Dan sô nước nhật hiện tại là bao nhiêu năm 2024

Vào năm 2000, dân số Nhật Bản là 126.926.000 người, đứng hàng thứ 9 trên thế giới. Trong những năm gần đây, tỉ lệ tăng dân số tại Nhật Bản sút giảm, chỉ khoảng 0.18% vào năm 2000, Theo điều tra tháng 10 năm 2005 thì dân số Nhật bản là 127.760.000 người, chiếm 2% dân số thế giới (6,46 tỷ người)127.417.244 người, Mật độ337 người/km² .

Dân số Nhật Bản cao thứ 10 trên thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Inđônêxia, Braxin, Pakistan, Nga, Bangladesh và Nigeria.

Mật độ dân số của Nhật Bản là 340 người/ km2 (năm 2000), một trong những nước có mật độ dân số cao nhất trên thế giới (847 người/ km2 tại Bangladesh, 463 người/ km2 tại Hàn Quốc, 334 người/ km2 tại Bỉ, 240 người/ km2 tại Anh, 130 người/ km2 tại Trung Quốc và 29 người/ km2 tại Mỹ) . 44% dân số Nhật Bản tập trung tại 3 khu vực hành chính lớn là Tokyo, Osaka và Nagoya.

Theo kết quả điều tra tháng 10 năm 2005, dân số Nhật Bản là 127,76 triệu người, tăng 830 nghìn người so với 5 năm trước đó. Tỷ lệ tăng 0,7% trong vòng 5 năm (trung bình 0,1% một năm) là thấp nhất kể từ sau thế chiến thứ 2.

Nếu tính theo tỷ lệ gia tăng dân số trong 5 năm thì giai đoạn 1945-1950 là cao nhất với tỷ lệ 15,3% với phong trào sinh con lần thứ nhất (baby boom). Sau đó tỷ lệ gia tăng giảm dần, đến phong trào sinh con lần thứ hai (giai đoạn 1970-1975) tỷ lệ gia tăng lại tăng lên đến 7,0% và sau đó giảm dần theo thời gian

Theo dự doán của viện nghiên cứu dân số Bộ Sức khoẻ và Phúc lợi thì dân số năm 2005 từ 127,76 triệu người sẽ giảm xuống 126 triệu người vào năm 2025 và 112 triệu người vào năm 2050.

Năm 2005, lần đầu tiên tỷ lệ gia tăng dân số của Nhật bị âm cả tỷ lệ gia tăng tự nhiên lẫn tỷ lệ gia tăng cơ giới. Trong năm này, con số người qua đời tại quốc gia này nhiều hơn số trẻ em sinh ra là 10.000.

Tỷ lệ gia tăng cơ giới cũng bị âm và dân số giảm 19.000 người, từ 127,776 triệu người năm 2004 xuống 127,757 triệu người năm 2005.

Tỷ lệ gia tăng cơ giới bị âm do năm 2004 người dân ít ra nước ngoài và nhiều người quay về Nhật vì sợ đại dịch SARS.

Trong 8 nước thuộc G8, tỷ lệ gia tăng dân số của Nhật trong 5 năm vẫn cao hơn Đức (0,4%) và Nga(-2,3%) và bằng Ý. Cao nhất là Canada (5,1%) và tiếp đến là Mỹ (4,9%).

Theo thống kê của bộ Sức khoẻ và Phúc lợi năm 2003 thì tuổi thọ của nam giới là 78.36, nữ giới là 85.33. Ðây là tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới. Thế nhưng năm 1935 thì con số này là 46,92 đối với nam giới và 49,63 đối với nữ giới. Như vậy trong vòng 60 năm tuổi thọ trung bình của cả nam và nữ đều tăng 30 tuổi Tuổi thọ của người dân cao tập trung ở các nước Bắc Âu.

Ví dụ như Thuỵ Điển, Na Uy, Ai len. Việc Nhật Bản có thể sánh vai với các nước này chứng tỏ sự trưởng thành về kinh tế cũng như xã hội của Nhật Bản.

Theo điều tra về hộ gia đình năm 1994 thì trung bình một hộ gia đình Nhật có 3,63 người. Theo kết quả điều tra năm 1955 thì trung bình một hộ gia đình có 5 người. Nguyên nhân của việc giảm số thành viên trong gia đình là do tỷ lệ sinh giảm và sự chuyển từ đại gia đình sang gia đình hạt nhân. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tăng dân số ở Nhật là do sự tăng tuổi thọ, tuy nhiên dân số Nhật giảm dần từ năm 2000.

Thời Minh Trị pháp luật quy định con trai trưởng có quyền thừa kế toàn bộ tài sản. Tuy nhiên sau chiến tranh thế giới lần thứ hai thì chế độ này đã bị bãi bỏ. Cùng với sự biến đổi của xã hội và sản xuất, nhiều người đã rời bỏ vùng quê nơi vẫn còn bị ảnh hưởng nặng của chế độ cũ và chuyển lên thành phố. Việc hôn nhân cũng chuyển từ hôn nhân do sự sắp xếp của cha mẹ sang hôn nhân do tình yêu. Trong gia đình hạt nhân vợ chồng đóng vai trò trung tâm.

Theo kết quả điều tra quốc dân tháng 10 năm 2005, số nam giới ở Nhật là 62,34 triệu người,nữ giới là 65,42 triệu người, nam giới ít hơn nữ giới 3,08 triệu người. Như vậy tỷ lệ nam giới ở Nhật chỉ là 48,8%. Tỷ lệ này chỉ cao hơn tỷ lệ năm 1945 (47%) do chiến tranh, và thấp thứ 2 trong lịch sử.

Nguyên nhân chính của tỷ lệ nam nữ thấp là do tuổi thọ trung bình của nữ cao hơn nam.

Theo kết quả điều tra quốc dân tháng 10 năm 2005, trên toàn nước Nhật có 10 tỉnh thành có dân số trên 3 triệu người, đó là: Tokyo (12,57 triệu), Osaka (8,82 triệu) Kanagawa (8,79 triệu) Aichi (7,25 triệu), Saitama (7,05 triệu), Chiba (6,06 triệu), Hokkaido (5,63 triệu), Hyogo (5,59 triệu), Fukuoka (5,05 triệu) và Shizuoka (3,79 triệu). Ngoài ra có 10 tỉnh thành có dân số từ 2 đến 3 triệu dân, 20 tỉnh thành có dân số từ 1 đến 2 triệu dân và 7 tỉnh còn lại có dân số dưới 1 triệu dân. Thấp nhất là tỉnh Tottori với 610 nghìn dân. Mật độ dân số cao nhất là Tokyo (5748 người/km2) tiếp đến là Osaka (4656 người/km2) và Kanagawa (3639 người/km2). Thấp nhất là Hokkaido (72 người/km2). Nhìn chung xu hướng của dân cư vẫn tập trung vào vùng Kanto, Dân số Tokyo tăng 4,2% và Kanagawa tăng 3,5% trong 5 năm qua. Trong 5 năm vừa qua có 15 tỉnh thành dân số tăng và 32 tỉnh còn lại dân số giảm.

Hiện nay giá trị gia đình truyền thống ở Nhật Bản đã thay đổi. Gia đình không còn là nơi cần thiết để mỗi người, nhất là phụ nữ nương tựa cả về vật chất lẫn tinh thần như trước đây. Phụ nữ không muốn lấy chồng, sinh con. Người già phải sống đơn độc trong ngôi nhà của mình hoặc trong các trại dưỡng lão. Giới trẻ có lối sống tự do dễ dãi, ít quan tâm nhiều đến tính chất xã hội của công việc như việc “phục vụ cộng đồng” và đặt vấn đề “lương cao” làm tiêu chí lựa chọn công việc. Với sự thờ với công ty, họ nhanh chóng từ bỏ hoặc thay đổi công việc nếu cảm thấy thiếu hứng thú với công việc, khi điều kiện việc không đáp ứng nhu cầu hoặc nếu có công ty khác mời họ với những điều kiện làm việc tốt hơn. Khi vào làm việc, họ luôn tập trung vào việc làm sao để được đề bạt sớm. Theo điều tra của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi, 50% học sinh mới tốt nghiệp cao đẳng, 30% tốt nghiệp đại học bỏ việc trong vòng 3 năm đầu.

Cùng với sự lão hoá dân số, người dân Nhật Bản thấy bi quan và lo lắng cho tương lai của đất nước, cho cuộc sống của chính bản thân mình. Họ nghĩ rằng thời kỳ hoàng kim của đất nước đã chấm dứt, không có gì đảm bảo cho một xã hội ổn định và cho cuộc sống của người dân. Năm 2002, một cuộc điều tra của Văn phòng Thủ tướng Koizumi nhận thấy 65% dân chúng cảm thấy bấp bênh và lo ngại về tương lai, cao hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ năm 1958. Hơn 50% lo lắng về vấn đề đạo đức và dân tộc, về an ninh trong nước. Thêm vào đó, qua cuộc điều tra cũng thấy rằng người Nhật đã mất lòng tin vào các thể chế chính trị, quản lý vốn trước đây được coi là đảm bảo cho người ta một cuộc sống ổn định, một xã hội bình yên. Một loạt những phát hiện về các vụ bê bối chính trị, quản lý và sự trì hoãn chính sách từ giữa những năm 1990 đã làm tăng thêm sự hoài nghi của dân chúng. Hiện nay người Nhật cảm thấy bất an về môi trường công việc, tỉ lệ thất nghiệp, về cuộc cải cách cơ cấu công nghiệp và sự bất ổn định của xã hội. Sự lo lắng tăng lên ở thế hệ già hơn. Họ không tin vào khả năng phục hồi kinh tế của Nhật Bản trong tương lai.

Vấn đề người vô gia cư trở nên bức xúc. Trong thời gian gần đây, số người vô gia cư tăng nhanh, khoảng 17,8% trong một năm. Hiện nay có khoảng 50.000 người vô gia cư ở Nhật Bản. Số người vô gia cư ngày càng tăng không những ở Tokyo và Osaka mà còn cả ở những thành phố nhỏ. Họ sống trên các đường phố, nhà ga, công viên và bên các bờ sông. Hai năm trước đây chỉ có những người vô gia cư sống riêng lẻ nhưng hiện nay họ đã sống thành cộng đồng thật sự tại các công viên và bờ sông làm cho dân chúng tại các khu vực đó phải lo sợ. Nguyên nhân chính làm cho số người vô gia cư ngày một tăng là do sự suy thoái kinh tế làm cho nhiều người bị thất nghiệp. Đặc biệt là sự mất việc làm của công nhân trong ngành xây dựng tăng lên hàng ngày do nhiều công ty trong nghành xây dựng bị phá sản, sau đó lan sang các ngành khác làm cho số người không đủ tiền thuê nhà ngày một tăng trong khi hệ thống đảm bảo xã hội không đáp ứng kịp các nhu cầu xã hội. Do quyền của người vô gia cư được sống trong nhà không được thừa nhận trong chế độ đảm bảo xã hội ở Nhật Bản, thêm vào đó, các cơ quan hành chính lại thờ ơ với vấn đề này nên những người vô gia cư đã tự do sống trên đường phố, bờ sông và những nơi công cộng.

Vấn đề an ninh và trật tự xã hội cũng đáng lo ngại. Nhật Bản, một đất nước được coi là an toàn nhất thế giới, một xã hội có trật tự, kỷ cương, pháp luật nghiêm minh nhất đến nay dường như đã lùi vào quá khứ. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2002 đã có 1.351.727 vụ phạm tội, tăng hơn năm trước 4,9% nhưng số vụ bắt được chỉ chiếm 52,5%, giảm so với năm trước 1,9%. Điều này chứng tỏ vấn đề an ninh trật tự còn kém hơn so với năm trước. Kẻ phạm tội ngày một nhiều lên, thủ đoạn tinh vi, phức tạp hơn, trong khi năng lực điều tra, phá án của các nhà chức trách thì còn hạn chế. Trong thập kỷ vừa qua, số người ngồi tù đã tăng lên 54%, lên tới 67.700 người vào tháng 7 – 2002 và theo dự báo của Chính phủ thì con số này sẽ tăng lên 80.000 vào năm 2005.

Nhật Bản đã vượt qua Italy để trở thành nước có dân số già nhất trên thế giới do số người già ngày càng tăng lên trong khi giới trẻ lại không muốn lập gia đình sớm và cũng không muốn sinh con nhiều.

Theo điều tra của bộ Nội vụ Nhật Bản, năm ngoái, nước Nhật có khoảng 26,82 triệu người già, chiếm 21% tổng dân số nước này (127,76 triệu người), cao hơn cả Italy với 20% tổng dân số.

Nước có dân số già thứ 3 trên thế giới là Đức khi người già chiếm khoảng 18,8% tổng dân số. Những người có độ tuổi từ 65 trở lên được coi là già.

Trong khi đó, số người Nhật dưới 14 tuổi năm ngoái chỉ chiếm 13,6% tổng dân số, một tỷ lệ quá thấp. Italy và Đức cũng có cùng cảnh ngộ với Nhật, với 14% và 14,3%.

Số người độc thân ở Nhật cũng đang tăng lên nhanh chóng khi 59,9% phụ nữ trong độ tuổi 25-29, 32,6% phụ nữ trong độ tuổi 30-34 chưa lập gia đình. Trong khi 47,7% đàn ông Nhật từ 30-34 tuổi vẫn sống độc thân.

Với tình trạng như vậy, chính phủ Nhật đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho phụ nữ Nhật để họ sinh đẻ thêm nhưng tình hình vẫn không được cải thiện.

Được biết tỷ lệ sinh con tại Nhật Bản chỉ đạt mức 1,25 con/phụ nữ trong năm 2005, mức thấp nhất trong lịch sử. Các nhà nhân khẩu học cho rằng tỷ lệ 2,1 con/phụ nữ mới đảm bảo cho dân số Nhật không bị già và giảm đi.

Trước đó, theo một cuộc điều tra của Hiệp hội Kế hoạch hóa gia đình Nhật Bản, người dân nước này ít quan hệ tình dục đã khiến ngày càng ít trẻ em và dân số nước này đang già đi.

  • Người Nhật :

Dân tộc Nhật là thuần chủng 100%, tuy nhiên theo một số nghiên cứu gần đây thì người Nhật là kết hợp của một số chủng tộc. Kết luận này dựa trên các đặc điểm về hình thể của người Nhật. Có thể cho rằng người Nhật là kết hợp của người Đông Nam Á (Tộc Jomon), người Tungusic (Tộc Yayoi, qua bán đảo Triều Tiên đến Nhật ) và bộ tộc người Ainu.

Ở Nhật người ta lấy ngày 11 tháng 2 làm ngày Quốc khánh. Ngày này được lấy dựa trên truyền thuyết, thần thoại ghi trong các văn tự cổ như Kojiki (Cổ sự ký) và Nihon shoki (Nhật Bản thư kỷ). Về mặt học vấn, không ai biết ngày đó có đúng là ngày Quốc khánh hay không.Bởi cho đến thế kỉ thứ 5 Nhật Bản không có tài liệu ghi chép về lịch sử nên chỉ có thể tham khảo các tư liệu của người Trung Quốc.

Trong cuốn Hậu Hán thư của Trung Quốc có ghi: Năm 57, quốc vương nước Nô xứ Nhật Bản đến chầu và trong cuốn Nguỵ sử hoà nhân truyền có ghi: Ở nước Yamatai có một nữ vương tên là Himiko thống trị khoảng 30 nước nhỏ. (Yamatai: Tà Mã Đài, Himiko: Ty di hô)Trong cuốn Nhật Bản thư kỷ có ghi rằng Himiko chính là hoàng hậu Thần công nhưng các sử gia hiện đại phủ nhận điều này. Họ cho rằng sau khi nước Yamatai tan vỡ, đến khoảng thế kỷ thứ 7 nước Nhật tồn tại như là một khối độc lập và sau này trở thành nền móng của chính quyền Yamato(Đại Hoà).

  • Người Ainu

Cách đây khoảng 1000 năm có một nền văn hoá tên là Satsumon (Sát văn) trải rộng từ quần đảo Sakhalin, Kuril tới Hokkaido và khu vực bắc Honshu. Người ta cho rằng chính người Ainu là chủ thể của nền văn hoá này. Có nghĩa rằng người Ainu sống ở khu vực này trước người Nhật. Người Ainu sinh sống dựa vào tự nhiên với nghề săn bắt, đánh cá, hái lượm. Nhưng đến khoảng thế kỷ 15, thiên nhiên rộng lớn ấy của họ bị Hoà nhân, sau này gọi là người Nhật, xâm lược. Sau những xung đột dữ dội và dai dẳng, đến cuối thế kỷ 18 khu vực Hokkaido của người Ainu đã bị Nhật xâm chiếm hoàn toàn. Sau đó, dưới chính quyền Minh Trị, người Ainu bị đồng hoá với người bản địa. Tuy vậy, văn hoá Ainu, tiếng nói Ainu vẫn được con cháu họ gìn giữ cho đến ngày nay.

Bản thân là người đam mê du lịch, cộng thêm đam mê đam mê du lịch mong muốn kết nối các mối quan hệ: giữa Hướng Viên Du Lịch với nhau, giữa Hướng Viên Viên với các đơn vị lữ hành, giữa các đơn vị… Xem Thêm >>