Hay bị chuột ruột đau cơ là bệnh gì 2023 năm 2024

Đau bụng trên bên trái liên quan dạ dày, đau bụng dưới ở giữa thường là bàng quang, đau bụng dưới bên phải do viêm ruột thừa...

Hay bị chuột ruột đau cơ là bệnh gì 2023 năm 2024

Đau bụng dưới bên trái: Một phần lớn ruột già nằm ở phần bụng này. Khi đau bụng kèm chuột rút, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón, bạn có thể bị hội chứng ruột kích thích.

Hay bị chuột ruột đau cơ là bệnh gì 2023 năm 2024

Đau bụng dưới ở giữa: Bàng quang và cơ quan sinh sản nằm ở phần bụng này.

Đau quặn bụng, nóng rát khi tiểu tiện và nước tiểu thay đổi màu sắc có thể là biểu hiện của nhiễm trùng bàng quang. Đau ở vị trí này và vùng xương chậu đột ngột kéo dài trong nhiều tháng là những triệu chứng liên quan đến cơ quan sinh sản.

Hay bị chuột ruột đau cơ là bệnh gì 2023 năm 2024

Đau bụng dưới bên phải: Phần bụng này là vị trí của ruột thừa. Đau nhói, chán ăn, buồn nôn, sốt là những triệu chứng phổ biến nhất của viêm ruột thừa, bạn cần được điều trị y tế ngay lập tức.

Hay bị chuột ruột đau cơ là bệnh gì 2023 năm 2024

Đau bụng ở chính giữa: Phần ruột non và ruột già nằm ở vị trí này.

Đau kèm chuột rút, tiêu chảy nghiêm trọng, mệt mỏi, sốt và giảm cân là dấu hiệu của bệnh viêm ruột. Nếu bị đau và không thể xì hơi hoặc đi đại tiện, đó có thể là dấu hiệu sớm của tắc nghẽn ruột non. Sưng đau hoặc phình ra ở khu vực gần rốn được gọi là thoát vị rốn.

Hay bị chuột ruột đau cơ là bệnh gì 2023 năm 2024

Đau bụng ở giữa trái và phải: Thận nằm ở phần bụng giữa bên phải và bên trái hai bên cột sống. Đau ở vùng bụng này cũng có thể do các vấn đề về ruột già.

Đau lan ra sau lưng kèm theo sốt, tiêu chảy và buồn nôn có thể là dấu hiệu nhiễm trùng thận. Nếu cơn đau lan xuống vùng bụng dưới, đi tiểu liên tục và có máu trong nước tiểu, bạn có thể bị sỏi thận.

Hay bị chuột ruột đau cơ là bệnh gì 2023 năm 2024

Đau bụng trên bên trái: Bất kỳ cảm giác đau nào trong khu vực này thường là vấn đề về dạ dày.

Đau dữ dội, dai dẳng kèm theo buồn nôn hoặc nôn có thể là dấu hiệu của viêm dạ dày. Nếu cơn đau thường dữ dội hơn khi dạ dày trống rỗng, bạn có thể bị loét dạ dày.

Hay bị chuột ruột đau cơ là bệnh gì 2023 năm 2024

Đau bụng ở giữa phía trên: Phần bụng này gồm tá tràng, phần đầu tiên của ruột non và một phần lớn của tuyến tụy.

Thường xuyên bị đau lan ra lưng và đau hơn khi ăn, đặc biệt là thực phẩm có nhiều chất béo là triệu chứng bệnh viêm tụy. Đau dữ dội ở phần bụng này kèm theo nôn, tiêu chảy và sưng bụng có thể do thoát vị vùng thượng vị. Nếu cơn đau tồi tệ hơn giữa các bữa ăn hoặc vào giữa đêm là triệu chứng của loét tá tràng.

Cảm giác nóng rát ở ngực, ho, đau họng, có vị axit trong miệng, buồn nôn và đầy hơi thường là biểu hiện của chứng ợ nóng hoặc khó tiêu. Nếu tình trạng ợ nóng nặng hơn khi bạn cúi xuống hoặc nằm kèm đau ngực và ợ hơi, bạn có thể bị thoát vị khe.

Hay bị chuột ruột đau cơ là bệnh gì 2023 năm 2024

Đau bụng trên bên phải: Phần bụng này chứa túi mật và gan.

Đau bụng đột ngột, dữ dội lan ra vai phải và xuất hiện sau khi ăn nhiều chất béo, bạn có thể bị sỏi mật. Cơn đau kèm chuột rút âm ỉ lan đến vai hoặc lưng phải và kéo dài trong vài giờ là dấu hiệu của bệnh viêm túi mật. Khi có cảm giác đau nhói ngắt quãng, bạn có thể bị viêm gan.

Hội chứng ruột kích thích là một bệnh tiêu hóa phổ biến, liên quan đến sự rối loạn xảy ra ở đường tiêu hóa, đặc trưng bởi tình trạng đau bụng tái phát và thay đổi thói quen đại tiện, dẫn đến nhiều bất tiện trong cuộc sống hằng ngày. Phương pháp điều trị chính là điều trị triệu chứng kết hợp chế độ dinh dưỡng phù hợp với cơ thể từng người.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Một cơn đau do chuột rút bắp chân thường kéo dài vài phút. Mức độ nghiêm trọng của các cơn đau khác nhau, trong một số trường hợp có thể chỉ kéo dài vài giây, nhưng cũng có lúc cơn đau kéo dài đến 10 phút. Vậy phải xử trí thế nào khi thường xuyên bị chuột rút bắp chân?

Chuột bắp rút chân là cơn đau đến từ cơ bắp chân do sự co thắt cơ bắp khi một vận động trong cơ bắp quá khó. Nó thường xảy ra ở bắp chân, dưới và phía sau đầu gối. Các cơ nhỏ của bàn chân đôi khi bị ảnh hưởng. Một cơn đau chuột rút bắp chân thường kéo dài vài phút. Mức độ nghiêm trọng của các cơn đau khác nhau, trong một số trường hợp, có thể chỉ kéo dài vài giây, nhưng trong một số trường hợp, cơn đau kéo dài đến 10 phút.

Chuột rút bắp chân thường xảy ra khi bạn đang nghỉ ngơi, phổ biến nhất vào ban đêm khi ở trên giường và thường được gọi là chuột rút ban đêm. Chuột rút có thể làm bạn thức giấc và trở thành một điều cực kỳ khó chịu khi giấc ngủ thường xuyên bị quấy rầy.

Hay bị chuột ruột đau cơ là bệnh gì 2023 năm 2024

Chuột rút bắp chân thường xảy ra khi bạn đang nghỉ ngơi, phổ biến nhất vào ban đêm

2. Thường xuyên chuột rút bắp chân cảnh báo điều gì?

Người ta thường nghĩ bị chuột rút bắp chân hay gặp ở các vận động viên, ở những người hay phải vận động cơ bắp nhiều hoặc khi ngày hôm đó bạn phải vận động nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, có những lý do gây ra chuột rút mà bạn chắc chắn không thể ngờ tới. Đây cũng chính là dấu hiệu cảnh báo cơ thể của bạn đang tiềm ẩn những nguy cơ bệnh lý tiêu cực:

  • Cơ thể mất nước:

Sự mất nước trong cơ thể sẽ dẫn đến mất cân bằng của các tín hiệu điện và ion. Vì vậy, tại thời điểm này, cơ thể không biết tín hiệu là từ não hay chỉ vì có sự mất cân bằng điện xung quanh tế bào, dẫn đến các cơ bị rối loạn và co rút không thể báo trước. Bạn hãy phòng ngừa tình trạng này bằng cách uống nhiều nước, mỗi ngày 1,5 đến 2 lít nước và bổ sung các chất điện giải.

Hay bị chuột ruột đau cơ là bệnh gì 2023 năm 2024

Uống mỗi ngày 1,5 đến 2 lít nước để phòng tránh tình trạng chuột rút bắp chân

  • Giữ nguyên một tư thế quá lâu:

Điều này dễ kiểm chứng nhất khi bạn phải ngồi làm việc hoặc đứng nguyên một vị trí trong thời gian lâu dài. Các bó cơ trong thời gian này bị căng ra và khi bạn đột ngột di chuyển chúng bị co lại một cách bất ngờ, gây nên cơn chuột rút ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể như chuột rút lưng, bắp chân, mông,...

  • Dây thần kinh bị chèn ép:

Bất cứ điều gì cũng có thể khiến một dây thần kinh bị chèn ép như thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, hẹp đốt sống thắt lưng... đều có thể gây kích thích dây thần kinh dẫn đến chuột rút. Nếu bạn có thể đi bộ ở tư thế hơi cong người, chẳng hạn như tư thế khi đẩy một giỏ hàng đi trước sẽ giúp cải thiện và ngăn ngừa sự xuất hiện của tình trạng chuột rút.

  • Thiếu canxi khi mang thai:

Sự thay đổi hormone trong thai kỳ khiến phụ nữ mang thai bị chuột rút. Triệu chứng chuột rút này thường xảy ra ở khu vực bắp chân và khởi phát vào ban đêm trong tam cá nguyệt thứ hai và tam cá nguyệt thứ ba.

Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị chuột rút bắp chân hoặc các cơ quan khác là do sự thiếu hụt calcium, photpho, magnesium, do sức nặng và độ lớn của tử cung chèn ép vào các mạch máu ở chi dưới hoặc do các cơ ở chi dưới phải mang sức nặng của cơ thể, do trọng lượng của thai nhi.

  • Thiếu máu/rối loạn tuần hoàn máu:

Đây là lý do có thể gây chuột rút cơ. Thiếu máu nghĩa là bạn không có đủ lượng máu đến bàn chân, cánh tay và các bộ phận khác trong cơ thể khiến bạn bị chuột rút bàn chân, cánh tay,... dẫn đến đau đớn.

  • Chuột rút chân tự phát:

Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân không được tìm ra. Một giả thuyết cho rằng chuột rút chân xảy ra khi một cơ bắp ở một vị trí rút ngắn và bị kích thích co cơ. Khi cơ bắp bị rút ngắn, co rút tiếp tục có thể khiến cơ bắp bị co thắt. Điều này thường xảy ra vào ban đêm trên giường, như vị trí tự nhiên chúng ta nằm với đầu gối hơi cong (uốn cong), và với bàn chân chỉ hơi xuống. Ở vị trí này cơ bắp chân là tương đối ngắn và có thể dễ bị chuột rút.

Bên cạnh đó, một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ chuột rút chân, hoặc làm cho chuột rút xảy ra thường xuyên hơn. Một số người đang trong quá trình lọc máu thận có bị chuột rút ở chân; một số bệnh lý khác như tuyến giáp kém không được phát hiện và điều trị, bệnh động mạch ngoại biên (thu hẹp các động mạch chân gây ra lưu thông kém), một số rối loạn phổ biến của các dây thần kinh hoặc một số bệnh lý hiếm gặp bao gồm bệnh xơ gan, nhiễm độc chì; uống nhiều rượu, bia cũng có thể là nguyên nhân gây chuột rút bắp chân.

Vì thế, khi gặp quá nhiều tình huống chuột rút bất ngờ, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám để biết được nguyên nhân chính xác, đồng thời tìm cách khắc phục triệu chứng đau đớn, khó chịu này.

3. Chuột rút bắp chân, phải làm sao?

Khi cơn co rút bắt đầu, cần nhanh chóng làm căng cơ sắp bị co rút càng sớm càng tốt, khi đó triệu chứng đau sẽ giảm đi rất nhiều. Trước khi bạn đi ngủ, để ngăn ngừa chứng chuột rút xảy ra ban đêm, bạn hãy kéo căng các cơ hay bị chuột rút trong vài phút trước khi đi ngủ. Ví dụ nếu bị chuột rút bắp chân thì tập căng cơ này bằng cách kéo gập lưng bàn chân hết mức trong vài phút để làm căng cơ này, nếu bị co rút cơ mặt trước cẳng chân thì ngược lại duỗi bàn chân hết mức trong vài phút.

Hay bị chuột ruột đau cơ là bệnh gì 2023 năm 2024

Bạn hãy kéo căng các cơ hay bị chuột rút trong vài phút trước khi đi ngủ

Khi ngủ, giữ chăn dưới chân giường để ngăn chặn các ngón chân và bàn chân khỏi bị gập xuống trong khi ngủ khiến bạn bị chuột rút bàn chân. Có nhiều loại thuốc có thể dùng điều trị chuột rút chân, liệu pháp bổ sung canxi và magne. Tuy nhiên cần có sự tư vấn kỹ càng của bác sĩ vì tác dụng phụ của chúng khá nhiều.

4. Phòng ngừa chứng chuột rút chân

Để chứng chuột không làm phiền bạn, ngay từ bây giờ hãy tuân thủ theo những nguyên tắc dưới đây:

  • Uống đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày, khoảng từ 6 đến 8 cốc, tương đương 1,5 đến 2 lít nước.
  • Tập thể dục thường xuyên và khởi động kỹ trước khi tập luyện. Nên tạo thói quen tập thể dục cho đôi chân trước mỗi khi đi ngủ.
  • Nên ăn nhiều rau trong các bữa ăn chính, sau mỗi bữa ăn nên bổ sung các loại quả như chuối, mơ, cam, đu đủ, xoài. Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ các chất: đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất.
  • Tránh stress, tâm trạng căng thẳng quá độ vì nó có thể dẫn đến chuột rút, khiến cho hoóc môn trong cơ thể mất cân bằng, nhịp tim tăng nhanh, huyết áp tăng cao.

Chuột rút bắp chân không phải hiện tượng hiếm gặp và đa phần không gây nguy hiểm. Nhưng nếu tình trạng chuột rút bắp chân xảy ra thường xuyên thì bạn nên đi khám, bởi rất có thể đây là dấu hiệu cảnh bảo một số vấn đề sức khỏe.

Thạc sĩ. Bác sĩ Mỹ có kinh nghiệm trên 6 năm làm bác sĩ Nội khoa tại các Bệnh viện Trung Ương huế, Bệnh viện Đại học Y dược Huế; Bệnh viện Tâm Trí Đà nẵng; Bệnh viện Đà Nẵng. Hiện là Bác sĩ Nội Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.