Học sinh trở lại trường như thế nào

Việc đến trường của học sinh được phân theo cấp độ dịch. Tùy cấp độ, thời lượng, nội dung dạy trực tiếp sẽ khác nhau.

Sau Tết, học sinh tiểu học TP.HCM trở lại trường. Để các trường chủ động xây dựng kế hoạch dạy học, sở GD&ĐT TP.HCM vừa ban hành hướng dẫn dạy học cấp tiểu học khi học sinh đi học lại sau Tết Nguyên đán.

Với vùng xanh, từ ngày 14 đến ngày 20/2, các trường có thể dạy học 2 buổi/ngày hoặc bán trú tất cả khối lớp. Giáo viên dành thời gian hướng dẫn học sinh thói quen phòng dịch tại trường, xây dựng nền nếp học tập cho học sinh, nắm bắt, phân loại học sinh theo từng nhóm, ôn tập lại kiến thức trong tuần đầu tiên.

Học sinh trở lại trường như thế nào

Học sinh tiểu học của TP.HCM sẽ trở lại trường sau Tết. Ảnh: Chí Hùng.

Từ ngày 21/2, các trường dạy chương trình mới theo kiến thức cốt lõi; tổ chức đầy đủ hoạt động giáo dục tự chọn, các hoạt động rèn luyện cho học sinh. Học sinh lớp 1, 2 kiểm tra định kỳ trong tuần 21.

Các trường ở vùng vàng, từ ngày 14 đến ngày 20/2, có thể tổ chức dạy học 2 buổi/ngày hoặc bán trú khối 1, 2, 5. Riêng học sinh khối 3, 4 học một buổi/ngày. Giáo viên dành thời gian hướng dẫn học sinh thói quen phòng dịch, xây dựng nề nếp học tập cho học sinh, phân loại học sinh theo nhóm, tổ chức ôn tập kiến thức trong tuần đầu tiên.

Từ ngày 21/2, trường tổ chức dạy kiến thức cốt lõi chương trình mới. Với học sinh học bán trú, 2 buổi, tổ chức đầy đủ các hoạt động giáo dục tự chọn và hoạt động rèn luyện cho học sinh. Học sinh lớp 1, 2 được kiểm tra định kỳ trong tuần 21.

Với cơ sở giáo dục ở vùng cam, từ ngày 14 đến ngày 20/2, học sinh khối 1, 2, 5 đi học một buổi/ngày, học sinh khối 3, 4 học trực tuyến. Giáo viên dành thời gian hướng dẫn học sinh thói quen phòng, chống dịch tại trường, xây dựng nề nếp học tập cho học sinh, phân loại học sinh theo từng nhóm, tổ chức ôn tập trong tuần đầu tiên.

Sở khuyến khích các tổ chức đang cung cấp chương trình học tiếng Anh với người nước ngoài xây dựng các công cụ học tập, rèn luyện, dạy bài mới theo hình thức trực tuyến và triển khai đến trường theo sự thoả thuận với phụ huynh.

Từ ngày 21/2, các trường vùng cam tổ chức đầy đủ các hoạt động theo tiến độ chương trình, dạy bài mới theo kiến thức cốt lõi. Học sinh lớp 1, 2 kiểm tra định kỳ trong tuần 21.

Nếu cơ sở giáo dục ở vùng đỏ, sở GD&ĐT yêu cầu tổ chức dạy học trực tuyến, trên truyền hình, tập trung đúng tiến độ chương trình ở các môn Toán, tiếng Việt, tiếng Anh với khối 1, 2, 3 và Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa học, Lịch sử, Địa lý với khối 4, 5. Các môn học khác sắp xếp thành chủ đề, dạy kiến thức cốt lõi.

Sở GD&ĐT TP.HCM lưu ý, các cơ sở giáo dục trước khi tổ chức dạy học trực tiếp phải được Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của TP Thủ Đức và các quận, huyện kiểm tra, thẩm định kế hoạch, phương án phòng dịch. Cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trước khi vào trường phải tuân thủ các điều kiện phòng chống dịch, nguyên tắc 5K.

Học sinh tham gia học tập trực tiếp theo tinh thần tự nguyện, việc tổ chức, biên chế lớp học do hiệu trưởng quyết định.

Với học sinh tiểu học chưa học trực tiếp tại trường sẽ tiếp tục học trên Internet, truyền hình, hoàn thành nhiệm vụ học tập theo hướng dẫn của giáo viên theo từng tuần. Học sinh được đánh giá kết quả học tập vào mỗi cuối tuần.

Riêng môn Tiếng Anh, lớp 1, 2, ôn tập kiến thức trong giai đoạn học gián tiếp, tập trung kỹ năng nghe, nói, tránh, giảm các hoạt động mang tính tiếp xúc gần. Với lớp 3, 4, 5, khảo sát tình hình tiếp thu của học sinh trong giai đoạn học trên Internet, chuẩn bị kiến thức trọng tâm trong 2 tuần đầu, sau đó dạy theo đúng tiến độ chương trình.

Sau gần 2 tuần thí điểm tổ chức cho học sinh (HS) lớp 9, lớp 12 học trực tiếp, tỷ lệ HS đến trường mỗi ngày đều tăng. Theo thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM, tỷ lệ trung bình HS đi học trực tiếp là 96%, số HS không thể đến trường chủ yếu do chưa trở lại TP, thuộc diện F0, F1 đang thực hiện cách ly…

Học sinh trở lại trường như thế nào

Học sinh lớp 12 tại TP.HCM trải qua gần 2 tuần trở lại trường học trực tiếp

Để chuẩn bị tổ chức cho HS các khối lớp còn lại học trực tiếp theo lộ trình của TP.HCM, các trường THCS, THPT đã thăm dò ý kiến phụ huynh HS về việc cho con em đến trường.

Đến thời điểm hiện tại, HS lớp 9 Trường THCS Minh Đức (Q.1) đi học trở lại với tỷ lệ trên 93%. Tuy nhiên khi thăm dò ý kiến phụ huynh các khối lớp còn lại thì tỷ lệ phụ huynh đồng tình ở khối lớp 7, lớp 8 khoảng 67%. Riêng khối lớp 6 thì 42% phụ huynh đồng ý cho con trở lại trường dự kiến vào đầu tháng 1.2022.

Cũng qua thăm dò của Trường THCS Đồng Khởi (Q.1), có 37% phụ huynh HS khối lớp 7 và 25% phụ huynh của khối lớp 8 lựa chọn phương án cho con em đi học trực tiếp, khối lớp 6 chỉ có 15%.

Theo bà Nguyễn Đoan Trang, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du (Q.1), có những lý do phụ huynh đưa ra như: “Do tình hình dịch bệnh còn căng thẳng, chưa phải là HS cuối cấp, sắp đến các dịp lễ hội nên lo ngại nguy cơ lây nhiễm cao… Còn với HS lớp 6, phần lớn phụ huynh e ngại do con em chưa được tiêm vắc xin phòng Covid-19”.

Thông tin mới nhất sau 2 tuần thí điểm cho học sinh học TP.HCM trực tiếp

Trong khi đó, ở bậc THPT, tỷ lệ phụ huynh có con học lớp 10, 11 đồng thuận với lộ trình cho con em trở lại trường học trực tiếp khá cao. Chẳng hạn, tại Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1), chỉ có khoảng 16% phụ huynh HS khối lớp 10 và 28% khối lớp 11 không đồng thuận.

Tương tự, ông Lê Xuân Nguyên, Hiệu phó Trường THPT Ngô Quyền (Q.7), thông tin có khoảng 75% phụ huynh HS lớp 10, 11 đồng ý cho con đi học trở lại. So với tỷ lệ thăm dò phụ huynh HS lớp 12 trước đây thì cao hơn nhiều. Đồng thời ông Nguyên cho hay đây có thể là ý kiến của phụ huynh còn thực tế khi HS đi học sẽ khác. Chẳng hạn khi thăm dò khối 12, chỉ khoảng 58% phụ huynh đồng ý nhưng thực tế đến nay 98% HS khối lớp này đã đến trường trở lại. Do đó, ông Nguyên cho biết nhà trường đang xây dựng phương án tổ chức sẵn sàng cho HS toàn trường đi học từ ngày 3.1.2022 theo lộ trình dự kiến để tránh bị động.

Sẵn sàng cho học sinh các khối lớp còn lại đến trường

Theo lộ trình, việc thí điểm tổ chức học trực tiếp đối với HS lớp 9 và 12 sẽ kết thúc vào ngày 25.12.

Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Dương Trí Dũng, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết thời gian qua cơ bản các trường thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch và chuyển trạng thái khi có ca nhiễm trong trường. Các hoạt động dạy học trực tiếp mang lại hiệu quả tích cực và thích ứng với tình hình chung của TP. Sau ngày 25.12, HS lớp 9, 12 vẫn tiếp tục đến trường học trực tiếp như 2 tuần trước đó. Những HS các khối lớp còn lại, theo ông Dũng, sau khi kết thúc thí điểm, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của TP.Thủ Đức và các quận, huyện sẽ có đánh giá và trên cơ sở đó Sở GD-ĐT phối hợp với Sở Y tế báo cáo với UBND TP về lộ trình tiếp theo. Tuy nhiên các đơn vị cần sẵn sàng kế hoạch, tâm thế chủ động khi TP có quyết định thì triển khai dạy học trực tiếp cho HS các khối lớp khác đi học trở lại.

Về lộ trình mở cửa trường học và tổ chức học trực tiếp từ ngày 3.1.2022, ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết TP sẽ tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng. “Hiện tại khi thí điểm, mỗi trường chỉ tổ chức một khối lớp, còn sắp tới tổ chức cho 3 khối lớp thì thế nào? Chẳng hạn như có một số thầy cô đề nghị luân phiên cho HS học trực tiếp, học trực tuyến hoặc học trực tiếp đầy đủ nhưng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát dịch. Nói chung công tác tổ chức cho HS đi học trở lại phải đúng tinh thần thích ứng an toàn và linh hoạt”, ông Đức nói.

Học sinh trở lại trường và phơi nhiễm Covid-19: Lời khuyên từ y tế Mỹ

Ông Dương Anh Đức nhấn mạnh: “Cố gắng tạo sự yên tâm, khi tổ chức việc học trở lại mà mọi người tham gia yên tâm, chủ động thì sẽ hiệu quả hơn so với việc tham gia với sự e dè. Vì vậy các trường cần có sự chủ động, hiệu trưởng là quan trọng nhất, hiểu rõ nhất trường mình để quyết định và chịu trách nhiệm trong quá trình tổ chức”.

Tin liên quan

Bác sĩ Đặng Văn Đạt, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, người trực tiếp điều trị cho các F0, Bệnh viện đa khoa quốc tế Hoàn Mỹ Thủ Đức (TP.Thủ Đức, TP.HCM) chia sẻ: “Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ tới mọi mặt của đời sống xã hội. Trẻ em ở TP.HCM và nhiều tỉnh thành đã phải ngừng đến trường học trực tiếp trong thời gian dài, từ tháng 5.2021 tới nay. Do đó, phụ huynh, học sinh rất quan tâm đến việc sẽ được trở lại trường học vào thời điểm nào và trong điều kiện như thế nào”.

Mất đi môi trường để học tập, bồi dưỡng

Tại Việt Nam, mỗi khi đợt dịch Covid-19 bùng phát, trường học luôn là một trong những nơi phải đóng cửa đầu tiên. Điều này rất thiệt thòi cho HS. Các em mất đi môi trường lành mạnh để học tập, bồi dưỡng kiến thức, chăm sóc sức khỏe tinh thần. Đặc biệt, nhóm đối tượng HS bị ảnh hưởng lớn hơn cả khi trường học bị đóng cửa, đó là các em vốn đã khó khăn về điều kiện kinh tế, các em ở miền núi, vùng sâu, xa; các học trò khuyết tật, không có đủ trang thiết bị học trực tuyến. Có những em, như Báo Thanh Niên đăng tải, đã gần hết học kỳ 1 trôi qua mà chưa biết học trực tuyến là gì vì không có thiết bị điện tử, không có đường truyền internet…

Học sinh trở lại trường như thế nào

Học sinh TP.HCM vui mừng trở lại trường sau đợt dịch Covid-19 vào năm 2020

Khi Việt Nam và nhiều nước trên thế giới thích nghi an toàn với Covid-19, việc mở cửa trường học trở lại, đón HS trở lại học an toàn là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, việc đi học trực tiếp trở lại cần tuân thủ công tác phòng chống dịch Covid-19 chung của ngành y tế địa phương, bảo đảm an toàn cho HS, giáo viên, nhân viên nhà trường và các gia đình.

Bác sĩ Đạt cho biết việc đến trường học trực tiếp trở lại sẽ không giống tuyệt đối việc đi học trước đây, có thể không phải tất cả HS ở toàn trường cùng đi học, cùng tập trung một thời điểm. Có thể trường sẽ mở cửa rồi tạm thời đóng cửa theo quyết định của chính quyền địa phương, tùy tình hình dịch. Theo UNICEF Việt Nam, chắc chắn rằng việc đi học trở lại sẽ không thể giống như những gì đã quen thuộc từ trước khi dịch Covid-19 bùng phát. Nhưng quan trọng nhất là tâm lý thích ứng của phụ huynh, HS, giáo viên.

Một thế hệ có nguy cơ sống khép kín, thu mình

Trong khi đó, các chuyên gia tâm lý lo âu về một thế hệ có nguy cơ sống khép kín, thu mình, nhận thức và nhân cách bị ảnh hưởng vì nhiều ngày không được bước ra ngoài hoạt động, giao lưu.

Chị Nguyễn Thị Hoa, ngụ tại đường Thạch Lam, Q.Tân Phú, TP.HCM, cho biết từ tháng 5 đến nay, các con của chị chưa bước chân ra khỏi nhà vì nỗi lo bị lây nhiễm Covid-19. “Các con quanh quẩn trong nhà, mỗi đứa ôm một máy tính. Do vợ chồng tôi làm việc trong bệnh viện nên từ sáng tới tối mịt mới về, 2 chị em tự bảo ban nhau học hành. Tôi cảm nhận được các con đang có xu hướng sống khép kín hơn, không có nhu cầu trò chuyện ngay cả với ba mẹ, chỉ khi vào bữa cơm mới nói chuyện vài câu dù ba mẹ có quan tâm hỏi han. Tôi thực sự lo lắng. Nhìn quanh ra thì thấy bạn bè chúng cũng vậy, cũng ở nhà như con mình suốt 6 tháng qua. Quả là một thế hệ có nhiều thiệt thòi”.

Con gái lớn của chị Hoa học năm 3 ĐH, hiện cũng đang thực tập trực tuyến. “Con không được va chạm, trải nghiệm thực tế trong quá trình thực tập để có các kỹ năng và kinh nghiệm về giao tiếp, xử lý tình huống..., nghĩ thật buồn. Con trai thứ 2 thì năm nay lên lớp 6, trường mới, thầy cô mới, bạn mới con đều chưa có cơ hội gặp gỡ. Tôi sợ con mình bị ảnh hưởng về nhân cách, cảm xúc”, chị Hoa bày tỏ.

Chị Bùi Quỳnh Lan (ngụ đường Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú), có con học Trường THPT Trần Phú, cũng cho biết do dịch Covid-19, 2 năm nay con chị phải học trực tuyến. Lo ngại nhất là cậu bé lại có xu hướng không thích đi học trực tiếp nữa vì đã quen với việc học trực tuyến. Chị Lan kể: “Con tôi vốn ít nói và sống hơi khép kín, nay điều đó càng rõ ràng hơn sau nửa năm cháu không ra ngoài gặp gỡ bạn bè, giao lưu giao tiếp, không được tận hưởng niềm vui thông thường của một cậu học trò cấp 3. Cháu còn hay cáu gắt mỗi lần ba mẹ hỏi han”.

Nhiều hệ quả về tâm lý, sức khỏe khi ngồi nhà quá lâu

Thời gian qua, tiến sĩ - bác sĩ Phạm Diệp Thùy Dương, giảng viên bộ môn nhi, Trường ĐH Y Dược TP.HCM, vẫn thường nhận được những cuộc gọi của phụ huynh phản ánh con mình không vui vẻ, hay nổi cáu, hoặc ăn quá nhiều hoặc lười ăn... “Đó là hệ quả của việc các cháu ở nhà quá lâu không được đến trường giao lưu gặp gỡ thầy cô bè bạn. Các hoạt động giao tiếp bên ngoài, các hoạt động thể chất, tinh thần gần như dừng lại. Bên cạnh đó lại tiếp xúc với máy tính, điện thoại quá nhiều, nên việc các cháu mắc phải một số vấn đề về tâm lý là điều hoàn toàn có thể xảy ra”, tiến sĩ - bác sĩ Thùy Dương nhận định.

Thạc sĩ Phạm Công Bình, Phó giám đốc Trung tâm tâm lý học ứng dụng Hoàng Đức, cũng phân tích: “Các hoạt động giao lưu, kết nối xã hội là rất quan trọng và cực kỳ cần thiết đối với việc phát triển tâm lý, nhân cách, ngôn ngữ của người trẻ, đặc biệt là lứa tuổi tiểu học và trung học. Không được ra ngoài để thực hiện các hoạt động ấy, trẻ sẽ dần mất đi cảm xúc, cảm nhận, không học hỏi được kỹ năng, thái độ sống. Chưa kể các hệ lụy về sức khỏe tâm thần, thể chất như dễ lo âu trầm cảm, rối loạn cảm xúc, thường bực bội cáu gắt, dễ tổn thương. Nhiều trẻ có nguy cơ béo phì, mỡ máu, thiếu can xi, cận thị, đau lưng... do ngồi máy tính học trực tuyến dài ngày, ít vận động”.

Các điều kiện để đến trường an toàn

Để đi học trở lại an toàn, điều đầu tiên là HS, giáo viên, nhân viên phải được tiêm vắc xin Covid-19. Đây cũng là khuyến nghị mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) đưa ra với trường học châu Á, châu Âu.

Đồng thời, trường học mở cửa an toàn, cần tuân thủ công tác phòng chống dịch Covid-19 nói chung của ngành y tế, để an toàn sức khỏe cho tất cả mọi người:

- Tuyệt đối tuân thủ 5K.

- Chia các lớp ra, để sắp xếp cho các em xen kẽ giờ đến trường, giờ tan học. Sắp xếp xen kẽ giờ ăn.

- Tổ chức lớp học trong không gian thoáng, mở cửa lớp để không khí lưu thông tốt.

- Bố trí nhiều chỗ rửa tay với nước sạch, khu vệ sinh sạch sẽ.

- Nhà trường, giáo viên cần được tập huấn và sau đó hướng dẫn HS cách giãn cách an toàn, thực hành rửa tay thường xuyên, che miệng khi ho, hắt hơi bằng khuỷu tay; vệ sinh trường lớp, bàn ghế sạch sẽ; chế biến thực phẩm an toàn…

Bác sĩ Đặng Văn Đạt

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Phan, Trưởng bộ môn Tâm lý giáo dục, Khoa Giáo dục Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho rằng nếu thiếu đi các mối quan hệ xã hội, thiếu đi những trải nghiệm thực tế đầy sinh động và bất ngờ giúp hình thành cảm xúc và kỹ năng, thì một đứa trẻ sẽ rất khó phát triển toàn diện. “Vì vậy, trong tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, nhưng hầu hết giáo viên, HS 12 tuổi trở lên và sinh viên đã được chích vắc xin, thì chúng ta nên có các phương án cho các em đi học trở lại, tuy nhiên không phải là học trực tiếp hoàn toàn. Có thể kết hợp trực tiếp với trực tuyến, với điều kiện phải đảm bảo có biện pháp phòng chống dịch an toàn, hiệu quả”, tiến sĩ Hồng Phan chia sẻ. (còn tiếp)

Tin liên quan