Heo nái ra dịch màu trắng sau khi phối

Nguyên nhân dẫn đến viêm tử cung trên heo nái

Viêm tử cung trên heo nái là bệnh lý diễn ra do nhiều nguyên nhân, trong đó một số nguyên nhân thường gặp có thể kể đến như:

  • Áp dụng sai biện pháp kỹ thuật trong đỡ đẻ cho lợn trong trường hợp lợn đẻ khó.
  • Heo lợn bị nhiễm trùng từ môi trường chăn nuôi do chuồng trại kém vệ sinh, nước dùng cho lợn bị nhiễm khuẩn không đảm bảo vệ sinh.
  • Cơ quan sinh dục ngoài của lợn bẩn, không được vệ sinh
  • Heo đực bị viêm niệu quản và dương vật khi nhảy trực tiếp.
  • Dụng cụ thụ tinh nhân tạo cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm tử cung trên lợn do thể chất dụng cụ thụ tinh cứng, dễ gây xây xát, hoặc không sạch đã đưa các vi khuẩn gây nhiễm vào bộ phận sinh dục.

Dinh dưỡng cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ viêm tử cung trên lợn gia tăng. Nếu trong khẩu phần ăn thiếu một số vitamin như A,D,E sẽ gây nên tình trạng khô niêm mạc, dễ xây xước dẫn đến nhiễm khuẩn Một chế oodj dinh dưỡng thiếu hay thừa protein trước, trong và sau thai kỳ cũng có là một trong những yếu tố làm tăng tỷ lệ viêm tử cung trên heo nái. Và thiếu dinh dưỡng cũng làm heo gầy yếu, giảm sức đề kháng trước sự tấn công của các vi khuẩn gây bệnh viêm nhiễm tử cung trên lợn.

Triệu chứng giúp nhận biết bệnh viêm tử cung trên lợn

Để nhanh chóng nhận biết bệnh viêm tử cung trên lợn để đưa ra được hướng điều trị phù hợp cần dựa vào các triệu chứng sáng của bệnh. Sau khi nhiễm bệnh, bệnh thưởng có biểu hiện ở hai thể: cấp tính và mãn tính.

Heo nái ra dịch màu trắng sau khi phối

Thể cấp tính

Lợn bị viêm tử cung thể cấp tính thường xuất hiện tình trạng sốt trong những ngày đầu ngay sau khi phát bệnh với nhiệt độ sốt khoảng 41⁰- 42⁰C cùng 1 số triệu chứng lâm sàng như: âm hộ sưng tấy đỏ, xuất hiện tình trạng dịch xuất tiết chảy ra từ âm đạo chảy ra ngoài. Trong viêm tử cung thể cấp tính thường có 3 dạng viêm:

  • Viêm dạng nhờn: được coi là thể viêm nhẹ nhất, xuất hiện trên heo nái sau khi sinh 2 - 3 ngày với các triệu chứng bệnh như: niêm mạc tử cung bị viêm nhẹ, tử cung tiết dịch nhờn trong hoặc dạng đục lợn cợn với mùi tanh. Sau vài ngày tình trạng tiết dịch giảm lại và hết hẳn. Ở thể viêm này heo nhiễm bệnh xuất hiện triệu chứng sốt hoặc chỉ sốt nhẹ, heo nái vẫn cho con bú bình thường.
  • Viêm dạng mủ là tình trạng viêm nặng thường xuất hiện trên heo có thể trạng kém và số lượng vi sinh vật nhiễm vào tử cung nhiều. Khi heo bệnh thể cấp tính dạng viêm mủ, heo bệnh thường sốt 40 - 41⁰C kèm các triệu chứng như: nằm nhiều,kém ăn, khát nước, tiểu ít, nước tiểu vàng, phân có màng nhầy và xuất hiện tình trạng mệt mỏi, ít cho con bú hay đè con.
  • Viêm dạng mủ lẫn máu là tình trạng bệnh đã ăn sâu vào lớp tử cung gây tổn thương mạch mao quản dẫn đến tình trạng chảy máu âm hộ. Heo nhiễm bệnh ở dạng viêm này có các biểu hiện như sốt cao, dịch viêm, có mủ lẫn máu mùi rất tanh, không ăn kéo dài, khả năng tiết sữa giảm hoặc mất hẳn, thở nhiều, mệt mỏi, kém phản xạ với tác động bên ngoài.

Thể mãn tính

Trường hợp heo nhiễm bệnh thể mãn tính, heo bệnh không có triệu chứng sốt, âm hộ không sư đỏ, tuy nhiên vẫn xuất hiện một số triệu chứng như chảy dịch này, dịch trắng đục từ âm hộ, tình trạng chảy dịch không xuất hiện liên tục mà chỉ chảy theo đợt từ vài ngày đến vài tuần. Heo nái nhiễm bệnh nếu thụ tinh sẽ không có kết quả hoặc thai sẽ bị chết do quá trình viêm nhiễm từ niêm mạch âm đạo, tử cung lan sang gây chết thai nhi.

Phòng bệnh viêm tử cung trên heo

Heo nái ra dịch màu trắng sau khi phối

 

Để hạn chế ảnh hưởng của bệnh viêm tử cung đến hiệu suất chăn nuôi, bà con nên chủ động phòng bệnh trước khi bệnh diễn ra. Dựa trên nguyên nhân gây bệnh, một số biện pháp dự phòng bệnh viêm tử cung trên heo cần phối hợp thực hiện bao gồm:

  • Cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho heo nái khi mang thai và sau sinh, đặc biệt là nhóm vitamin A,D, E
  • Quá trình tiến hành can thiệp, hỗ trợ heo sinh nở cần được thực hiện đúng kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh
  • Thụt rửa tử cung cho heo bằng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch chuyên dụng trong thụt rửa tử cung
  • Đảm bảo vệ sinh khu vực chuồng trại chăn nuôi, đặc biệt giai đoạn trước, trong và sau thai kỳ. Định kỳ sử dụng các thuốc sát trùng phun khu vực trong và ngoài chuồng trại chăn nuôi như Fordecid, Via Iodine, Via Bencovet...
  • Sử dụng thuốc sát trùng và kháng sinh sau đẻ để dự phòng trình trạng nhiễm khuẩn trên heo nái sau sinh
  • Bổ sung thêm các chế phẩm bù điện giải, glucose giúp heo tăng tăng cường giải độc, tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch và giảm xuất huyết mất máu trong quá trình sinh đẻ

Hướng dẫn chăm sóc và điều trị heo bị viêm tử cung

Ngay khi phát hiện heo nhiễm bệnh, chủ chăn nuôi cần thực hiện kết hợp nhiều biện pháp hỗ trợ, điều trị để giảm thiểu tối đa thiệt hại liên quan đến sức khỏe vật nuôi và hiệu suất kinh tế. Phác đồ điều trị cho heo nhiễm bệnh bao gồm:

  • Sử dụng thuốc điều trị nguyên nhân và triệu chứng bệnh cùng các chế phẩm giúp heo nhiễm bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau nhiễm bệnh
  • Biện pháp không sử dụng thuốc: liên quan đến môi trường chăn nuôi và chăm sóc sức khỏe heo nhiễm bệnh

Điều trị không dùng thuốc

Cụ thể các biện pháp liên quan đến không dùng thuốc cần được đảm bảo thực hiện trước, trong và sau khi phát hiện heo nhiễm bệnh đó là làm sạch chuồng nuôi, tẩy uế khu vực chuồng trại chăn nuôi heo nhiễm bệnh bằng các thuốc sát trùng và tiến hành chăm sóc tốt heo nhiễm bệnh. Ngoài ra cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho heo nhiễm bệnh thông qua chế độ ăn uống hàng ngày của heo.

Điều trị bằng thuốc

Trong phác đồ điều trị bằng thuốc cho heo nhiễm bệnh bà con có thể tham khảo hướng dẫn sau:
Trường hợp heo nái nhiễm bệnh ở thể trạng viêm nhẹ có thể được tiến hành điều trị bằng cách đặt thuốc kháng sinh Oxytetracycline, hoặc Amoxicillin hoặc Aureomycin vào tử cung trong vòng thời gian từ 3 - 5 ngày. Tiêm kháng sinh Viamoxyl, hoặc Via Gentamox 3 lần liên tiếp trong thời gian nhiễm bệnh, mỗi lần cách nhau từ 24 - 48 giờ. Đồng thời dùng thuốc trợ sức, trợ lực và nâng cao sức đề kháng, như: AZ.KTMD (Beta Glucan C),... sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đạt hiệu quả tốt nhất.

Heo nái ra dịch màu trắng sau khi phối

 

Trường hợp heo nái sau khi đẻ nhiễm bệnh, sảy thai và viêm nặng cần tiến hành xử trí theo các bước như sau:
+ Thụt rửa tử cung bằng nước muối sinh lý 0,9% hoặc dung dịch sát trùng, như: Iodine 10% pha 10 ml/2 l nước, hoặc nước lá trầu không sắc đặc... Cần tiến hành thụt rửa 2 lần/ngày trong 2 ngày đầu và 1 lần/ngày từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 sau khi đẻ.
+ Sau khi thụt rửa, tiêm Az Oxytocin (Oxytocin) liều 2-4ml/ lần, các lần tiêm cách nhau tối thiểu 30 phút để tử cung co bóp, tống dịch sản ra ngoài.
+ Đặt thuốc kháng sinh ở tử cung tương tự trường hợp viêm nhẹ.
+ Đồng thời, dùng thuốc trợ sức, trợ lực và nâng cao sức đề kháng giúp heo nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau nhiễm bệnh
Trên đây là những là những thông tin liên quan đến dấu hiệu bệnh biết bệnh viêm tử cung trên lợn cùng cách dự phòng và điều trị do thuốc thú y Việt Anh Viavet  tổng hợp và biên soạn từ đội ngũ ngũ chuyên gia có kinh nghiệm dày dặn là các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ thú y.... Đội ngũ chuyên gia hàng đầu của chúng tôi đến từ Việt Anh Viavet và cùng các sản phẩm chất lượng được sản xuất từ dây chuyền công nghệ sản xuất đạt chuẩn GMP- WHO luôn tự tin đồng hành cùng bà con trong mọi hành trình chăn nuôi.
Thuốc thú y Việt Anh Viavet được phân phối trên 500 đại lý thuốc khác nhau, các sản phẩm chúng tôi gợi ý trên bài đều nhận được phản hồi rất tốt từ bà con về hiệu quả điều trị và giá thành.
Mọi thông tin thắc mắc cùng câu hỏi liên quan đến quá trình chăn nuôi và thuốc thú y, chế phẩm thú y, bà con có thể liên hệ để nhận tư vấn theo thông tin:

  • Hotline: 024 3376 5468 - 024 3376 5466
  • Email: