Hàm duy trì tháo lắp kim loại bao nhiêu tiền năm 2024

Kết thúc quá trình chỉnh nha, bác sĩ sẽ tháo hết các khí cụ niềng răng như mắc cài, dây cung… Sau đó yêu cầu bạn sử dụng hàm duy trì từ 6-12 tháng. Vậy hàm duy trì là gì? Có mấy loại? Giá bao nhiêu? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc này cho bạn. Cùng theo dõi nhé!

1. Hàm duy trì sau niềng răng là gì?

Hàm duy trì là một khí cụ quan trọng, được sử dụng sau khi hoàn tất quá trình niềng răng. Nó giữ cho răng chắc chắn, ổn định và không di chuyển về vị trí ban đầu. Từ đó đảm bảo kết quả niềng răng mỹ mãn, hiệu quả lâu dài.

Hàm duy trì tháo lắp kim loại bao nhiêu tiền năm 2024

Hàm duy trì giữ cho răng cố định, không bị dịch chuyển sau khi niềng răng

Thời gian đeo hàm duy trì sau niềng răng thường kéo dài khoảng 6-12 tháng, hoặc lâu hơn phụ thuộc lớn vào tình trạng, độ chắc khỏe của xương hàm. Đặc biệt, trong 4-6 tháng đầu, bạn nên đeo ít nhất 20 giờ/ngày để đảm bảo hiệu quả. Sau đó có thể chỉ đeo vào buổi tối.

2. Các loại hàm duy trì sau niềng răng

Hiện nay, hàm duy trì niềng răng có 2 loại chính là cố định và tháo lắp:

2.1 Hàm duy trì cố định

Hàm cố định sau khi niềng răng được làm với chất liệu thép không gỉ ở dạng sợi dài, hình dạng giống như dây cung. Bác sĩ sẽ điều chỉnh chiều dài của khí cụ rồi gắn vào mặt trong của răng bằng composite. Phương pháp này giúp răng được cố định liên tục, ngăn chặn việc di chuyển ngoài ý muốn của răng.

Tuy nhiên, hàm duy trì cố định không áp dụng cho tất cả các trường hợp vì còn phụ thuộc vào khớp cắn của mỗi người. Đồng thời việc vệ sinh răng miệng cũng có phần phức tạp và mất nhiều thời gian hơn, nếu không rất dễ bị mắc thức ăn, dẫn dến sâu răng, viêm nướu, hôi miệng…

Hàm duy trì tháo lắp kim loại bao nhiêu tiền năm 2024

Hàm duy trì cố định gắn ở mặt trong của răng

2.2 Hàm duy trì tháo lắp

Máng duy trì niềng răng loại tháo lắp được chia làm 2 loại phổ biến như sau:

  • Hàm duy trì tháo lắp bằng khay nhựa trong suốt:

Hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa có hình dáng giống với niềng răng trong suốt. Do được lấy dấu thiết kế riêng nên hàm vừa vặn và ôm khít răng, tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng. Bạn có thể mang hàm trong suốt cả ngày mà không lo ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.

Bên cạnh đó, với khả năng tháo lắp dễ dàng, giúp thuận tiện hơn trong việc ăn uống và vệ sinh răng hằng ngày.

Tuy nhiên, đây cũng trở thành nhược điểm của loại hàm này, khiến nhiều người thường quên không đeo, đeo không đủ thời gian hoặc làm mất hàm nhiều lần.

Hàm duy trì tháo lắp kim loại bao nhiêu tiền năm 2024

Hàm duy trì tháo lắp bằng khay trong suốt

  • Hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại:

Hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại cũng được làm từ thép không gỉ, ôm sát răng cửa giữa hai răng nanh và được gắn vào khuôn acrylic trên vòm miệng. Loại hàm này có thể tháo lắp dễ dàng khi cần thiết.

Đồng thời do được làm từ kim loại nên sẽ có độ bền tốt hơn so với các loại hàm duy trì sau niềng răng khác.

Về nhược điểm thì loại hàm này có thiết kế khá cồng kềnh, thanh kim loại dễ bị lộ ra mỗi khi cười nói, nên tính thẩm mỹ kém, thường chỉ đeo vào ban đêm.

Hàm duy trì tháo lắp kim loại bao nhiêu tiền năm 2024

Hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại

3. Tại sao phải đeo hàm duy trì sau niềng răng?

Niềng răng là quá trình kéo dài từ 1-3 năm. Trong quãng thời gian này, răng sẽ được dịch chuyển liên tục để về đến vị trí mong muốn.

Sau khi tháo niềng, không còn một rào cản nào để giữ răng cố định, do đó răng sẽ có xu hướng đi về lại vị trí ban đầu. Đồng thời, xương và dây chằng tại vị trí răng mới chưa đủ khỏe để giữ chắc chân răng. Dưới tác động của việc ăn nhai hằng ngày, khiến răng di chuyển xô lệch và có thể trở lại vị trí cũ.

Lúc này, đeo máng duy trì sau niềng răng là bắt buộc, để giữ chân răng cố định ở vị trí mới. Thời gian có thể mất từ 9-12 tháng để xương, răng và nướu được thích nghi với sự thay đổi của hàm răng. Đây cũng là lý do mà bác sĩ chỉnh nha khuyến khích bạn nên đeo hàm duy trì liên tục trong 12 tháng.

4. Hàm duy trì sau niềng răng giá bao nhiêu?

Hàm duy trì sau niềng răng giá bao nhiêu là thắc mắc của nhiều người. Thông thường, mức giá của hàm duy trì còn tùy thuộc vào từng loại, cũng như chính sách của mỗi nha khoa mà bạn lựa chọn.

Theo đó, mức giá tham khảo của các loại hàm duy trì sau niềng răng đó là:

  • Hàm duy trì cố định: từ 700.000-900.000 đồng.
  • Hàm duy trì tháo lắp kim loại: 1.000.000-1.500.000 đồng.
  • Hàm duy trì trong suốt: khoảng 2.000.000 đồng.

Hàm duy trì tháo lắp kim loại bao nhiêu tiền năm 2024

Mỗi loại hàm duy trì sau niềng răng sẽ có mức giá khác nhau

5. Lưu ý quan trọng khi đeo hàm duy trì sau niềng răng

Để đảm bảo hiệu quả tốt khi đeo hàm duy trì sau niềng răng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Đảm bảo thời gian đeo hàm duy trì:

Để hàm duy trì phát huy tối đa công dụng, bạn cần đảm bảo đeo hàm ít nhất 20-22 giờ/ngày và sử dụng liên tục trong thời gian bác sĩ chỉ định, giúp cho răng cùng xương hàm thực sự ổn định.

  • Vệ sinh răng miệng:

Khi sử dụng hàm duy trì, đặc biệt là loại hàm cố định thì bạn cần chú ý đến việc vệ sinh răng miệng hằng ngày. Bạn nên đánh răng kỹ lưỡng, kết hợp dùng chỉ nha khoa, máy tăm nước và nước súc miệng để loại bỏ thức ăn thừa một cách tốt nhất.

Còn với loại hàm duy trì tháo lắp, bạn chỉ cần dùng bàn chải để vệ sinh nhẹ nhàng cho hàm rồi đeo lại.

  • Chế độ ăn uống:

Trong những ngày đầu tiên vừa đeo hàm duy trì, khoang miệng chưa kịp thích nghi nên việc ăn nhai cũng trở nên bất tiện. Vì vậy, bạn nên ưu tiên các thức ăn mềm, lỏng dễ nhai và nuốt như súp, cháo, uống sinh tố,… Đồng thời hạn chế ăn các món ăn cứng, dai, dễ làm răng bị lung lay và dịch chuyển về vị trí ban đầu.

Hàm duy trì tháo lắp kim loại bao nhiêu tiền năm 2024

Hạn chế ăn đồ cứng, dai vì có thể làm răng bị dịch chuyển

  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ:

Quá trình đeo hàm duy trì vẫn phải được theo dõi bởi bác sĩ. Vì vậy, bạn nên tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ, để kiểm tra, đánh giá tình trạng răng hiện tại và kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh thêm.

Nếu bạn không muốn hàm răng bị sai lệch trở lại sau một thời gian dài kiên trì, thì hãy luôn đeo hàm duy trì sau niềng răng theo đúng chỉ định từ bác sĩ nhé.