Hay nêu quy trình đánh giá giáo viên

Phiếu tự đánh giá của giáo viên mới nhất kèm hướng dẫn chi tiết

Ngày cập nhật : 31/03/2020

Để có căn cứ bồi dưỡng cán bộ cốt cán, giáo viên phải đáp ứng chuẩn nghề nghiệp thông qua việc tự đánh giá vào cuối năm học. Sau đây là phiếu tự đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông kèm hướng dẫn chi tiết cách điền mới nhất.

3 cấp độ đánh giá giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông

Để có căn cứ cho giáo viên phổ thông tự đánh giá phẩm chất, năng lực, qua đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT.

Theo đó, quy chuẩn nghề nghiệp nêu tại Thông tư này áp dụng với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú…

Tiêu chuẩn nghề nghiệp của giáo viên phổ thông gồm 05 tiêu chuẩn nêu tại Chương II Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm Thông tư 20 này và được xếp theo 03 mức độ với cấp độ tăng dần:

- Mức đạt: Có phẩm chất, năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao khi dạy học, giáo dục học sinh;

- Mức khá: Có phẩm chất, năng lực tự học, tự rèn luyện, chủ động đổi mới trong thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Mức tốt: Có ảnh hưởng tích cực đến học sinh, đồng nghiệp, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục và phát triển giáo dục địa phương.

 

Hay nêu quy trình đánh giá giáo viên

Phiếu tự đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông (Ảnh minh họa)

Quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên mới nhất

Việc đánh giá và xếp loại giáo viên phải khách quan, toàn diện, công bằng và dân chủ, thực hiện theo quy trình nêu tại Điều 10 Quy định ban hành kèm Thông tư 20 nêu trên theo 03 bước:

- Bước 1: Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp với các tiêu chí về phẩm chất nhà giáo, phát triển chuyên môn, nghiệp vụ, xây dựng môi trường giáo dục, phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội và sử dụng ngoại ngữ, tin học cũng như áp dụng trong dạy học;

- Bước 2: Nhà trường tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;

- Bước 3: Hiệu trưởng thực hiện đánh giá và thông báo kết quả dựa trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên đó.

Mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên mới nhất kèm hướng dẫn

Mẫu này được ban hành kèm Công văn số 4530/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 01/10/2018 gồm 05 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí. Dưới đây là mẫu Phiếu tự đánh giá của giáo viên với hướng dẫn chi tiết nhất:

PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn A

Trường: Tiểu học A

Môn dạy: Toán Chủ nhiệm lớp: 1A

Quận/Huyện/Tp,Tx: A Tỉnh/Thành phố: A

Giáo viên đọc kỹ nội dung yêu cầu các mức của từng tiêu chí, đối chiếu cẩn thận với các minh chứng và kết quả trong thực hiện nhiệm vụ của mình trong năm học, tự đánh giá (đánh dấu x) các mức chưa đạt (CĐ); Đạt (Đ); Khá (K); Tốt (T)

Tiêu chí

Kết quả xếp loại

Minh chứng

Đ

K

T

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nhà giáo

Tiêu chí 1: Đạo đức nhà giáo

Tiêu chí 2: Phong cách nhà giáo

Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ

Tiêu chí 3: Phát triển chuyên môn bản thân

Tiêu chí 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

Tiêu chí 5: Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

Tiêu chí 6: Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

Tiêu chí 7: Tư vấn và hỗ trợ học sinh

Tiêu chuẩn 3. Năng lực xây dựng môi trường giáo dục

Tiêu chí 8. Xây dựng văn hóa nhà trường

Tiêu chí 9. Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường

Tiêu chí 10. Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường

Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Tiêu chí 11. Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan

Tiêu chí 12. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh

Tiêu chí 13. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh

Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục

Tiêu chí 14. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc

Tiêu chí 15. Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục

1. Nhận xét (ghi rõ):

 Điểm mạnh: Thường xuyên áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy; Thực hiện tốt nội quy, quy tắc ứng xử của Nhà trường; Vẫn thực hiện tư vấn, hỗ trợ học sinh lồng ghép vào quá trình dạy học…

- Những vấn đề cần cải thiện: Năng lực ngoại ngữ…

2. Kế hoạch học tập, bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp trong năm học tiếp theo

- Mục tiêu: Hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2019 - 2020; Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học…

- Nội dung đăng ký học tập, bồi dưỡng (các năng lực cần ưu tiên cải thiện): Ngoại ngữ

- Thời gian: Từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 5 năm 2020

- Điều kiện thực hiện: Bố trí nghỉ dạy chiều t7 hàng tuần

Xếp loại kết quả đánh giá: Khá

……….., ngày ... tháng... năm ....

Người tự đánh giá
(Ký và ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn thực hiện tự đánh giá:

Các mức độ của tiêu chí được nêu cụ thể như sau:

1. Mức Tốt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong có tiêu chuẩn về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ đạt mức tốt;

2. Mức Khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức khá trở lên, trong có tiêu chuẩn về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ đạt mức khá trở lên;

3. Mức Đạt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên;

4. Mức Chưa Đạt: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó).

Trên đây là Phiếu tự đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cùng hướng dẫn chi tiết cách điền.

Nguồn: https://luatvietnam.vn

Đổi mới phương pháp dạy học đang thự hiện từng bước từ chuyển chương trinh giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lự của người học. Nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì sang việc để ý xem học sinh vận dụng được những gì thông qua việc học. Để thực hiện được phương pháp này, đòi hỏi các giáo viên phải có một quy trình dạy học rõ ràng và chỉn chu. Thông qua bài viết này, Chúng tôi xin giới thiệu 5 bước trong dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh để Quý bạn đọc có thể tham khảo.

Thế nào là dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh?

Chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh hay còn được gọi là dạy học đính hướng kết quả đầu ra, là việc các giáo viên thông qua kỹ năng nghiệp vụ của mình, cùng các phương pháp dạy học ưu việt để dạy và định hướng việc học cho học sinh, nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện của học sinh, từ phẩm chất, năng lực, đồng thời chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm trang bị cho các em những kỹ năng để xử lý các vấn đề trong cuộc sống và nghề nghiệp.

Hay nêu quy trình đánh giá giáo viên

Các đặc trưng cơ bản của Phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh

– Dạy học thông qua việc tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập giúp học sinh có thể chủ động tiếp thu kiến thức chứ không hề bị động như trước kia, từ đó, tạo cho học sinh cách phản ứng trước mọi vấn đề. Để làm được như vậy, đòi hỏi giáo viên phải là một người biết điều phối quá trình dạy học.

– Rèn luyện cho học sinh cách khai thác và sử dụng tài liệu trong học tập. Đồng thời, giúp học sinh thực hiện các kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, tương tự, … để dần hình thành và phát triển tài năng sáng tạo.

– Tăng cường sự phối hợp, làm việc giữa cá nhân và tập thể để học sinh có thể làm quen với kỹ năng làm việc nhóm từ đó vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và tập thể để giải quyết nhiệm vụ học tập chung.

Bước 1: Xác định mục tiêu

Cần phân tích được mục đích đánh giá, mục tiêu học tập sẽ đánh giá. Đó là các mục tiêu về phẩn chất; năng lực chung; năng lực đặc thù.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá

– Cần xác định thông tin, bằng chứng về phẩm chất và năng lực của học sinh;

– Thông qua các phương pháp, công cụ đặc thù cần phải có để thu thập được thông tin hoặc bằng chứng về phẩm chất, năng lực của học sinh.

– Đồng thời, xác định rõ các cách xử lý thông tin và bằng chứng vừa mới thu thập được.

Bước 3: Thực hiện

– Tiến hành xây dựng các bộ câu hỏi, các bài tập, bảng kiểm, hồ sơ, hay phiếu đánh giá theo các tiêu chí đã định trước.

– Thực hiện theo các yêu cầu, kỹ thuật đối với các phương pháp, công cụ đã lựa chọn, thiết kế năng đạt mục tiêu kiểm tra, đánh giá, phù hợp với từng loại hình

Bước 4: Phân tích, xử lý kết quả

– Tiến hành chấm điểm cho học sinh dựa theo phương pháp định tính, định lượng, …

– Hoặc dựa vào các phần mềm đánh giá kết quả của học sinh.

Bước 5: Phản hồi

– Trước tiên, giáo viên phải tiến hành giải thích các kết quả mà giáo viên đã đưa ra cho học sinh.

– Sau khi giải thích về các đáp án, dựa vào các kết quả vừa thu được ở Bước 4, các giáo viên tiến hành đưa ra những nhận định về sự phát triển của học sinh về năng lực, phẩm chất của họ so với những mục tiêu và yêu cầu cần phải đạt được.

– Đồng thời, giáo viên tiến hành lựa chọn cách phản hồi kết quả đánh giá: Đó có thể là bằng điểm số, cũng có thể bằng nhận định hoặc nhận xét để mô tả phẩm chất, năng lực đạt được, …

– Cũng từ việc thu được kết quả đánh giá của học sinh, lắng nghe ý kiến của học sinh, từ đó sử dụng các phương pháp, ý tưởng để điều chỉnh hoạt động dạy học học, giáo dục nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh một cách tối đa.

Một vài đánh giá về quy trình 5 bước trong dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh

– Có thể thấy, thông qua quy trình 05 bước, sẽ giúp học sinh phát huy một cách tối đa năng lực của bản thân; thông qua phương pháp này có thể rèn luyện cho học sinh đức tính tự giác trong học tập, giúp học sinh phản ứng nhanh trong mọi tình huống; đồng thời góp phần tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức có thể kiểm soát, quản lý chất lượng theo kết quả đầu ra theo định hướng đã định sẵn.

– Tuy nhiên, bên cạnh đó, cần phải biết cách cân đối trong việc học cho học sinh, tránh trường hợp áp dụng quy trình một cách thiên lệch, không chú ý đầy đủ đến nội dung dạy học, sẽ làm cho học sinh bị mất một lượng lớn kiến thức cần có, từ đó làm mất tính cân bằng trong hệ thống kiến thức của các bạn ấy.

Trên đây là 5 bước trong dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh và một số vấn đề khác liên quan. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và làm việc. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Xin cảm ơn.