Hạn chế của bộ sách cùng học để phát triển năng lực

(Dân sinh) - Bộ sách “Cùng học để phát triển năng lực” được biên soạn ở lớp 1 có mức độ tiếp cận kiến thức hợp lý, vừa đáp ứng yêu cầu của chương trình, vừa phù hợp với sức học của đại đa số học sinh ở tất cả các vùng miền, đảm bảo sự thân thiện, gần gũi với mọi học sinh, giáo viên.

Hạn chế của bộ sách cùng học để phát triển năng lực

Bộ sách "Cùng học để phát triển năng lực" được biên soạn ở lớp 1 có mức độ tiếp cận kiến thức hợp lý, phù hợp với sức học của đại đa số học sinh ở tất cả các vùng miền.

So với sách giáo khoa hiện tại và trước đây, bộ sách "Cùng học để phát triển năng lực" dùng cho học sinh lớp 1 từ năm học 2020 - 2021 được xây dựng liên quan đến tích hợp. Ở mỗi lớp, nội dung chương trình được phân chia thành những chủ đề. Mỗi chủ đề (gồm một số bài) tích hợp những kiến thức, kỹ năng, phương pháp, hướng tới hình thành và phát triển một số năng lực cốt yếu.

Theo đó, ở mỗi môn học, sách bảo đảm sự hài hoà giữa các hoạt động hình thành kiến thức, rèn kỹ năng với hoạt động thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Sách dễ sử dụng, phù hợp cho việc tự học của học sinh, cho việc giảng dạy của giáo viên và việc theo dõi, phối hợp của phụ huynh học sinh.

Trình bày trong Sách giáo khoa được chú trọng như trình bày các sự kiện, cung cấp các tình huống cụ thể, cân nhắc các quá trình học tập của học sinh. Việc lựa chọn nội dung, khái niệm quan trọng đều được liên hệ đến những kinh nghiệm của cuộc sống thực. Nội dung dựa trên nền tảng kiến thức, thiết kế cho người học. Dựa trên những đặc trưng cơ bản về Sách giáo khoa phát triển năng lực để định hướng phát triển Sách giáo khoa.

Bộ Sách giáo khoa "Cùng học để phát triển năng lực" về nguyên tắc cơ bản thực hiện nhiệm vụ nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: Đổi mới chương trình và Sách giáo khoa theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực, đảm bảo tính thống nhất trong toàn quốc và phù hợp với đặc thù mỗi địa phương.

Theo Ban soạn thảo, bộ sách "Cùng học để phát triển năng lực" đã đảm bảo kế thừa những yếu tố tích cực của sách giáo khoa Việt Nam và vận dụng hợp lý kinh nghiệm quốc tế về phát triển sách giáo khoa hiện đại: Sách giáo khoa là một kế hoạch cho những hoạt động tích cực của học sinh góp phần hình thành và phát triển những năng lực chung, đặc biệt là năng lực môn học. Tạo điều kiện để học sinh tự học và chứng tỏ khả năng vận dụng sáng tạo. Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, giúp giáo viên tổ chức tốt các hoạt động học tập của học sinh.

HÒA THANH

Xem chi tiết bộ sách tại đây

I. Mục tiêu biên soạn bộ sách Cùng học để phát triển năng lực Xây dựng bộ sách giáo khoa Cùng học để phát triển năng lực đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau đây: – SGK phát triển từ Chương trình môn học, đặt trọng tâm vào việc phát triển phẩm chất và năng lực giúp học sinh thành công trong học tập; – SGK trình bày đầy đủ và súc tích toàn bộ yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng môn học theo chương trình giáo dục phổ thông mới. – SGK là một kế hoạch học tập có hướng dẫn từ ng bước, có tí nh hệ thống cao, thuận lợi cho việc học của học sinh và việc tổ chức dạy học của giáo viên;

– Bộ SGK có thiết kế mĩ thuật tổng thể khoa học và thống nhất. Mỗi cuốn SGK phải là một tác phẩm đẹp, thiết kế mĩ thuật hiện đại, hấp dẫn học sinh.

II. Quan điểm biên soạn bộ sách Cùng học để phát triển năng lực
Bộ SGK được biên soạn dưa trên 5 quan điểm cơ bản.

1. Quan điểm phát triển phẩm chất và năng lực
SGK trang bị những kiến thức nền tảng mà có thể phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Những nhiệm vụ học tập trong từng bài học góp phần phát triển các năng lực chung, đồng thời phát triển năng lực chuyên môn.

2. Quan điểm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh SGK tập trung đưa ra những nhiệm vụ học để học sinh thực hiện và trải nghiệm. Ở mỗi bài học, nội dung kiến thức được thể hiện thông qua những hoạ t động học. Sách giáo viên hướng dẫn tổ chức các hoạ t động học đó. Đa dạ ng hóa các loạ i hình hoạ t động học, góp phần đổi mới phương pháp dạ y học – một mục tiêu quan trọng trong đổi mới giáo dục hiện nay.

Đổi mới môi trường học tập của học sinh: SGK, SGV tạ o điều kiện cho học sinh được thực hành, trải nghiệm; giúp giáo viên tạ o một môi trường học tập thân thiện, tích cực và hợp tác.

3. Quan điểm đánh giá năng lực học sinh Coi trọng việc đánh giá thường xuyên và định kì dựa trên các hoạ t động và sản phẩm học tập.

Các kĩ thuật đánh giá xuất hiện thường xuyên trong từng bài học.

4. Thể hiện tinh thần tôn trọng học sinh, phát huy tiề m năng mỗi cá nhân, tránh cách dạy học áp đặt
Xây dựng nhiều hoạ t động học, tạ o điều kiện cho học sinh tự thể hiện mình. Trong đó, nhiều hoạ t động khuyến khích học sinh độc lập suy nghĩ, đánh thức tiềm năng sáng tạ o.

Hình ảnh, nội dung thể hiện sự tôn trọng đặc điểm giới tính, hoàn cảnh sống, văn hóa vùng miền…

5. Quan điểm tích hợp Tích hợp nội môn: tích hợp nội dung môn học theo các chủ đề, thể hiện kiến thức khoa học thông qua những tình huống thực tế.

Tích hợp liên môn: tích hợp, lồng ghép một số nội dung học tập của các môn học khác vào nội dung các hoạ t động luyện tập, thực hành, vận dụng trong mỗi bài của SGK.

III. Những đặc trưng của bộ sách Cùng học để phát triển năng lực
Bộ sách “Cùng học để phát triển năng lực” đã được biên soạ n ở lớp 1 có nhiều ưu điểm nổi bật:

1. Mức độ tiếp cận kiến thức hợp lý, vừa đáp ứ ứ ng yêu cầu của Chương trình, vừa phù hợp với sức học của đại đa số học sinh ở tất cả các vùng miền, đảm bảo sự thân thiện, gần gũi với mọi học sinh, giáo viên.
Ở mỗi môn học, sách bảo đảm sự hài hoà giữa các hoạt động hình thành kiến thức, rèn kỹ năng với hoạt động thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.

2. Sách dễ sử dụng, phù hợp cho việc tự học của học sinh, cho việc giảng dạy của giáo viên và việc theo dõi, phối hợp của phụ huynh học sinh.
Việc phát triển từ chương trình đến sách giáo khoa được nghiên cứu và thực hiện một cách bài bản, khoa học để đảm bảo rằng SGK phải dễ sử dụng, hấp dẫn và phù hợp để HS tự học hiệu quả.

3. Sách có độ mở thích hợp, thuận tiện cho việc cập nhật thông tin và bổ sung kiến thức theo vùng miền, theo định hướng nghề nghiệp của học sinh.
Bộ sách được biên soạn giúp giáo viên có thể vận dụng linh hoạt theo đặc điểm của từng trường học hoặc địa phương.

4. Bộ sách góp phần đổi mới phương pháp dạy và học; giúp học sinh thực hiện nhiệm vụ học hiệu quả, giúp giáo viên tổ chức tốt các hoạt động học tập cũng như các hoạt động kiểm tra, đánh giá học tập của học sinh.
Bộ sách được thiết kế theo mô hình hoạt động. Trong đó, nội dung mỗi bài trong SHS được thể hiện qua các hoạt động học; SGV hướng dẫn tổ chức các hoạt động học đó.

5. Bộ sách có một Thiết kế mĩ thuật tổ ng thể, nhất quán và khoa học. Mỗi cuốn sách được thiết kế đẹp, hấp dẫn, hiện đại, giàu tiện ích và dễ dàng sử dụng cho mỗi học sinh, giáo viên.

6. Bộ sách là tài liệu dạy học hoàn chỉnh, bao gồm: sách giấy (sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập); thiết bị , đồ dù ng dạy học; sách mề m (sách điện tử ) : việc dạy học đượ c hỗ trợ bở i hệ thống phần mề m và học liệu điện tử dành cho học sinh và giáo viên (hệ thống này giúp nâng cao hiệu quả dạy học, đáp ứng kì vọng của giáo viên, học sinh và phụ huynh).

Học liệu điện tử kèm theo sách giáo khoa gồm các sản phẩm chính:

a. Tư liệu bài giảng dành cho giáo viên; b. Sách mềm – Tự kiểm tra, đánh giá;

c. Sách mềm – Vở bài tập.

Hạn chế của bộ sách cùng học để phát triển năng lực
Hạn chế của bộ sách cùng học để phát triển năng lực

Thời gian qua, cuốn Tiếng Việt lớp 1 bị ném đá hội đồng là cuốn sách thuộc bộ sách xã hội hóa Cánh Diều. Nhưng sách của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGD) đơn vị xưa nay độc quyền về làm sách giáo khoa có sạn không? Để trả lời câu hỏi này, hãy cùng lướt qua một số trang, một số bài tập đọc trong cuốn sách Tiếng Việt 1 của nhóm tác giả có cái tên vô cùng khó nhớ: Cùng học để phát triển năng lực. Sách do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành.

Nội dung cắt cúp, bài tập đọc Tấm Cảm dạy trẻ cái gì?

Đây là truyện Tấm Cám nổi tiếng được sách giáo khoa chế biến ở trang 109 (tập 1):

Tấm mồ côi mẹ, phải ở với mẹ kế là mẹ của Cám.

Tấm rất chăm chỉ. Ngày ngày, Tấm mò cua, bắt cá, chăn trâu, cắt cỏ, Còn Cám ham chơi, chả chịu làm gì. Có lần, cả hai đi bắt cá. Cám nghĩ kế lấy hết cá ở giỏ của Tấm để mẹ khen.

Hạn chế của bộ sách cùng học để phát triển năng lực
Hạn chế của bộ sách cùng học để phát triển năng lực

Chỉ cắt một mẩu mấy câu mở đầu truyện Tấm Cám rất lửng lơ mà dám lấy tên truyện là Tấm Cám. Kì lạ thật! Thêm nữa, người đọc kinh ngạc không rõ một mẩu chẳng thành truyện này được chọn dạy cho trẻ em lớp 1 để làm gì, nhằm mục đích giáo dục cho trẻ cái gì? (Tiếp theo không còn đoạn trích nào nữa). Để được mẹ khen, Cám nghĩ kế lấy cắp hết cá của người khác? Dạy và khuyến khích trẻ em ăn cắp, để được mẹ khen (?). Với nội dung bị cắt cúp như vậy, bài Tấm Cám này thật nguy hiểm vì tính phản giáo dục của nó. Không rõ vì sao tác giả và người thẩm định không soi ra lỗi này. Theo tôi, cần hủy ngay bài đọc này.

Một cách kể xuyên tạc truyện ngụ ngôn

Truyện Thỏ và rùa được mỗi nhóm tác giả của NXBGD viết một phách. Sau đây là một cách kể xuyên tạc bản gốc truyện Rùa chạy thi với thỏcủa tác giả bộ Cùng học và phát triển năng lực ở tr. 121 (tập 1):

Thỏ nghĩ chân nó dài hơn chân rùa nên rủ rùa chạy thi.

Khi nhớ đến thi chạy, thỏ thấy rùa đã tới điểm hẹn. Thỏ xấu hổ, nấp vào bụi cây.

Từ xưa đến nay, chưa thấy ai kể chuyện thỏ nghĩ chân nó dài hơn rùa nên rủ rùa chạy thi. Người đọc cũng không thể hiểu điểm hẹn là cái gì. Thông thường, ai cũng hiểu điểm hẹn là nơi hẹn hò, khác hẳn với đích là điểm xác định trong một cuộc thi thể thao, ai đến trước, người ấy thắng. Truyện ngụ ngôn nói chung cũng không bao giờ được kể với những câu trữ tình kiểu Thỏ xấu hổ, nấp vào bụi cây như trong cuốn sách giáo khoa này. Thỏ xấu hổ với ai lúc đó, lúc đó có ai mà phải xấu hổ nấp vào bụi cây vì rùa đã tới điểm hẹn rồi.

Hạn chế của bộ sách cùng học để phát triển năng lực
Hạn chế của bộ sách cùng học để phát triển năng lực

Câu chuyện làm tổn thương người khuyết tật

Tr. 138 (tập 2), bài đọc Đôi chân của bố, đoạn 1 vào chuyện khá bất ngờ và phản giáo dục:

Mấy bạn trong lớp thỉnh thoảng bắt chước dáng đi tập tễnh của bố Giang, khiến Giang vừa tức vừa xấu hổ.

Sao có thể nhồi vào đầu đứa trẻ mới 6 tuổi những hành vi phản giáo dục, làm tổn thương những người khuyết tật và người thân của họ như thế?

Dạy trẻ biết cảm ơn, xin lỗi, biết trân trọng người khác, chia sẻ những bất hạnh của người khác tưởng như bao nhiêu cũng chưa đủ. Huống như đưa ra tình huống với ngữ liệu phản giáo dục và nhân văn thế này, thử hỏi sách dạy theo tiêu chí nào để cùng học và phát triển năng lực cùng học gì, và phát triển theo năng lực gì?

Hạn chế của bộ sách cùng học để phát triển năng lực
Hạn chế của bộ sách cùng học để phát triển năng lực
Lỗi về sử dụng phương ngữ

Bài Ếch con tính nhẩm, trang 149:

Ngồi trên lá trang

Ếch làm tính nhẩm

Thấy cua bò ngang

Ếch giơ tay chộp

Hạn chế của bộ sách cùng học để phát triển năng lực
Hạn chế của bộ sách cùng học để phát triển năng lực

Đọc bài thơ, tôi ngạc nhiên vì lần đầu được nghe từ lá trang. Lá trang còn gọi là lá sen, loại sen vua, nằm ngang mặt nước, lá rất to, thậm chí một người có thể đứng trên lá sen. Ở Nam Bộ, chỉ ở chùa Phước Kiến, huyện Châu Thành, Đồng Tháp mới có.Loại sen này rất ít người biết, người dùng. Phương ngữ nặng nề, SGK đem dạy cho trẻ cho trẻ những từ hầu như không ai biết để làm gì?

Nhìn tiếp hình minh họa, có thể thấy hình vẽ vui mắt nhưng rất kì quặc: Không biết làm sao mà con cua có thể bò ngang trên mặt nước cho ếch chộp?

Ngữ liệu trong bài thơ này không phù hợp với học sinh lớp 1. Thứ nhất là nó phi lý : chú ếch giơ hai tay ra bắt cua. Thử hỏi : ếch có hai tay, hai chân-theo logic của bài thơ này, thì hàng ngày các em sẽ coi những động vật bốn chân như voi, lợn, hươu, chó, mèo đều có hai tay và hai chân sao? Nếu lý giải với trẻ nhỏ về các con vật khác theo hình dạng giống ếch, thì người lớn phải giải thích thế nào ? Dạy trẻ nhỏ, khái niệm phải chuẩn, so với thực tế. Nếu không chuẩn, sẽ dẫn tới cách nhìn lệch lạc và suy diễn nhảm. Việc lựa chọn ngữ liệu như thế này cho học sinh lớp 1 học, chứng tỏ sự cẩu thả, vô trách nhiệm đối với trẻ em của người biên soạn.

Thứ hai, là bài thơ phi lý về vốn sống, thực tế: Cua có bò ngang mặt nước cho chú ếch giơ tay bắt sẵn sàng như thế không? Theo Wikipedia tiếng Việt, phần Đặc điểm , thì cua đồng sống trong các hang, lỗ tại các bờ ruộng, bờ kênh, rạch, chúng thường bò ra khỏi hang kiếm ăn, xong lại trốn vào hang. Việc cua nổi trên mặt nước cho chú ếch chộp là phi lý, và chỉ là cua chết.

Một hình minh họa vẽ rất sai như thế mà chủ biên và các tác giả không nhận ra hay là dễ dãi, cẩu thả chấp nhận?

Vậy có thơ rằng: Cua bò ngang mặt nước / nổi lềnh phềnh vui chơi/ ếch chẳng cần phải bơi/ giơ tay ra là chộp/ hai chân ếch ngồi đó/ giữ cố cho thăng bằng / ngữ liệu sách thung thăng/ trên lá trang tắc tỵ

Vẫn biết thơ là là một cách nói khác, đôi khi ẩn dụ và liên tưởng là một lợi thế của thơ. Tôi không phê phán tác giả bài thơ. Nhưng việc chọn bài thơ cho trẻ lớp 1 học đòi hỏi sự tường minh, chuẩn mực, dễ hiểu về ngôn ngữ. Chưa học được cái chuẩn, làm sao học được cái hay?

Bên cạnh từ lá trang, có thể tìm thấy trong cuốn sách này hàng loạt phương ngữ như: chả(125), muỗm (trang 114), té (trang 177), bắc kim thang (trang 177), có cả những từ ngữ mà người lớn có tra từ điển cũng không hiểu như: con trích cồ (trang 178),

Chính sự lạm dụng phương ngữ thái quá này khiến nhiều giáo viên cũng choáng chứ không riêng gì trẻ em nhất là trẻ em phía Bắc.

Kí hiệu quá rối

Mở quyển sách Tiếng Việt 1, tập 2, đập ngay vào mắt là các kí hiệu như giáo trình đại học. Không hiểu các tác giả đánh kí hiệu cho các bài theo nguyên tắc nào: 1A, 1B, 1C, 1D, 1 E. / 1A (a, b) 1, 2 (a, b, c), 3, 4 Từ xưa đến nay, chưa thấy sách lớp 1 nào đánh kí hiệu như vậy. Học sinh mới học chữ chắc chịu thua, không tiếp thu nổi cách đánh kí hiệu rắc rối thế này.

Được biết từ sang năm, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam sẽ dẹp bớt 2 bộ sách, chỉ để lại 2 bộ. Một NXB có truyền thống làm sách sao có thể làm ăn thiếu kế hoạch, vô tổ chức, công ty lớn thôn tính công ty nhỏ chỉ sau 1 năm, nhanh như thế.

Nhưng dù có dẹp hay để, bộ sách Cùng học và phát triển năng lực nên được sửa ngay, càng sớm càng tốt, để khỏi ảnh hưởng đến những học sinh đang học sách này. Đó cũng là điều Bộ trưởng đã nói trước Quốc hội, các đại biểu QH đã kiến nghị, và nay Bộ nên tổ chức cho thực hiện sửa ngay các bộ sách của NXBGD Việt Nam để đảm bảo quyền lợi của trẻ em.

Vấn đề đặt ra là: Khi nào NXB GD Việt Nam mới rà soát và và đính chính, sửa chữa các ngữ liệu, bài đọc bổ sung Tiếng Việt 1 (TV1 như bộ Cánh Diều) ? Nếu không thực hiện sẽ có các hệ quả : Khi tái bản ( năm học 2021- 2022 ) thì sách đang dùng năm nay sẽ huỷ gây lãng phí cho Nhà nước và cho phụ huynh gần 70 %, HS học sách TV 1 của NXB GD Việt Nam, ( Tập 1 , tập 2 TV giá 60.000đ x 1.500.000 bản =90.000.000 đ ). Trái lại, nếu có văn bản điều chỉnh sửa chữa như Cánh Diều thì HS có thể dùng lại SGK cũ. Điều quan trọng hơn cả, là Bộ cần bắt tay vào cuộc ngay, chỉ đạo NXB GD Việt Nam sửa chữa, thay thế ngữ liệu phù hợp. Để học sinh được học những bộ sách tốt nhất, vừa kết nối, vừa phát triển năng lực, đến được những chân trời sáng tạo- như tiêu chí của các bộ sách NXB GD Việt Nam.

Nguyễn Phong