Dự án oda thủy điện sơn la bao nhiêu vốn năm 2024

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Công văn số 1441/TTg-QHQT về việc “Phê duyệt bổ sung danh mục các dự án sử dụng tín dụng ưu đãi của Chính phủ Ấn Độ”. Theo đó, dự án Thủy điện Đakrông 1 tại huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị được Chính phủ cho phép sử dụng 5,5 triệu USD khoản tín dụng hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Chính phủ Ấn Độ để đầu tư xây dựng.

Dự án oda thủy điện sơn la bao nhiêu vốn năm 2024

Phối cảnh Nhà máy Thủy điện Đakrông 1 - ảnh PV

Theo thỏa thuận giữa hai chính phủ, Ấn Độ sẽ cung cấp khoản vay ODA 19,5 triệu USD cho các dự án Thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam, với mức lãi suất ưu đãi là 2%/năm, thời gian vay 10 năm, kể cả 3 năm ân hạn.

Thủ tướng giao cho Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đàm phán với phía Ấn Độ về các điều kiện cụ thể của khoản vay, bảo đảm hiệu quả kinh tế - tài chính của các dự án trên.

Thủy điện Ðakrông 1 có công suất 12 MW, do Công ty Cổ phần Đầu tư Điện lực 3 làm chủ đầu tư. Trước đó, Chính phủ cũng đã đồng ý cho dự án Thủy điện Nậm Trai 4 (10 MW) ở tỉnh Sơn La được sử dụng khoản vay ODA này.

Hàng năm, tổng sản lượng điện năng do các nhà máy trên địa bàn tỉnh Sơn La phát lên lưới điện quốc gia đạt >12 tỷ kWh chiếm 10% sản lượng điện của Tập đoàn Điện lực VN.

Trạm truyền tải 500kV Pitoong thuộc huyện Mường La tỉnh Sơn La công suất lớn nhất nước.

Là một tỉnh nghèo của cả nước nhưng bù lại Sơn La nằm gọn trong lưu vực của 2 con sông lớn là Sông Đà và Sông Mã và hàng trăm con suối với lưu lượng nước, độ dốc lớn. Đây là tiềm năng để Sơn La trở thành trung tâm sản xuất điện năng của cả nước.

Tính đến hết năm 2015, tổng công suất của các Nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh đạt 3.654 MW.

Trong đó, nhà máy thủy điện Sơn La công suất 2.400MW lớn nhất khu vực Đông Nam Á; Nhà máy thủy điện Huội Quảng công suất 520MW; thủy điện Nậm Chiến 1 và Nậm Chiến số 2 có công suất 232MW và 38 dự án thủy điện nhỏ công suất từ 2 - 30 MW. Tổng công suất nguồn nước Sông Đà chảy qua địa phận tỉnh Sơn La có chiều dài 239km, với lưu vực 9.844 km2, là nguồn nước chính cung cấp cho hồ thủy điện Hòa Bình với công suất 1.920MW.

Ngoài ra, Sông Đà với lưu lượng nước lớn, độ dốc cao là điều kiện thuận lợi để phát triển các dự án thủy điện tích năng. Các dự án thủy điện tích năng sẽ giải quyết tình trạng thiếu nguồn điện vào giờ cao điểm, ổn định hệ thống lưới điện quốc gia vào giờ thấp điểm, khai thác tối đa nguồn nước Sông Đà. Hiện nay, dự án Nhà máy thủy điện tích năng đang được triển khai thi công với công suất 1.500 MW tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La theo kế hoạch đến năm 2018 hoàn thành đồng thời dự án thủy điện tích năng tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La cũng đang được khảo sát. Giá trị nộp ngân sách của các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh Sơn La cũng như thuế tài nguyên của thủy điện Hòa Bình nộp cho ngân sách tỉnh là rất lớn, riêng thủy điện Sơn La đã nộp ngân sách hơn 1.000 tỷ đồng/năm.

Để truyền tải công suất các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh Sơn La cũng như khu vực Tây Bắc, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã đầu tư đồng bộ hệ thống lưới điện truyền tải quốc gia với 01 trạm 500kV Pitoong thuộc huyện Mường La, tỉnh Sơn La, có chức năng truyền tải công suất của Nhà máy thủy điện Sơn La công suất 2.400MW; Nhà máy thủy điện Lai Châu công suất 1.200MW; Nhà máy thủy điện Huội Quảng công suất 520MW; Nhà máy thủy điện Bản Chát công suất 196MW và các thủy điện khác trên địa bàn. Đây là trạm 500kV có công suất truyền tải lớn nhất nước với 3 lộ xuất tuyến đường dây 500kV (1 lộ đi Sơn La – Hòa Bình - Nho Quan; 02 lộ đi Sơn La – Hiệp Hòa).

Hệ thống lưới điện truyền tại điện áp 220 kV Sơn La đi Việt Trì cũng đã được xây dựng và đưa vào vận hành; hệ thống đường dây và trạm 110kV cũng được đầu tư xây dưng đồng bộ, đảm bảo đủ khả năng truyền tải hết công suất của các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh Sơn La cũng như khu vực Tây Bắc.

Nhà máy thủy điện Sơn La xả lũ.

Song song với việc khai thác tiềm năng xây dựng các Nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã quan tâm đầu tư xây dựng các hệ thống lưới điện trung áp 35kV, các trạm biến áp phân phối cung cấp điện cho nhân dân thuộc vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Tính đến ngày 31/12/2015, Sơn La có 232.200/267.716 hộ dân có điện, chiếm tỷ lệ 86,7%. Dự kiến năm 2016, tỉnh Sơn La sẽ có thêm 8.300 hộ dân nông thôn được sử dụng điện, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần; cơ khí hóa nông thôn, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần xoá đói, giảm nghèo, giữ vững an ninh- chính trị trên địa bàn tỉnh Sơn La- thủ phủ của vùng Tây Bắc.

Việc phát triển các nhà máy thủy điện trên địa bàn đã đưa tỉnh Sơn La trở thành tỉnh phát triển kinh tế nhanh, bền vững và trong tương lai không xa, Sơn La sẽ trở thành “hòn ngọc” của vùng Tây Bắc và Việt Nam.