N3, thực tế nhiều sinh viên tốt nghiệp đã đạt trình độ N2, đủ điều kiện để làm việc tại Nhật Bản

 Học phí 40-45 triệu đồng/năm

 Tiếng Nhật được giảng dạy bởi giảng viên người bản xứ, các môn chuyên ngành bằng tiếng Nhật do giáo sư Nhật Bản đảm nhận

 100% sinh viên tốt nghiệp có việc làm sau 1 năm, trong đó 70% làm việc tại Nhật Bản với mức lương khởi điểm 50-60 triệu đồng/tháng, thậm chí có thể lên đến 100 triệu đồng/ tháng

 Nhiều cơ hội thực tập thực tế tại các doanh nghiệp Nhật Bản đối tác của trường.

2. Ngành Công nghệ thông tin (Global ICT)

Đây là chương trình tiên tiến có tính quốc tế hóa nhất trong số các ngành Công nghệ thông tin của Đại học Bách Khoa Hà Nội. Một số đặc điểm của ngành:

 Chương trình học chuyên ngành hoàn toàn bằng tiếng Anh (năm đầu là thời gian học tăng cường tiếng Anh)

 Nội dung đào tạo chuẩn quốc tế với thời gian thực hành tương đương thời gian học lý thuyết

 Bạn có thể chọn hệ cử nhân (4 năm), hệ kỹ sư (5,5 năm) hoặc hệ thạc sĩ (5,5 năm), với mức học phí 40-45 triệu đồng/năm). Ngoài ra bạn có thể học chuyển tiếp 3+2 với đại học Aizu của Nhật Bản.

 Được thực tập thực tế tại doanh nghiệp từ năm thứ 3

 Được liên tục tham gia nghiên cứu với giảng viên từ năm thứ 4.

3. Ngành công nghệ thông tin (Việt-Pháp)

Đây là chương trình đào tạo dựa trên nền tảng hợp tác truyền thống giữa ĐHBK HN và Cộng hòa Pháp. Đặc điểm của chương trình:

 Ngôn ngữ đào tạo bằng tiếng Việt và học tăng cường tiếng Pháp

 Sinh viên có thể chọn hệ Cử nhân (4 năm), hệ kỹ sư (5.5 năm), hệ thạc sĩ (5.5 năm) với mức học phí 40-45 triệu đồng/năm)

 Sau 4 năm học hệ cử nhân, bạn có thể chọn học kỹ sư trong nước hoặc học chuyển tiếp tại Grenoble INP

– Chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, thời gian thực hành tương đương thời gian học lý thuyết

 Sinh viên tốt nghiệp hệ Kỹ sư có thể chuyển tiếp trực tiếp lên hệ cao học lấy bằng thạc sĩ, được miễn toàn bộ các học phần và chỉ cần làm luận văn thạc sĩ.

 Có cơ hội học chuyển tiếp lấy bằng kỹ sư của Đại học Bách Khoa Grenoble (Pháp), hoặc các trường đối tác của ĐHBK HN.

4. Điểm chuẩn ngành Công nghệ thông tin Đại học Bách Khoa Hà Nội

5. Học Công nghệ thông tin ra trường làm gì?

Trước sự phát triển của công nghệ số, sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin có cơ hội việc làm vô cùng rộng mở. Bạn có thể làm việc ở các vị trí:

 Lập trình viên viết phần mềm

 Chuyên gia kiểm thử phần mềm

 Kỹ sư phát triển dự án, thiết kế, chế tạo các thiết bị phần cứng

 Chuyên gia thiết kế hệ thống nhúng, hệ thống điều khiển, hệ thống số,…tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước

 Chuyên gia thiết kế, phân tích, quản trị, cài đặt, bảo đảm an ninh cho những hệ thống mạng máy tính tại công ty, trường học, cơ quan,…

 Khi có trình độ ngoại ngữ, bạn có thể làm việc cho các công ty nước ngoài tại Việt Nam hoặc ra nước ngoài làm việc với mức lương cực khủng

 Startup trong lĩnh vực Công nghệ thông tin

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về ngành Công nghệ thông tin của Đại học Bách Khoa Hà Nội. Chúc các bạn học tập tốt và thành công theo học ngành mà mình mong muốn nhé!


Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh xin trân trọng thông báo kế hoạch tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ năm 2022 như sau:

1.     HÌNH THỨC TUYỂN SINH:

1.1.Ứng viên thuộc diện “Tuyển thẳng”:

Là người tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp trình độ đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) trong hệ thống Đại học quốc gia có ngành đúng với ngành đăng ký tuyển thẳng và có năng lực ngoại ngữ theo quy định hiện hành, gồm:

- Người tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp trình độ đại học chính quy (hoặc trình độ tương đương trở lên) với chương trình đào tạo từ 150 tín chỉ trở lên;

- Người tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp trình độ đại học chính quy loại giỏi có điểm trung bình tích lũy từ 8.0 trở lên (theo thang điểm 10);

- Người tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp trình độ đại học là thủ khoa của ngành;

- Người tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp trình độ đại học đạt giải 1,2,3 các kỳ thi Olympic sinh viên trong nước và ngoài nước.

Thời gian tính từ ngày ký văn bằng tốt nghiệp hoặc quyết định công nhận tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ đăng ký tuyển thẳng tối đa là 24 tháng.

1.2. Ứng viên thuộc diện “Xét tuyển”:

Là người tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp trình độ đại học ngành đúng, ngành gần với ngành đăng ký xét tuyển và đạt điều kiện ngoại ngữ theo quy định hiện hành, gồm:

- Người tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp đại học các chương trình đạt chuẩn kiểm định hoặc đánh giá theo các bộ tiêu chuẩn trong nước, khu vực và quốc tế như AUN-QA, AACSB, ACBSP, ABET, EUR-ACE, FIBAA, CTI;

- Người tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp trình độ đại học chính quy từ các cơ sở đào tạo đạt chuẩn kiểm định hoặc đánh giá theo các bộ tiêu chuẩn khu vực và quốc tế như AUN-QA, HCERES có điểm trung bình tích lũy từ 7.0 điểm trở lên (theo thang điểm 10);

- Người tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp chương trình kỹ sư, cử nhân tài năng của Đại học Quốc gia;

- Người tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở một số trường đại học của Việt Nam, có điểm trung bình tích lũy từ 7.0 điểm trở lên (theo thang điểm 10);

- Người tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp đại học chính quy ngành gần với ngành đăng ký xét tuyển loại giỏi có điểm trung bình tích lũy từ 8.0 điểm trở lên (theo thang điểm 10);

- Người tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp trình độ đại học là tác giả chính hoặc tác giả liên hệ của tối thiểu 01 bài báo khoa học đăng trên tạp chí thuộc danh mục Web of Science/Scopus hoặc bài báo đăng trong Hội nghị thuộc danh mục Scopus. Cách ghi công bố quốc tế theo quy định hiện hành của ĐHQG-HCM;

- Sinh viên các ngành đào tạo liên thông trình độ đại học lên trình độ thạc sĩ của ĐHQG-HCM;

- Người tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ quốc tế GMAT (Graduate Management Admission Test), GRE (The Graduate Record Examination) hoặc đạt kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG-HCM còn trong thời gian hiệu lực;

- Người nước ngoài.

Thời gian tính từ ngày ký văn bằng tốt nghiệp hoặc hoặc quyết định công nhận tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển tối đa là 24 tháng.

1.3. Ứng viên thuộc diện “Thi tuyển tự luận, trắc nghiệm”

Là người tốt nghiệp đại học ngành đúng, ngành gần, ngành khác với ngành dự tuyển, được áp dụng cho các ngành dự thi sau: Công nghệ thông tin, Kỹ thuật xây dựng công trình biển, Kỹ thuật xây dựng công trình thủy, Khoa học tính toán.

1.4. Ứng viên thuộc diện “Xét tuyển kết hợp với Thi tuyển”:

Là người tốt nghiệp đại học ngành đúng, ngành gần, ngành khác với ngành dự tuyển. Hình thức tuyển sinh kết hợp xét tuyển và thi tuyển dưới hình thức phỏng vấn được áp dụng cho các ngành không nằm trong danh mục thi tuyển.

2.     QUY ĐỊNH KHÁC

Văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận ngoại ngữ được công nhận đạt chuẩn được trình bày ở Phụ lục 1 file đính kèm.

Danh mục 40 ngành đào tạo trình độ thạc sĩ xem chi tiết tại http://pgs.hcmut.edu.vn/vi/tuyen-sinh/thac-si/nganh-ts

-  Danh mục ngành đúng, ngành gần xem tại http://pgs.hcmut.edu.vn/vi/tuyen-sinh/thac-si/danh-muc-nganh-dung-nganh-gan


Đề cương đánh giá chuyên môn trình độ thạc sĩ dành cho hình thức kết hợp giữa xét tuyển và thi tuyển xem Phụ lục 4 file đính kèm.

Phiếu đánh giá thí sinh đăng ký xét tuyển kết hợp thi tuyển đào tạo trình độ thạc sĩ xem Phụ lục 5 file đính kèm.