Hiv sau bao lâu thì có triệu chứng

Hiv sau bao lâu thì có triệu chứng
Hiv sau bao lâu thì có triệu chứng

Xét nghiệm chẩn đoán ngay sau khi nghi ngờ tiếp xúc với HIV có thể không cho kết quả chính xác và giai đoạn này được gọi là giai đoạn cửa sổ nhiễm HIV hay giai đoạn ủ bệnh của HIV. Vậy thời kỳ cửa sổ thường kéo dài trong bao lâu để kiểm tra chính xác bản thân có nhiễm HIV hay không.

HIV là một loại virus có khả năng tấn công vào các tế bào quan trọng trong hệ miễn dịch làm cho người nhiễm bệnh dễ mắc phải các loại nhiễm trùng. Nếu không được điều trị, nhiễm HIV có thể tiến triển đến giai đoạn bệnh AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải).

Tuy nhiên, nếu bạn làm xét nghiệm ngay sau khi nghi ngờ mình bị phơi nhiễm HIV thì có thể ra kết quả âm tính dù cơ thể đã nhiễm virus. Giai đoạn đầu tiên này được gọi là thời kỳ cửa sổ của nhiễm trùng HIV. Vì thế, muốn xác định chắc chắn có nhiễm HIV hay không bạn cần lặp lại xét nghiệm sau 3 tháng kể từ khi nghi ngờ phơi nhiễm với HIV.

Thời kỳ cửa sổ HIV là gì? Thời kỳ cửa sổ thường kéo dài trong bao lâu?

Giai đoạn cửa sổ là gì? Đây là khoảng thời gian từ khi mới bị nhiễm HIV cho đến khi cơ thể tạo ra lượng kháng thể chống lại virus này hay có lượng ARN HIV đủ để phát hiện bằng các loại xét nghiệm HIV hiện nay.

Thời kỳ cửa sổ thường kéo dài trong bao lâu? Tùy vào cơ địa và loại xét nghiệm, thời kỳ cửa sổ ở mỗi người có thể kéo dài trong những khoảng thời gian không giống nhau:

  • Đối với xét nghiệm tìm kháng nguyên/ kháng thể, thời kỳ cửa sổ kéo dài từ 18–90 ngày.
  • Đối với xét nghiệm tìm ADN/ ARN virus thì thời kỳ cửa sổ kéo dài khoảng 10–33 ngày.

Trung bình, thời kỳ cửa sổ HIV kéo dài khoảng 18 ngày. Hiện nay, không có hình thức xét nghiệm nào có thể phát hiện bệnh nhiễm HIV ngay lập tức sau khi có tiếp xúc với nguồn lây truyền. Hãy nhớ, cơ thể cần có thời gian để tạo ra kháng thể trong máu và virus cũng cần thời gian sinh sôi để tạo ra tải lượng đủ lớn để phát hiện được.

Lưu ý, trong giai đoạn này, người nhiễm HIV hoàn toàn có khả năng lây truyền virus cho người khác dù kết quả xét nghiệm HIV ban đầu âm tính.

Dấu hiệu và triệu chứng HIV thời kỳ cửa sổ là gì?

Trong khoảng thời gian đầu này, người nhiễm HIV giai đoạn cửa sổ có thể xuất hiện những triệu chứng giống với cảm cúm hoặc khi nhiễm các loại virus thông thường khác, như:

  • Mệt mỏi
  • Sưng hạch
  • Đau đầu, đau mỏi người
  • Phát ban
  • Sốt.

Những triệu chứng HIV thời kỳ cửa sổ có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần. Mỗi người cũng có biểu hiện khác nhau, có khi nhẹ hoặc nặng hơn người khác. Một vài trường hợp, người bệnh giai đoạn đầu không có bất kỳ triệu chứng nào, thậm chí họ không nghĩ mình đã nhiễm HIV.

Bạn nên làm gì sau khi nghi ngờ phơi nhiễm HIV?

Bất kỳ ai sau khi nghĩ bản thân đã phơi nhiễm với HIV đều nên đến ngay trung tâm y tế gần nhất để làm xét nghiệm. Dù kết quả kiểm tra lần đầu tiên âm tính, bạn cũng cần hẹn lịch kiểm tra lại lần nữa để xác định chắc chắn có bị nhiễm HIV hay không.

Trong vòng 72 giờ đầu tiên sau khi nghi ngờ mình đang trong thời gian phơi nhiễm HIV, bạn nên hỏi nhân viên y tế về phương pháp điều trị thuốc kháng virus dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP). Điều này có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của virus sau khi nghi ngờ đã tiếp xúc với nguồn nghi nghiễm. Thời gian phát huy hiệu quả tốt nhất khi điều trị dự phòng sau phơi nhiễm là trong vòng 24 giờ kể từ khi bị phơi nhiễm. Phương pháp điều trị này giúp bạn có thể giảm thiểu khả năng nhiễm HIV nhưng đây không phải là cách chữa trị và không phải lúc nào chúng cũng có tác dụng.

Trong lúc có thể là thời kỳ cửa sổ HIV này, bạn cũng nên ý thức để không lây truyền HIV cho người khác. Hãy tránh quan hệ tình dục hay sử dụng chung kim tiêm, dao cạo râu… với người khác.

Điều trị HIV sớm để có hiệu quả tốt

Đừng trì hoãn việc điều trị HIV ngay từ giai đoạn đầu, nếu được chẩn đoán xác định dương tính sau thời kỳ cửa sổ của nhiễm trùng HIV. Chẩn đoán sớm và lựa chọn khởi động điều trị sớm sẽ đem lại hiệu quả tốt và duy trì chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Bắt đầu điều trị ngay khi xác nhận dương tính với HIV sẽ giúp cơ thể bảo tồn hệ thống miễn dịch.

Bên cạnh đó, người nhiễm HIV cũng cần thông báo với những người thân cận nhất, đặc biệt là người từng quan hệ tình dục để họ sớm kiểm tra và có biện pháp bảo vệ sức khỏe. Cơ thể dường như không có khả năng loại bỏ hoàn toàn virus này ra ngoài nên ngoài điều trị, chăm sóc sức khỏe bản thân, người bệnh cũng nên chú ý để tránh truyền virus cho người khác.

Một vài nghiên cứu cho thấy người nhiễm HIV điều trị với thuốc kháng virus thường xuyên có thể làm giảm tải lượng virus xuống đến mức không còn phát hiện thấy qua xét nghiệm máu. Khi đó, khả năng lây truyền HIV được xem như giảm xuống bằng không. Vậy nên, sau thời kỳ cửa sổ HIV và chẳng may kết quả xác nhận dương tính, đừng quá tuyệt vọng mà hãy tích cực điều trị sớm để tiếp tục vui sống khỏe mạnh.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hiv sau bao lâu thì có triệu chứng
Hiv sau bao lâu thì có triệu chứng

Chào bác sĩ! Tôi là nữ, 25 tuổi. Cách đây 7 ngày, tôi lỡ quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV mà không biết. Nhưng khi đó đối tác của tôi có sử dụng bao cao su. Liệu tôi có bị lây nhiễm bệnh từ đó không? Người nhiễm HIV bao lâu thì phát bệnh rõ triệu chứng? Tôi cần làm gì để biết mình có nhiễm HIV hay không? Cảm ơn bác sĩ!

(Độc giả giấu tên – TP.HCM)

Bác sĩ trả lời

Với câu hỏi nhiễm HIV bao lâu thì phát bệnh rõ triệu chứng, Bác sĩ Tạ Trung Kiên, hiện đang hợp tác với Bệnh viện Đa khoa Đông Nai trả lời cụ thể như sau:

Khi quan hệ tình dục với người bị HIV, tỷ lệ bị lây nhiễm tuỳ thuộc vào các yếu tố sau đây:

Quan hệ có an toàn hay không?

Tỷ lệ lây nhiễm HIV cho mỗi lần quan hệ tình dục không bảo vệ ước tính là 0,1 – 1%. Tỷ lệ này gia tăng theo tần suất quan hệ. Trong khi đó, quan hệ tình dục với người bị HIV có bảo vệ bằng bao cao su sẽ có độ an toàn lên tới 90 – 95% nếu thực hành đúng cách. Trong tình huống của bạn, quan hệ có dùng bao cao su giúp giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, nếu trong quá trình quan hệ có phát sinh trầy xước da cũng có thể gây phơi nhiễm HIV.

>> Hãy đọc thêm: Dùng thuốc PEP điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV sao cho đúng?

Giai đoạn bệnh

Tải lượng virus trong cơ thể càng nhiều thì tỷ lệ gây lây nhiễm càng cao.

Nhiễm HIV bao lâu thì phát bệnh? Thời gian ủ bệnh là 2-4 tuần kể từ khi phơi nhiễm. Sau giai đoạn này, người mắc có thể biểu hiện triệu chứng của nhiễm siêu vi cấp kéo dài 1-2 tuần, không có sự khác biệt về triệu chứng giữa nam và nữ.

Triệu chứng của người bị nhiễm HIV giai đoạn sớm tương tự triệu chứng bệnh cúm như sốt 38 – 40oC, phát ban vã mồ hôi, viêm họng, mỏi mệt, đau cơ khớp, sưng nhiều hạch, một số bị viêm thực quản, loét miệng, sinh dục…

Những triệu chứng này thường kéo dài 1-2 tuần và sẽ hết. Sau đó, người bệnh sẽ chuyển qua giai đoạn tiềm tàng không triệu chứng. Do triệu chứng khá chung, không đặc thù nên cách để phát hiện bệnh đó là xét nghiệm HIV.

>>> Hãy đọc thêm: Quan hệ với người nhiễm HIV sao cho an toàn?

Trong tình huống của bạn, điều đầu tiên cần làm là giữ bình tĩnh. Nếu như bạn biết sớm mình có phơi nhiễm người bị HIV thì nên đến cơ sở y tế để được uống thuốc dự phòng HIV trong 72h đầu. Tuy nhiên, đến hiện tại là ngày thứ 7 thì việc uống thuốc không còn ý nghĩa. Bạn cần theo dõi triệu chứng của cơ thể và làm xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt.

Các xét nghiệm HIV bao gồm test nhanh HIV, test tìm kháng nguyên/ kháng thể HIV, test nucleic acid test (NAT). Đối với NAT chẩn đoán được sau 10-33 ngày phơi nhiễm. Tìm kháng nguyên, kháng thể HIV bằng máu tĩnh mạch chạy máy phát hiện sau 18-45 ngày phơi nhiễm. Nếu làm bằng test nhanh máu ngón tay phát hiện sau 19-90 ngày phơi nhiễm.

Do đó, khi bạn test âm tính, cần tiếp tục test lại tùy vào loại xét nghiệm mà có thể thực hiện sau 30 ngày, và xét nghiệm thêm lần nữa sau 90 ngày để xác nhận âm tính hoàn toàn.

>>> Hãy đọc thêm: Xét nghiệm HIV sau 3 tháng có chính xác không?

Ngày nay HIV đã được điều trị hiệu quả bằng thuốc ARV, nếu duy trì uống thuốc đều thì sẽ có đời sống hoàn toàn bình thường. Tuổi thọ trung bình của người không bị HIV là 79 tuổi. Tuổi thọ trung bình của người mắc HIV từ 20 tuổi có dùng thuốc ARV đúng liệu trình là 71 tuổi. Do đó việc giữa một tinh thần lạc quan, chú trọng việc quan hệ tình dục an toàn để bảo vệ bản thân và người xung quanh, sử dụng thuốc đều đặn, giữ chế độ sống khoa học, ăn uống, tránh xa các chất có hại là những yếu tố cần thiết để có một đời sống hoàn toàn bình thường.

Bác sĩ hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn giải đáp thắc mắc nhiễm HIV bao lâu thì phát bệnh và những điều cần làm sau khi biết mình phơi nhiễm. Chúc bạn sẽ nhận được những thông tin tốt lành!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.