Hạn chế cơ bản của văn học hiện thực là gì

Văn học hiện thực phê phán cho đến nay vẫn còn là một cái tên gọi gây ra nhiều những tranh cãi. Ở thời điểm bối cảnh của xã hội Việt Nam vào những năm đầu của thế kỷ XX, khi mà nhân dân Việt Nam đang dưới cái ách thống trị của thực dân, đế quốc, cùng với đó là sự bóc lột của bọn cường hào, ác bá khiến cho nhân dân lâm vào nỗi thống khổ. Hiện thực của cuộc sống được các nhà văn ghi lại với những ngòi bút chân thực trở thành một trào lưu lớn trong đời sống văn học bấy giờ. 

Khái niệm về văn học hiện thực phê phán

Hạn chế cơ bản của văn học hiện thực là gì
Văn học hiện thực ra đời vào thời điểm nào?

Văn học hiện thực phê phán là một trong những tên gọi gây ra nhiều những tranh cãi cho đến ngày nay. Trong từ điển văn học do Trần Đình Sử làm chủ biên soạn, đã đưa ra 2 cách hiểu về thuật ngữ này.

Theo nghĩa rộng, chủ nghĩa hiện thực được hiểu là những tác phẩm có mối quan hệ với hiện thực đời sống, bất kể những tác phẩm đó thuộc trường phái, khuynh hướng văn nghệ nào. Với ý nghĩa này, khái niệm văn học hiện thực đồng nhất với đó là khái niệm sự thật về đời sống, vì các tác phẩm văn học nào đều mang trong mình tính hiện thực.

Theo nghĩa hẹp, đây chỉ một phương pháp hiện thực, một khuynh hướng, một trào lưu văn học có nội dung chặt chẽ, sắc sảo và được xác định theo nguyên tắc mỹ học riêng.

Theo cuốn Lí luận văn học, chủ nghĩa hiện thực có khi được dùng không phải là một phương pháp sáng tác mà với nghĩa đó là kiểu sáng tác tái hiện.

Theo Bách khoa toàn thư, chủ nghĩa hiện thực hay còn gọi là văn học hiện thực phê phán là một trào lưu về văn học hiện thực, là một trong những phương pháp sáng tác lấy chính hiện thực của xã hội và những vấn đề thật liên quan tới con người và lấy chính con người làm đối tượng để phản ánh.

Như vậy khái niệm văn học hiện thực phê phán được đưa ra cách hiểu của nhiều những ý kiến khác nhau về chủ nghĩa hiện thực, nhưng nói chung quy lại thì đó là một trào lưu văn học, một phương pháp sáng tác nhằm mô tả thế giới thực tại, đánh giá một cách trung thực về cuộc sống. Đồng thời, nếu muốn thực hiện thành công phương pháp này thì bắt buộc các nhà văn phải tuân thủ nghiêm ngặt cái gọi là mỹ học nhất định như:

  • Xây dựng lên một hình tượng điển hình và điển hình hóa những sự kiện trong cuộc sống;
  • Thừa nhận mối quan hệ giữa tính cách nhân vật và hoàn cảnh, con người, môi trường sống;
  • Coi trọng chi tiết cụ thể và có độ chính xác cao.

Thời điểm ra đời của văn học hiện thực phê phán

Về thời điểm ra đời của chủ nghĩa hiện thực cho đến nay vẫn còn nhiều những ý kiến tranh cãi. Theo cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đã trình bày về nhiều ý kiến ra đời của văn học hiện thực. Có người cho rằng vấn đề phản chủ nghĩa hiện thực được hình thành từ thời kỳ cổ đại và đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển trong các thời kỳ Cổ đại, phục hưng, Ánh sáng, thế kỷ XIX,… Một số ý kiến khác thì cho rằng thời điểm ra đời văn học hiện thực bắt đầu từ thời Phục hưng. Nhiều quan điểm khác khẳng định chủ nghĩa hiện thực hình thành vào những năm 30 của thế kỷ XIX.

Theo Bách khoa toàn thư, những tác phẩm có tính hiện thực hay có giá trị hiện thực đã xuất hiện từ rất lâu, thời điểm trước khi xuất hiện chủ nghĩa hiện thực. Tuy nhiên, chủ nghĩa hiện thực chỉ là một trào lưu, một phương pháp hoàn thiện chỉ thực sự xuất hiện vào thế kỷ XIX ở một số nước đế quốc như Anh, Pháp, Nga,…Sau đó văn học hiện thực phê phán mới dần lan rộng ra toàn thế giới.

Ở Việt Nam văn học hiện thực phê phán đã xuất hiện với nhiều những tác phẩm văn học trung đại như: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Thơ Nguyễn Khuyến, thơ Hồ Xuân Hương,…đã phơi bày và phê phán thực trạng khách quan của cuộc sống thời bấy giờ. Mãi cho đến những năm 30 của thế kỷ XX, cây bút văn học hiện thực phê phán Nguyễn Công Hoan là một trong những người đầu tiên đi theo khuynh hướng tả chân thực, lấy cuộc sống hiện tại, lấy những con người, sự việc đã và đang xảy ra để làm nội dung cho tác phẩm.

Tại thời điểm đất nước những năm 1930 – 1945, khuynh hướng văn học hiện thực phê phán phát triển một cách rầm rộ, quy mô, nhiều những cây bút tài năng xuất hiện ở phong trào này như Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Đình Lạp,…. Và nhà văn Nam Cao được đánh giá là một trong những người có công đưa văn học hiện thực phê phán lên một tầm cao mới, trình độ miêu tả tâm lý, khái quát chân thực hiện thực.

Văn học hiện thực phê phán ở Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945

Hạn chế cơ bản của văn học hiện thực là gì
Những tác phẩm văn học hiện thực phế phán Việt Nam

Với bối cảnh xã hội Việt Nam bấy giờ, cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 – 1933. Thực dân Pháp lúc này ra sức vơ vét, bóc lột để bù đắp những thiệt hại của chúng.

Ngày 09/02/1930 Cách mạng tư sản thất bại, giai cấp tư sản một mặt mâu thuẫn với chế độ phong kiến, đường lối chính trị thời gian này của chúng chủ yếu là cải lương. Tư sản dân tộc chủ yếu là địa chủ chuyển thành kiến cho thái độ chống phong kiến thời bấy giờ không được dứt khoát. Những tầng lớp trí thức, tiểu tư sản trở nên hoang mang và tìm được thỏa hiệp với thực dân, một số còn lại thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc bằng con đường văn chương, thời đó văn học hiện thực phê phán trở thành một phong trào.

Chặng đường phát triển của văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945

  1. Chặng đường từ năm 1930 – 1935

Ở giai đoạn này, văn học hiện thực phê phán với những sáng tác của Nguyễn Công Hoan với tập truyện “Kép Tư Bền”; các phóng sự “Cạm bẫy người” và “Kỹ nghệ lấy Tây” của Vũ Trọng Phụng,…

Những tác phẩm đã thể hiện được tinh thần phê phán mang tính bất công, vô nhân đạo trong một xã hội thời bấy giờ. Đồng thời, cũng bộc lộ được sự cảm thông, đau xót với những tầng lớp bị áp bức của xã hội thời kỳ đó.

  1. Chặng đường từ năm 1936 – 1939

Do tình hình xã hội thời đó có nhiều những biến động và nhiều những mặt thuận lợi để cho văn học hiện thực phê phán được phát triển. Các cây bút văn chương như: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố,… đã đạt được nhiều những thành công và cho ra đời liên tiếp nhiều những tác phẩm xuất sắc.

Hàng loạt những tác phẩm của các nhà văn đều tập trung phê phán và tố cáo mãnh liệt tình trạng áp bức, bóc lột, chính sách bịp bợm, giả dối của chế độ cai trị, đồng thời phơi bày nỗi thống khổ của người dân và những sự đồng cảm, đau thương.

  1. Chặng đường từ năm 1940 – 1945

Ở giai đoạn này, văn học hiện thực phê phán vẫn là chủ đạo, hơn thế nữa là những nét sắc sắc được thể hiện một cách nổi bật trong những sáng tác nổi tiếng của nhà văn Nam Cao.

Những nhân vật qua ngòi bút của Nam Cao luôn hướng tới việc phân tích xã hội thông qua việc đánh mạnh vào tâm lý nhân vật.

Như vậy, có thể nói văn học hiện thực phê phán ở Việt Nam được trải qua 3 giai đoạn phát triển được chia đều từ năm 1930 – 1945 và đã đạt được nhiều những thành tựu xuất sắc ở những giai đoạn cuối.

Những thành tựu nổi bật của văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945

Những tên tuổi lớn đã đóng góp cho sự phát triển của văn học hiện thực phê phán của Việt Nam ở giai đoạn này phải kể đến như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao,… Chính những tác phẩm của họ là một bức tranh vẽ toàn cảnh của một xã hội đen tối bấy giờ.

Những sự phê phán, sự lên ánh mạng mẹ của chế độ thống trị được thể hiện mạnh mẽ của những tác phẩm như: Bước đường cùng, Bỉ vỏ, Số Đổ, Chí Phèo, Tắt đèn, Lão Hạc,…

Bức tranh xã hội thời đó được những tác phẩm của văn học hiện thực phê phán miêu tả chân thực xã hội lúc đó với sự ảm đạm, nhiều bị kịch, làng quê xơ xác, nhiều những tệ nạn của xã hội, người nông dân bị cường hào ác bá đẩy tới mức đường cùng dẫn tới mất nhân tính và biến chất trở thành một tệ nạn của xã hội.

Các phong trào Âu hóa do thực dân đề xướng như: Vui vẻ, trẻ trung, cải cách y phục,… ngày càng được lộ rõ những chân tướng và tạo ra nhiều nghịch cảnh được tác phẩm Số Đỏ phản ánh một cách rõ nét.

Nhiều những tác phẩm có đánh mạnh vào tâm lý nhân vật để phản ánh thực chất xã hội như: Sống mòn, Đời thừa, Chí Phèo,…

Những truyện ngắn trào phúng có tính đả kích sâu cay của Nguyễn Công Hoan như: Đồng hào có ma, tinh thần thể dục,… 

Cảm hứng bi kịch, đồng cảm với những thống khổ của người nông dân Việt Nam thời ấy cũng được xem là một trong những cảm hứng chủ đạo của văn học hiện thực phê phán. Những cảm hứng, những lỗi đồng cảm ấy đều thấm nhuần của các tác phẩm của nhà văn Ngô Tất Tố. Ngoài ra còn rất nhiều những tác phẩm nổi tiếng khác thời bấy giờ phê phán và lên án thực dân, phong kiến, tay sai.

Văn học hiện thực phê phán vào những năm 1930 – 1945 được coi là một cuộc vận động trên chính dòng phát triển của thời cuộc đầy những biến động, khó khăn của xã hội. Nhưng cho dù xã hội có đổi thay như thế nào, thì những nét chữ, những trang viết sẽ sống mãi với thời gian.

Những đóng góp và hạn chế của văn học lãng mạn Việt Nam thời kì 1930 – 1945.Bài làmTrong suốt thời kì tồn tại, từ khoảng năm 1932 cho đến cách mạng tháng Tám 1945, và mãi cho đếnnhững năm gần đây, dòng văn học lãng mạn Việt Nam đã chịu không ít những lời phê phán, có khirất dữ dội. Nhưng nói đi thì nói, dòng văn học ấy đã thuộc về nền văn học Việt Nam, một thời nó đãhấp dẫn, tác động đến một bộ phận không nhỏ người thưởng thức văn học, đặc biệt là lớp người trẻtuổi có ít nhiều học vấn. Ngày nay, khi đã cách xa dòng văn học ấy một khoảng thời gian gần nửa thếkỉ, ta có thể bình tĩnh đánh giá nó thấu đáo hơn, công bằng hơn và cũng độ lượng hơn.Trước hết ta không quên rằng văn học lãng mạn Việt Nam đã nảy sinh và phát triển trong một hoàncảnh nghiệt ngã: cả dân tộc đang nô lệ. Làm sao nhà văn có thể thoát khỏi cái vòng kiềm tỏa khủngkhiếp ấy. Đó là khoảng thời gian mà mỗi người, khi bước vào đời, chỉ có quyền chọn một trong haicách sống: hoặc cứu nước, sẵn sàng vào tù ra tội, sẵn sàng dấn thân vào cái chết; hoặc là cam chịu( một có ý thức hay không có ý thức) cảnh cá chậu chim lồng để chỉ được vui gượng và nếu buồncũng chỉ là buồn riêng. Văn học lãng mạn Việt Nam là tiếng nói thở dài có thể cảm thông của một lớpngười vui gượng buồn riêng đó. Cho nên, giữa nhiều mục đích của việc sáng tác văn hóa, các nhàvăn lãng mạn Việt Nam đã chọn cho mình một mục đích được họ coi là tối thượng: phụng sự nghệthuật. Với Thế Lữ, nhà thơ tiên phong của phong trào thơ mới, mục đích ấy là:Tôi chỉ là một khách tình siHam vẻ đẹp có muôn hình muôn thể( Cây đàn muôn điệu)Trong văn xuôi, với Khánh Hưng và Nhất Linh, nghệ thuật là Đẹp ( tên một tiểu thuyết)Thật ra, văn học lãng mạn 1930 – 1945 không phải là một dòng văn học thuần nhất. Nó tập hợpnhiều người và một số nhóm mà chủ trương, có tuyên bố hay không tuyên bố, đôi khi lại khác nhau.Nó bao gồm cả tiểu thuyết, thơ, kịch. Tuy nhiên, nghĩ đến dòng văn học này người ta nghĩ tới tiểuthuyết của nhóm Tự lực văn đoàn ( Chủ yếu là Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo) và phong trào thơmới từ Thế Lữ, Lưu Trọng Lư qua Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính đên Hàn Mạc Tử, Chế LanViên. Điều đó có cái lí của nó: đó là những tác phẩm, những tác giả thực sự có tác động đến ngườiđọc và để lại dấu ấn trong nền văn học nước nhà, đó là những tác phẩm, tác giả hình thành nênnhững đóng góp và hạn chế chủ yếu của nền văn học này đối với thời đại và văn học.Văn học lãng mạn Việt Nam có những mặt yếu của nó. Nó không nói đến những vấn đề nóng bỏngtrước mắt. Nó né tránh nỗi khổ nhục của dân tộc, những đau đớn của kẻ nghèo, những bất cônggiữa cảnh bần cùng với cảnh xót xa hơn. Nó quên đi và làm cho mọi người cùng quên đi, dâu trongphút chốc, những đen tối nghiệt ngã của đời sống. Lật nhiều trang sách, đọc nhiều bài thơ lãng mạn,người ta thấy trong cuộc đời hình như không có nỗi đau khổ nào đáng sợ bằng nỗi đau của tình yêubị ngăn cấm hay bị phụ bạc. Từ trên rừng xuống biển, văn học lãng mãn không cho người ta nhìnthấy những cảnh chen chúc vật lộn để kiếm sống, để sống của con người, mà đâu đâu cũng chỉ làmột sự hài hòa đẹp đẽ của thiên nhiên từ cảnh rừng già với giọng nguồn hét núi đến cảnh trăng lênthơ một trên biển Đồ Sơn, những lũy tre xanh êm đềm rủ bóng những sườn đồi chênh vênh, nhưnghang sâu động thẳm thường làm cái nền cho những cuộc tình éo le và cảm động. Cái chất thi vị hóađời sống ấy phổ biến trong tác phẩm lãng mạn đến nỗi nhà văn hiện thực Nam Cao từng phải kêulên: Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dôi….Muốn thoát li khỏi xã hội, văn học lãng mạn đưa người đọc vào vũ trụ của cá nhân, mà mỗi trangsách, mỗi câu thơ là một sự khám phá vào cái tôi vô tận vô cùng của nó. Cái tôi đam mê, cái tôichán chường, cái tôi hào hứng, cái tôi phản kháng, cái tôi cam chịu, cái tôi thắm tươi, cái tôi tậtbệnh….bao nhiêu là khía cạnh của cái tôi, đồng thời hay lần lượt hiện ra, lên tiếng dời chỗ đứng củamình dưới mặt trời như một cái gì thật khẩn thiết. Chưa bao giờ trong văn chương Việt Nam, cá nhâncon người được nói đến một cách tập trung và quyết liệt như thế. Hình như, không có gì chính đángbằng, đáng quan tâm bằng số phận của cá nhân, hạnh phúc và khổ đau của cá nhân. Cá nhân là tấtcả và tuyệt đối, hưởng thụ cá nhân là chính đáng và cần kíp. Xuân Diệu kêu gọi:Mau với chư, vội vàng lên với chưEm, em ơi, tình non đã già rồi(Giục giã)Văn học lãng mạn tìm đến hướng thoát nhưng trước hết là đến với tình yêu. Tình yêu lúc ấy hầu nhưtrở thành một thứ tôn giáo. Ngọc, trong Hồn bướm mơ tiên của Khải Hưng, đưa tình yêu đến trướcphật đài để tôn thờ nó bất vọng bất diệt trong cõi vĩnh hằng. Một nhân vật trong truyện ngắn Trênsông Hương, cũng của Khải Hưng, thì nói: Ngoài em ra, ngoài ái tình của đôi ta, anh không còn cầnmột thứ gì khác nữa.Nhưng, trong cái xã hội ngày ấy, nhà văn lãng mạn đi đâu cho thoát khỏi sự bế tắc của đời sống?Chung quy lại vẫn là bóng tối, vẫn là cái tẻ nhạt và vô nghĩa của đời sôngs. Sống là phải buồn và cầnphải chia sẻ. Từ cái buồn thoáng qua, vô cớ thời Thế Lữ, của Lưu Trọng Lư, cái buồn trở nên mênhmông, một nỗi sầu vạn cổ với Huy Cận, và càng trở nên bi thương, điên loạn với Chế Lan Viên ,HànMạc Tử …Đọc thơ lãng mạn, người đọc chìm ngập trong nỗi buồn!Nhưng nếu tất cả chỉ có thế thôi, văn học lãng mạn đâu đáng được tồn tại suốt mười lăm năm nhưthế và được một lớp người đọc khá đông, không phải là những kẻ mù lòa, ưu ái và ủng hộ đến nhưthế.Đầu tiên, thái độ thoát li xã hội, xét cho thấu đáo, có mặt tích cực của nó. Văn học lãng mạn khônghòa giọng vào cái hợp xướng hoàn ca của những thứ gọi là văn chương, ca ngợi một cách vô liêm sỉnước Đại Pháp và sự văn minh khai hóa của nó trên đất nước Việt Nam này. Nỗi buồn lâm li của vănhọc lãng mạn ít ra cũng giúp người ta biết buồn nếu chưa biết làm gì khác trong cuộc sống nô lệngày ấy. Cái tâm trạng phủ nhận hết thảy. Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau của Chế Lan viên cũngđáng được thông cảm. Trong những hành động phiêu lưu đầy chất anh hùng cá nhân của một anhchàng Dũng trong Đoạn tuyệt và Đôi bạn của Nhất Linh, người đọc có thể tìm thấy một thái độ khôngan phận, một tiếng vỗ cánh bay lên của một con chim biết chán chường những thức ăn béo bổ trongcái lồng son dành cho mình. Một bài thơ thường được nhắc tới nhiều của thơ lãng mạn, bài NhớRừng của Thế Lữ, đã nói không ít đắng cay của cuộc đời nôi lệ và một khát vọng ( dẫu là bất lực) vềmột cuộc đời tự do:Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây giàVới tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn thét núi…Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!Trong không khí oi bức ngột ngạt của xã hội thực dân phong kiến ngày ấy, văn học lãng mạn đã cốgắng tìm được một lối thoát phù hợp với sức vóc của mình: chống lễ giáo phong kiến. Có thể nói:nhờ nhiều tác phẩm của nhóm Tự lực văn đoàn, người đọc hiểu và cảm thông được tính chất phi lítàn bạo, cái đần độn, man rợ, của nhiều thứ lễ giáo cho đến lúc ấy vẫn được coi là bất khả xâmphạm.Đó là thứ quan niệm hôn nhân môn đăng hộ đối không đếm xỉa gì đến quyền sống con người, mùquáng đến phi lí vô nhân đạo (như Nửa chừng xuân của Khải Hưng), là thứ chủ trương vừa tàn nhẫnvừa giả dối đến khôi hà: cấm người quả phụ tái giá (như trong Lạnh Lùng của Nhất Linh). Thái độcủa các nhà văn lãng mạn đối với lễ giáo phong kiến là khồng hòa hoãn. Với họ, lẽ giáo phóng kiếnđã hết thời rồi, và sự tồn tại của nó không chỉ là việc có hại mà còn hoàn toàn lố bịch.Chống lại lễ giáo, văn học lãng mạn ca ngợi tình yêu. Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam, đặc biệtlà trong thơ, tình yêu - một tình cảm đẹp của con người - lại được nói đến vơi đầy đủ cung bậc nhưthế.Sự phong phú của chủ đề tình yêu trong văn học lãng mạn may ra chỉ có văn học dân gian ( chủ yếulà ca dao) mới đuổi kịp. Trong thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh có thơ của 45 nhà thơ thì hầu nhưchỉ có một người không nói đến tình yêu! Cho đến ngày nay, những câu thơ, những bài thơ tình ngàyấy không phải không còn làm rung lên nơi người đọc những tình cảnh đẹp và trong sáng, hoặc mộcmạc như:Nắng mưa là chuyện của trờiTương tư là bệnh của tôi yêu nàng.(Nguyễn Bính)Hoặc đắm say mà hoài nghi như:Mơ khách đường xa, khách đường xaÁo em trắng quá nhìn không raỞ đây mây khói mờ nhân ảnhAi biết tình ai có đậm đà?(Hàn Mặc Tử)Với văn học lãng mạn, thiên nhiên không chỉ là một phương tiện mà là một chủ thể, một nguồn cảmhứng lớn, một đối tượng miêu tả chủ yếu. Có thể nói, quan văn học lãng mạn, người đọc biết mở mắtra để chiêm ngưỡng thiên nhiên. Người ta rung động vì đẹp một mái cong trướng tam quan một ngôichùa vùng Kinh Bắc, vẻ thướt tha nơi rặng liễu ven Hồ Tây một sớm mùa thu, vẻ xanh tươi của mộtngôi vườn xứ Huế, vẻ mộc mạc của một giậu mồng tơi, một thôn xóm đồng bằng, hay là một đồi chèthoai thoải ở vùng Trung châu…Bao người, chỉ nhờ đọc văn học lãng mạn mà biết được và yêu mếnmột bến đò Trung Hà, một ngôi chùa Long Giáng, một con đê Yên Phụ, một làng xanh Vĩ Dạ, mộtcon đường đi chùa Hương thơ mộng như đường đến cõi tiên…Ta cũng nên nhớ rằng, trong bối cảnhxã hội ngày ấy, tình yêu thiên nhiên, thiên nhiên Việt Nam, không phải không gắn liền ít nhiều với mộtniềm tự hào dân tộc chính đáng. Giữa lúc không ít kẻ hễ mở miệng chỉ nói đến Tây, ca ngợi cảnhTây, thì tình yêu thiên nhiên, sự ca ngợi thiên nhiên và con người Việt Nam, dẫu có lúc thi vị hóa hayqua đáng đi nữa, cũng là một sự trở về cội nguồn.Không phải không có lúc ta coi nhẹ, những đóng góp về nội dung của văn học lãng mạn Việt Nam,thậm chí phủ nhận. Tuy nhiên về mặt hình thức, văn học lãng mạn có những đóng góp mà ai cũngphải công nhận. Những tác phẩm lãng mạn, đặc biệt là hai thể loại tiểu thuyết và thơ, đánh dấu sựcáo chung của văn học cố để đưa văn học Việt Nam vào thời kì hiện đại. Với sự nhạy cảm trước cáicũ, cái gò bó khuôn sáo của hình thức cũ, văn học lãng mạn mạnh dạn đi tìm cái mới. Phong tràoThơ mới từ 1932 đã cởi dây trói cho thơ Việt Nam, tiếp nhân cái không khí trong thơ phương tâynhưng lại tìm đến với những thể loại dân tộc như thể lục bát, thể ca trù và các thể Đường Luật để đổimới chúng, làm cho chúng có sự uyển chuyển để diễn tả được vô vàn tâm trạng của con người hiệnđại. Cho đến nay, thơ Việt Nam vẫn còn tiếp nhận và phát huy những thành quả trong cách tân hìnhthức thơ ca ấy. Người đọc sẽ không quên những bài thơ tiên phong như Nhớ rừng đầy giọng phóngtúng và hào hùng của Thế Lữ, Tếng Thu tự do và đầy nhạc tính của Lưu Trọng Lư..Tiểu thuyết Việt Nam với những những tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, đã đoạn tuyệt với kĩ thuật tiểuthuyết chương hồi vốn được coi là mẫu mực của tiểu thuyết, cũng đã từ bỏ kiểu cú pháp biền ngẫurườm rà, những chống đối chọi thời Phạm Duy Tốn, Hoàng Ngọc Phách. Một kĩ thuật kết cấu hiệnđại, kết hợp với một cú pháp hiện đại trong văn xuôi, đó là những đóng góp lớn của tiểu thuýết lãngmạn Việt Nam cho văn học nước nhà. Và từ những cách tân trong thơ, tiểu thuyết…văn học lãngmạn thực sự đã đẩy ngôn ngữ đến mức hoàn thiện.Văn học lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 phát sinh và tồn tại như một sản phẩm tất yếucủa lịch sử. Ngày nay, thật khó mà làm một phép cộng, trừ, nhân, chia đơn giản để rút ra trong haimặt đóng góp và hạn chế của dòng văn học đó, cái còn lại là gi và bao nhiêu. Phê phán những hạnchế của tác phẩm văn học, của một nền văn chương là cần thiết. Song cái cần thiết hơn, là tìm chođược, cái thái độ trân trọng đãi cát tìm vàng, từ tác phẩm đó, nền văn chương đó, những gì cần thiếtcho con người góp phần nâng cao tâm hồn con người. Nhưng điều ấy, ta có thể tìm thấy trong vănhọc lãng mạn Việt Nam, ít ra là trong rất nhiều tác phẩm. Vả lại, nền văn học nước nhà tuy có nhữngkhúc quanh, những điểm uốn, nhưng vẫn luôn là một sự tiếp tục.