Hệ thống tài chính bao gồm những bộ phận nào năm 2024

Hệ thống tài chính (financial system) là mạng lưới các trung gian tài chính và thị trường tài chính mà trên đó người ta mua bán nhiều loại công cụ tài chính khác nhau có liên quan đến việc chuyển tiền, vay và cho vay vốn.

Hệ thống tài chính là gì?

Hệ thống tài chính (financial system) là mạng lưới các trung gian tài chính (ngân hàng thương mại, tổ chức tiết kiệm và cho vay, bảo hiểm...) và thị trường tài chính (thị trường cổ phiếu, trái phiếu) mà trên đó người ta mua bán nhiều loại công cụ tài chính khác nhau (tiền gửi ngân hàng, tín phiếu kho bạc, cổ phiếu, trái phiếu) có liên quan đến việc chuyển tiền, vay và cho vay vốn.

Các trung gian tài chính và thị trường tài chính đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế với tư cách tổ chức trung gian trong quá trình chuyển các khoản tiết kiệm và nguồn vốn khác tới tay người vay. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của chúng là điều hòa các yêu cầu khác nhau của người tiết kiệm và người đầu tư, qua đó tạo ra mức tiết kiệm và đầu tư cao hơn trường hợp không có chúng. Nhìn chung, người tiết kiệm muốn đầu tư vốn của họ vào những nơi an toàn và rủi ro thấp, có thể nhanh chóng chuyển thành tiền mặt ( tức dễ sử dụng tiền của mình), có lợi tức cao để bảo vệ giá trị thực tế của các khoản tiết kiệm và đem lại thu nhập thường xuyên. Nguời đầu tư nhìn chung muốn có các khoản vốn vay với số lượng khác nhua để đáp ứng nghĩa vụ về vốn và tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong điều kiện có tính bất định và rủi ro cao. Các định chế tài chính góp phần điều hòa những yêu cầu này theo 3 cách chủ yếu:

Thu hút các khoản tiết kiệm nhỏ của nhiều người, qua đó có được số tiền lớn để tài trợ cho các dự án đầu tư lớn

Nắm giữ cơ cấu tài sản đa dạng và cho vay vào nhiều mục đích khác nhau để thu được hiệu quả quy mô lớn, lợi nhuận cao, trong khi vẫn phân tán được rủi ro.

Kết hợp nguồn lực của nhiều người tiết kiệm để cung cấp cả vốn ngắn hạn và dài hạn cho nhiều người đầu tư.

Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế trong phân phối, gắn liền với quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ. Đối với mỗi quốc gia, nguồn lực tài chính là yếu tố vật chất cần thiết liên quan đến sự tồn tại và phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Vấn đề tổ chức huy động và phân phối sử dụng vốn sao cho có hiệu quả trở thành nhiệm vụ rất quan trọng đối với công tác quản lý tài chính của mỗi chủ thể. Trong nền kinh tế thị trường, các hoạt động chuyển giao nguồn lực tài chính giữa các chủ thể diễn ra rất đa dạng, phong phú, đan xen lẫn nhau, tác động lẫn nhau trong một hệ thống thống nhất, đó là hệ thống tài chính.

Qua bài viết này, nhóm chúng tôi sẽ đưa đến cho các bạn cái nhìn tổng quan nhất về hệ thống tài chính, cấu trúc cùng vai trò của từng bộ phận đối với toàn hệ thống tài chính.

Tuy đã có sự cố gắng nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, mong các bạn sẽ góp ý để hoàn thiện bài viết hơn nữa.

Phần 1

Hệ thống tài chính và vai trò của hệ thống tài

chính

Trong nền kinh tế thị trường, các hoạt động chuyển giao nguồn lực tài chính giữa các chủ thể diễn ra rất đa dạng, phong phú, đan xen lẫn nhau, tác động lẫn nhau trong một hệ thống thống nhất, đó là hệ thống tài chính.

Hệ thống tài chính là một hệ thống gồm có thị trường và các chủ thể tài chính thực hiện chức năng gắn kết cung-cầu về vốn lại với nhau.

Chức năng cơ bản của hệ thống tài chính là tạo ra kênh chuyển tải vốn từ người thừa vốn đến người cần vốn. Khi thực hiện chức năng này hệ thống tài chính có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đó là đảm bảo nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và gia tăng phúc lợi xã hội.

Phần 2

Cấu trúc hệ thống tài chính

1. Các bộ phận của hệ thống tài chính

Cấu trúc của hệ thống tài chính bao gồm các tụ điểm vốn và bộ phận dẫn vốn. Các tụ điểm vốn là bộ phận mà ở đó nguồn tài chính được tạo ra, đồng thời cũng là nơi thu hút trở lại các nguồn vốn, tuy nhiên ở mức độ và phạm vi khác nhau, bao gồm:

  • Tài chính doanh nghiệp
  • Ngân sách nhà nước
  • Tài chính dân cư và các tổ chức xã hội
  • Tài chính đối ngoại Các tụ điểm vốn này lại có những liên hệ với nhau trong các quan hệ kinh tế nhất định.

Thị trường tài chính và tổ chức tài chín h trun g gian

N gâ n sách n hà nư ớc

Tà i chính đối ng oại

Tài chín h d ân cư

Tài chín h d oa nh ngh iệp

phát kinh phí, tài trợ vốn cho các tổ chức kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Việc này sẽ làm tăng nguồn vốn ở các tụ điểm nhận vốn.

  1. Tài chính dân cư và các tổ chức xã hội

Tài chính dân cư là một tụ điểm vốn quan trọng trong hệ thống tài chính. Đặc trưng của nó là các quỹ tiền tệ sở hữu bới các cá nhân, hộ gia đình. Các quỹ tiền tệ này được hình thành từ các nguồn thu nhập của cá nhân (thu nhập từ lao động, từ đầu tư, góp vốn kinh doanh, thừa kế, ...). Với nguồn thu nhập có được các cá nhân thực hiện các quyết định tài chính như tiều dùng, đầu tư, ...

Có thể thấy tính chất phân tán và đa dạng là đặc điểm nổi bật của tài chính hộ gia đình. Nguồn lực tài chính không quy tụ và những điểm lớn mà phân bố rải rác, không đồng đều trong mỗi hộ gia đình. Nhưng tổng quy mô của nguồn vốn là rất lớn. Do đó chúng ta có thể huy động được một khối lượng vốn đáng kể để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế.

  1. Tài chính đối ngoại

Trong xu thế quốc tế hóa về kinh tế hiện nay, hệ thống tài chính cũng là một hệ thống mở với những quan hệ tài chính đối ngoại phong phú. Những quan hệ này không tập trung vào một loại hình nhất định (vào một tụ điểm nhất định) mà chúng đan xen vào những quan hệ tài chính khác. Tuy nhiên do tính đặc thù của loại quan hệ này nên chúng được thừa nhận như một bộ phận tài chính có tính độc lập tương đối.

Những kênh vận động của tài chính đối ngoại:

  • Nhận viện trợ, vay vốn nước ngoài.
  • Tiếp nhận vốn đầu tư.
  • Thanh toán XNK
  • Thực hiện các hợp đồng tái bảo hiểm, chuyển phí bảo hiểm, thanh toán bảo hiểm hoặc nhận phí bảo hiểm, nhận bồi thường từ các tổ chức nước ngoài.
  • Quá trình chuyển tiền, tài sản của cá nhân trong và ngoài nước

1. Bộ phận dẫn vốn

Đây là bộ phận thực hiện chức năng truyền dẫn vốn giữa các tụ điểm vốn trong hệ thống tài chính, bao gồm : thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian.

Thị trường tài chính

Vốn

Các chủ thể thừa vốn

  • Cá nhân- Doanh nghiệp- Chính phủ

Các chủ thể thiếu vốn

  • Cá nhân- Doanh nghiệp- Chính

Vốn Vốn

Vốn

  1. Thị trường tài chính Thị trường tài chính là tổng hóa các mối quan hệ cung cầ về vốn, diễn ra dưới hình thức vay mượn, mua bán về vốn, tiền tệ và các chứng từ có giá nhằm chuyển dịch từ nơi cung cấp (thừa vốn) đến nơi có nhu cầu về vốn (thiếu vốn) cho các hoạt động kinh tế thông qua các hoạt động tài chính trực tiếp. Hoạt động dẫn vốn trực tiếp được thực hiện bằng cách những người cần vốn bán ra thị trường các loại chứng khoán hoặc vay thế chấp. Những người thừa vốn sẽ mua các loại chứng khoán đó, như vậy vốn đã được chuyển từ người thừa vốn đến người thiếu vốn. Như vậy, thị trường tài chính đã có tác dụng tập trung nguồn vốn cần thiết cho đầu tư phát triển kinh tế, thông qua đó nâng cao hiệu quả chung cho toàn bộ nền kinh tế và cải thiện mức sống cho người tiêu dùng. b) Trung gian tài chính (định chế tài chính) Trong hệ thống tài chính, các trung gian tài chính thực hiện chức năng cơ bản là trung gian chu chuyển nguồn vốn từ các chủ thể thừa vốn đến các chủ thể cần vốn. Các trung gian tài chính bao gồm: các ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, ... Ngoài vốn điều lệ, các trung gian tài chính thực hiện huy động vốn từ những người có vốn bằng nhiều hình thức để tạo thành vốn

là nhà đầu tư riêng rẽ hoặc nhà đầu tư tập thể (quỹ đầu tư).Họ lựa chọn danh mục đầu tư cho các khoản tiết kiệm và quản lý rủi ro gắn liền với các hoạt động tài chính trên thị trường tài chính.

2. Các trung gian tài chính với thị trường tài chính

  • Các công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, công ty tài chính, công ty chứng khoán

Các trung gian tài chính này tham gia thị trường chứng khoán với tư cách vừa là người mua, vừa là người bán để tìm kiếm lợi nhuận thông qua hình thức nhận lợi tức, lãi trái phiếu, hay tìm kiếm gia thặng dư hoặc tìm kiếm thanh khoản. Vai trò của các tổ chức này ở những nước có thị trường chứng khoán phát triển ngày càng trở nên quan trọng trong việc tăng quy mô, tạo sự sôi động cho thị trường.

  • Các trung gian tài chính là các ngân hang thương mại

Trên thị trường sơ cấp, các ngân hang thương mại tham gia thị trường chứng khoán với tư cách là nhà phát hành cổ phiếu để tạo nguồn vốn khi mới thành lập, hoặc tăng vốn bổ sung, cũng như phát hành trái phiếu để huy động vốn. Đồng thời nó còn thực hiện các dịch vụ trên thị trường chứng khoán như tư vấn về vấn đề phát hành, làm đại lý phát hành để hưởng phí hoa hồng, hoặc bảo lãnh phát hành toàn bộ để hưởng phí bảo lãnh.

Trên thị trường thứ cấp, các NHTM còn thực hiện các dịch vụ khác với tư cách là trung gian môi giới chứng khoán để hưởng phí hoa hồng, lưu giữ chứng khoán, nhận và trả cổ tức cho khách hang, làm dịch vụ thanh toán chứng khoán, thực hiện các sản phẩm phái sinh, cho vay chứng khoán

  • Các trung gian tài chính đóng vai trò là tổ chức hỗ trợ nâng cao mức tín nhiệm

Trong quá trình hoạt động, các trung gian tài chính có thể dùng uy tín của minh để đánh giá và hỗ trợ đảm bảo một phần nghĩa vụ thanh toán cho tổ chức phát hành trong trường hợp tổ chức phát hành mất khả năng chi trả, qua đó góp phần nâng cao mức tín nhiệm của các tổ chức phát hành chứng khoán.

  • Các trung gian tài chính đóng vai trò là bên thứ ba trong quá trình chứng khoán hóa Trong các phương thức mà các trung gian tài chính thực hiện chức năng huy động vốn cho nền kinh tế, đặc biệt là huy động vốn cho đầu tư vào cơ sở hạ tầng , ngoài các phương thức truyền thống,

còn có phương thức mới rất hiệu quả đó là huy động vốn bằng phương pháp chứng khoán hóa tài sản tài chính.

Một cách đơn giản, có thể hiểu chứng khoán hóa là một quá trình mà tại đó các tài sản thế chấp khác nhau của những người đi vay được tập hợp và “đóng gói” rồi được dùng làm đảm bảo để phát hành các trái phiếu (gọi chung là trái phiếu đảm bảo bằng tài sản). Tiền từ người mua các chứng khoán này sẽ được chuyển đến các tổ chức tài chính cho vay thế chấp để các tổ chức này cho người đem thế chấp tài sản vay tiền. Chứng khoán hóa chính là quá trình đưa các tài sản thế chấp sang thị trường thứ cấp nơi mà chúng có thể trao đi đổi lại. Nó đã biến các tài sản kém thanh khoản thành những chứng khoán thanh khoản cao.

Quá trình chứng khoán hóa luôn cần một bên thứ ba đứng giữa làm trung gian. Bên thứ ba này là các trung gian tài chính lớn, chuyên nghiệp trong định giá chứng khoán, có uy tín và tiềm lực tài chính mạnh, đồng thời có khả năng bảo lãnh phát hành và tạo dựng thị trường cho các công cụ tài chính mới.

Vd: công ty X kinh doanh địa ốc có 1 toà văn phòng cho thuê trị giá 90 triệu USD. Để thực hiện một dự án xây chung cư khác, công ty này đang cần vay thêm 60 triệu USD. Sau khi đánh giá các phương án, họ quyết định tìm đến ngân hàng X, thế chấp toà văn phòng trên để vay 60 triệu USD trong 5 năm, thanh toán tiền gốc và tiền lãi hàng tháng. Tuy nhiên, tình hình tài chính ngân hàng hiện đang "mấp mé" hạn mức tín dụng cho phép nên không thể cho vay thêm, nhưng ngân hàng cũng không muốn mất khách hàng này. Ngân hàng quyết định phát hành 60 trái phiếu được đảm bảo bằng khoản thế chấp của công ty X, với kì hạn 5 năm, ra thị trường. Thay vì được thanh toán tiền gốc và lãi như thông thường, người nắm giữ những trái phiếu này sẽ được hưởng số tiền mà công ty X thanh toán cho ngân hàng tuỳ theo số trái phiếu mà anh ta có.

Phương pháp này đã tồn tại từ lâu ở thị trường các nước phát triển, song ở Việt Nam vẫn chưa xuất hiện.

2. Mối quan hệ giữa các chủ thể tài chính

Trong hệ thống tài chính, hoạt động tài chính công có ảnh hưởng lớn đến bộ phận tài chính còn lại. một mặt, các chính sách huy động vốn và chi tiêu của ngân sách nhà nước có ảnh hưởng rộng

Phần 3

Vị trí của TCDN trong hệ thống tài chính

1. Khái niệm

 Doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh nhằm mục đích sinh lời được pháp luật thừa nhận , được phép kinh doanh trên một số lĩnh vực nhất định , có từ một chủ sở hữu trở lên , có tên gọi riêng , có trụ sở giao dịch ổn định.  TCDN là hệ thống quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế - xã hội khác , được thể hiện thong qua quá trình tạo lập , phân phối , sử dụng các loại vốn , quỹ tiền tệ của doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Vị trí của TCDN trong hệ thống tài chính

Tài Chính Doanh Nghiệp – chính tại đây nguồn tài chính xuất hiện và là nơi thu hút trở lại phần quan trọng các nguồn tài chính trong nền kinh tế.Trong hệ thống tài chính , TCDN được coi như những tế bào có khả năng tái tạo ra các nguồn tài chính , là cơ sở , đóng vai trò nòng cốt của hệ thống tài chính. Do vậy nó có tác động rất lớn đến đời sống xã hội, đến sự phát triển hay suy thoái của nền sản xuất. TCDN là các quan hệ nằm trong hệ thống những quan hệ kinh tế gắn liền với hoạt động kinh doanh nên TCDN phải chịu sự chi phối bởi các mục tiêu và phương hướng kinh doanh của các chủ thể doanh nghiệp. Nhưng đến lượt mình, TCDN có quan hệ mật thiết với tất cả các bộ phận của hệ thống tài chính trong quá trình hình thành và sử dụng vốn nên nó có tác động thúc đẩy hay kìm hãm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên góc độ này, TCDN được xem là một trong những công cụ có vai trò quan trọng trong quản lý kinh doanh.

3. Vai trò của TCDN biểu hiện qua các mặt sau

 Tổ chức huy động và phân phối sử dụng các nguồn lực tài chính có hiệu quả

Đối với một doanh nghiệp , vốn là yếu tố vật chất cho sự tồn tại và phát triển. Vì vậy việc tổ chức huy động và phân phối sử dụng vốn sao cho có hiệu quả là nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác quản lý TCDN. Trong nền kinh tế thị trường , doanh nghiệp cần phải xác

định nhu cầu vốn cần huy động và có kế hoạch hình thành cơ cấu nguồn vốn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả. Song song với quá trình huy động vốn , TCDN còn có vai trò tổ chức phân phối sử dụng vốn để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. Đây là vấn đề có tính chất quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh “khắc nghiệt” theo cơ chế thị trường. Do đó , doanh nghiệp cần phải chủ động nắm bắt tín hiệu của thị trường , lựa chọn phương án kinh doanh thích hợp và hiệu quả.

 Tạo lập các đòn bẩy tài chính để kích thích điều tiết các hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều người , nhiều bộ phận với nhau , đặt trong các mối quan hệ kinh tế. Vì vậy nếu sử dụng linh hoạt , sáng tạo các quan hệ phân phối của tài chính để tác động đến các chính sách tiền lương , tiền thưởng và các chính sách khuyến khích vật chất khác sẽ có tác động tích cực đến việc tăng năng suất , kích thích tiêu dùng , tăng vòng quay vốn và tăng được lợi nhuận của doanh nghiệp .Tuy nhiên nếu mắc những sai lầm trong việc sử dụng các đòn bẩy tài chính , cơ chế quản lý tài chính kém hiệu quả thì TCDN lại trở thành vật cản gây kìm hãm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

 Kiểm tra đánh giá hiệu quả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp TCDN thực hiện kiểm tra và đánh giá các hoạt động kinh doanh bằng đồng tiền và tiến hành thường xuyên liên tục thong qua phân tích các chỉ tiêu tài chính như chỉ tiêu về kết cấu tài chính , chỉ tiêu về các khả năng thanh toán, chỉ tiêu về hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính , khả năng sinh lời ... Từ đó, doanh nghiệp có căn cứ để đề ra kịp thời các giải pháp tối ưu cho tình hình tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể:

 Đảm bảo cung ứng đủ vốn cho quá trình kinh doanh  Sử dụng vốn có hiệu quả  Giảm thấp chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm  Nâng cao tỉ suất lợi nhuận của doanh nghiệp