Góp ý thay đổi sgk mới nhất môn toán 3

Từ khi nhận được ý kiến chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP. Pleiku và Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (phường Hoa Lư), thầy Đinh Việt Thanh đã tập trung nghiên cứu, góp ý cho bản mẫu SGK môn Mỹ thuật lớp 5 của 3 bộ sách: Cánh Diều, Kết nối tri thức với cuộc sống và Chân trời sáng tạo (bản 1 và bản 2).

Là người đã giảng dạy bộ môn này 16 năm, cộng với việc từng tham gia góp ý bản mẫu SGK theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với các khối 1, 2, 3, 4 những năm trước, thầy Thanh có phần thuận lợi hơn trong quá trình góp ý bản mẫu SGK lớp 5 mới lần này.

Góp ý thay đổi sgk mới nhất môn toán 3

Thầy Đinh Việt Thanh-giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (phường Hoa Lư, TP. Pleiku) nghiên cứu, góp ý bản mẫu SGK mới môn Mỹ thuật lớp 5 trên website của các nhà xuất bản. Ảnh: Mộc Trà

Thầy Thanh chia sẻ: Qua nghiên cứu, tôi nhận thấy các bản mẫu SGK môn Mỹ thuật lớp 5 đều được biên soạn đảm bảo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và có sự kế thừa từ chương trình hiện hành, chẳng hạn như các hoạt động vẽ tranh, vẽ trang trí, vẽ theo mẫu, tập nặn tạo dáng, thường thức mỹ thuật… Tuy nhiên, ở chương trình mới, học sinh được tạo hình nhiều hơn với các sản phẩm thủ công, vật liệu dễ tìm, vật liệu tái chế; giúp các em phát triển kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình và chủ động, sáng tạo hơn trong học tập; đồng thời, tạo điều kiện cho giáo viên trong việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học cũng như chọn mục tiêu bài học phù hợp với năng lực của bản thân lẫn học sinh.

“Bên cạnh những ưu điểm trên, theo quan điểm của tôi, vài bản mẫu SGK Mỹ thuật có một số bài học phần gợi mở sáng tạo chưa phù hợp với chủ đề bài học; một số hình ảnh còn xa lạ với học sinh địa phương. Những nội dung này, tôi cũng đã góp ý cụ thể và gửi cho bộ phận tổng hợp. Mong rằng, trên cơ sở ý kiến của giáo viên, các nhà xuất bản sẽ có sự chọn lọc và điều chỉnh phù hợp”-thầy Thanh kỳ vọng.

Tương tự, cô Dương Hải Yến-giáo viên Ngữ văn, Trường THCS và THPT Kpă Klơng (xã Kon Thụp, huyện Mang Yang) cũng đề cao tinh thần trách nhiệm khi góp ý bản mẫu SGK mới lớp 9. “Để góp ý được sát nhất, tôi dành thời gian đọc thật kỹ các bản mẫu. Trên cơ sở nghiên cứu và kinh nghiệm thông qua quá trình giảng dạy chương trình mới đối với lớp 7 và 8, tôi bắt đầu đối chiếu với mục tiêu cần đạt của chương trình tổng thể để xem bản mẫu SGK đó đã đảm bảo hay chưa. Ngoài ra, tôi cũng chú trọng đến phương diện từ ngữ sử dụng có dễ hiểu; hình ảnh, cách trình bày có phù hợp với học sinh hay không”-cô Yến chia sẻ.

Thầy Nguyễn Ngọc Sơn-Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Kpă Klơng-cho biết: Là đơn vị có 2 bậc học, vì vậy, Ban Giám hiệu nhà trường đặc biệt chú trọng đến việc tham gia góp ý bản mẫu SGK mới theo lộ trình. Năm nay, khi nhận được văn bản góp ý bản mẫu SGK lớp 9 và 12, nhà trường đã tổ chức họp với giáo viên để phổ biến văn bản; lựa chọn, phân công nhiệm vụ cho giáo viên có kinh nghiệm tham gia góp ý bản mẫu tương ứng với các bộ môn được giao; đồng thời, hướng dẫn, đôn đốc họ triển khai nhiệm vụ một cách khoa học, trách nhiệm và đảm bảo tiến độ thời gian theo yêu cầu của ngành.

Trường THCS và THPT Kpă Klơng (huyện Mang Yang) họp triển khai việc góp ý bản mẫu SGK mới năm học 2024-2025. Ảnh: M.T

Trao đổi với P.V, ông Trần Bá Công-Phó Giám đốc Sở GD-ĐT-cho hay: Thực hiện chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, Sở đã lần lượt ban hành các văn bản về tổ chức nghiên cứu, góp ý bản mẫu SGK các lớp 5, 9 và 12 nhằm bảo đảm chất lượng các bản mẫu SGK biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đồng thời giúp giáo viên sớm tiếp cận với các bản mẫu này.

Theo đó, đối với lớp 5, Sở yêu cầu các phòng GD-ĐT, cơ sở giáo dục triển khai cho giáo viên (được chọn góp ý) nghiên cứu, góp ý bản mẫu SGK (định dạng PDF) qua website của các nhà xuất bản, các đơn vị liên kết; cung cấp thông tin về tài khoản cho giáo viên tham gia góp ý để đăng nhập website và góp ý các bản mẫu SGK.

Đối với lớp 9, trên cơ sở số lượng giáo viên được phân bổ để góp ý các môn học/hoạt động giáo dục, các đơn vị chọn cử giáo viên có kinh nghiệm, trực tiếp giảng dạy các môn học/hoạt động giáo dục ở lớp 6, 7, 8 để giao tài khoản và hướng dẫn giáo viên sử dụng tài khoản đăng nhập vào website của các tổ chức, nhà xuất bản để thực hiện nghiên cứu, góp ý các bản mẫu SGK (định dạng PDF) từ ngày 22-11 đến 5-12. Riêng đối với lớp 12, Sở vừa có công văn yêu cầu các trường THPT tổ chức cho giáo viên dự kiến dạy lớp 12 năm học 2024-2025 góp ý SGK và gửi về Sở trước ngày 10-12.

“Sở GD-ĐT cũng yêu cầu các nhà trường đưa việc tìm hiểu nội dung các bản mẫu SGK vào sinh hoạt tổ chuyên môn để chuẩn bị đề xuất lựa chọn SGK; thông báo cho tất cả giáo viên, cán bộ quản lý tìm hiểu, góp ý các bản mẫu SGK (định dạng PDF) đã được các tổ chức biên soạn SGK hoàn thiện, đưa lên mạng trước khi in và phát hành”-Phó Giám đốc Sở GD-ĐT thông tin thêm.

+ Tên các chủ điểm rất gợi mở và hấp dẫn. Nội dung gắn với đời sống thực tiễn và những giá trị văn hóa Việt Nam.

+ Các bài học tạo điều kiện cho GV vận dụng sáng tạo các phương pháp và hình thức dạy học lấy học sinh làm trung tâm, khuyến khích học sinh tích cực, chủ động sáng tạo.

+ Thiết kế kênh hình đẹp, sử dụng hình ảnh, bảng, tăng hiệu quả trình bày, tăng hứng thú cho học sinh.

+ Hình thức: Kênh hình đẹp, kênh chữ phong phú phù hợp với HS, màu sắc, hình ảnh đẹp.

+ Số lượng văn bản nhiều.

+ Bài đọc dài đối với học sinh lớp 3 tuần 11, tuần 12.

+ Câu hỏi phần bài đọc nhiều.

+ Phần luyện tập bài 18 yêu cầu cao đối với HS. Câu hỏi “ Nêu dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến.”;

+ Phần viết chữ hoa: Chưa ôn lại về quy trình viết chữ hoa đã vào viết từ và câu ứng dụng. Như vậy sẽ gây khó khăn với học sinh.

+ Phần viết sáng tạo ở một số bài khó với HS. VD Viết đoạn văn kể lại sự việc đã tham gia cùng người thân- Tuần 2; Viết đoạn văn kể lại một sự việc người thân đã làm – Tuần 3; Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người bạn- Tuần 4; Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người mà em yêu quý – Tuần 5

2 Chân trời sáng tạo + Bố cục cấu trúc rõ ràng.

+ SGK được trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đảm bảo tính thẩm mĩ, tạo được sự hứng thú cho HS.

+ Lượng kiến thức truyền thụ phù hợp với HS gắn liền với các hoạt động trong cuộc sống. Bài tập đọc kết hợp với hình ảnh minh họa phù hợp.

+ Câu hỏi đưa ra cho mỗi nội dung hoạt động lượng kiến thức phù hợp.

+ Kênh chữ và kênh hình đươc chọn lọc, có tính thẩm mỹ cao.

+ Sử dụng sơ đồ tư duy để tổng hợp kiến thức giúp học sinh dễ hiểu.

+ Màu sắc, hình ảnh đa dạng, phong phú, bao quát được nhiều lĩnh vực trong đời sống.

+ Nội dung bài đọc dài. Ví dụ Bài Hai người bạn trang 114;…

+ Kiến thức về Luyện từ và câu còn nặng với học sinh. Trong một tiết tập trung nhiều lượng kiến thức. VD: Ngay từ tuần 2 học sinh đã làm các bài tập về từ chỉ sự vật, từ chỉ đặc điểm, từ chỉ hoạt động. Nói và đặt câu có chứa 3 từ loại đó; hay Bài MRVT: Gia đình tr 120 nhiều bài tập

+ Phần viết chữ hoa: Chưa ôn lại về quy trình viết chữ hoa đã vào viết từ và câu ứng dụng. Như vậy sẽ gây khó khăn với học sinh.

+ Phần viết sáng tạo của một số bài khó với HS. VD: Viết đoạn văn ngắn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện tr 103; Tả một đồ dùng cá nhân tr 95.

+ Viết hoa chưa đúng quy định ở một số bài.VD: Bài tập đọc Phần thưởng. Câu: Em muốn chạy thật nhanh về nhà khoe với bố: Em đã trở thành đội viên. ( viết sai Em) Bài Sài Gòn của em tr 138 viết Bến Nhà Rồng (sai chữ Bến- danh từ chung)

+ Nội dung của từng phân môn chưa rõ ràng từng phần dẫn đến HS chưa nhận biết được cụ thể.

II. MÔN TOÁN 1 Kết nối tri thức với cuộc sống + Có nhiều kênh hình minh hoạ.

+ Có mục lục phần đầu sách giúp GV – HS dễ nhìn thấy nội dung bài học.

+ Thể hiện sinh động, nhiều dạng bài phong phú, đặc biệt các dạng bài này đều gắn liền với cuộc sống.

+ Có phần trò chơi.

+ Giúp HS tiếp thu được bài học.

+ GV cũng dễ lựa chọn hình thức tổ chức.

+ Kênh hình nhiều, trình bày chưa khoa học ( VD: Ở bài tập điền số vào ô trống: sách vừa sử dụng ô trống vừa sử dụng dấu hỏi chấm.

+ Lượng kiến thức trong một năm học quá nhiều chưa phù hợp với học sinh lớp 3.

+ Lượng bài trong 1 tiết của một số bài nhiều, nặng, chưa phù hợp với học sinh đại trà.

+ Trong một bài tập đưa ra nhiều yêu cầu ( VD bài tập 1 và 2 tiết luyện tập trang 60.

+ Phần hình học: HS nắm được đặc điểm của tất cả các hình, thực hành vẽ và đặc biệt là kiến thức về khối lập phương, khối hộp chữ nhật rất trừu tượng, khó với học sinh. ( VD: Bài 3 trang 66, bài 4 trang 118).

2 Chân trời sáng tạo + Có mục lục phần đầu sách giúp GV – HS dễ nhìn thấy nội dung bài học.

+ Có nhiều bài tập được thiết kế dưới dạng trò chơi tạo hứng thú, phát triển khả năng tư duy cho HS.

– Có hoạt động thực hành trải nghiệm.

– Trình bày gọn gàng, chi tiết dễ hiểu.

– Các bài tập khá đa dạng.

– Cách thiết kế sau mỗi bài học có phần liên hệ thực tế liên quan đến dữ kiện bài toán (VD: Bài 3 trang 68, bài 3 trang 58.

+ Kênh chữ nhiều.

+ Trình bày giữa kênh chữ và kênh hình chưa khoa học( VD: Ở bài tập điền số vào ô trống: sách vừa sử dụng ô trống vừa sử dụng dấu hỏi chấm và dấu 3 chấm.

+ Chưa nhiều bài tập ứng dụng thực tế. Một số khái niệm trừu tượng như: hình phẳng, hình khối, vệt, bướu,

+ Phần Thực hành trải nghiệm của một số bài khó với học sinh ( VD: Tính chu vi sân trường – Trang 49 – Tập 2),

III. MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT 1 Kết nối tri thức với cuộc sống: – Sách được biên soạn theo mô hình phát triển phẩm chất và năng lực người học; theo định hướng kết nối tri thức với cuộc sống. Giúp các em biết cách chăm sóc sức khoẻ, có kĩ năng vận động đúng đắn, hướng tới một môn thể thao ưa thích, tạo hứng khởi để học tập

– Nội dung từng bài đảm bảo đầy đủ 4 hoạt động: mở đầu, bài mới, luyện tập và vận dụng giúp HS dễ dàng học tập và thực hành.

– Hình ảnh sinh động.

– Mỗi bài đều có một trò chơi khởi động, nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh, vừa mang tính giải trí vừa giúp HS rèn luyện thể chất.

– Có dạy cho HS ý thức tự bảo vệ sức khỏe, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

– Một số kênh chữ có màu sắc không rõ, mờ).

– Không đáp ứng được việc học môn bóng rổ, điều kiện sân chơi bãi tập ở địa phương không có.

– Môn Bơi không phù hợp vì điều kiện cơ sở vật chất một số trường không đảm bảo.

2 Chân trời sáng tạo – Có mục tiêu của mỗi bài học ở phần mở đầu giúp HS kiểm tra được mức độ tiếp thu bài học

– Nội dung từng bài phân bổ kiến thức đa dạng, sinh động giúp HS dễ hiểu và thực hành.

– Hình ảnh đẹp, rõ nét, chi tiết.

– Mỗi bài đều có một trò chơi khởi động, nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh, vừa mang tính giải trí vừa giúp HS rèn luyện thể chất.

– Có dạy cho HS ý thức tự bảo vệ sức khỏe, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

– Môn thể thao tự chọn phù hợp với thực tế của các địa phương.

– Đạo cụ, nhạc nền, đồ dùng một số địa phương – trường chưa đáp ứng đủ cho công tác dạy và học. IV. MÔN MĨ THUẬT 1 Kết nối tri thức với cuộc sống: +Hình thức:

– Có sự sắp xếp hợp lí, hài hòa giữa hình và chữ

-Hình ảnh màu sắc tương đối đẹp, phù hợp với bài học.

+Cấu trúc:

-Cách sắp xếp bố cục phù hợp với bài học, làm rõ nội dung bài học.

– Với 10 chủ đề khác nhau không phân định số tiết từng chủ đề, tạo hướn mở cho Gv trong việc linh hoạt xây dựng kế hoạch dạy học.

+Nội dung:

– Nội dung sách đa dạng phong phú nhiều chủ đề mới có sự liên kết cho học sinh sử dụng các vật liệu. Có phần tham khảo để phát huy năng lực cá nhân HS.

– Nội dung chương trình mang tính mở, tạo điều kiện giúp Gv có thể chủ động, linh hoạt trong xây dựng kế hoạch dạy học..

-Một số bài có nội dung chưa phù hợp với trình độ nhận thức của HS ( Chủ đề 4: Vẻ đẹp của khối), nội dung bài học kiến thức truyền tải nặng học sinh sẽ khó tiếp cận.

– Các bài học chưa có sự liên kết mạch kiến thức với nhau.

.

2 Chân trời sáng tạo1 +Hình thức:

-Kênh hình đẹp, rõ ràng, chủ đề phong phú, phát huy đươc năng khiếu cho những HS có tố chất về môn học

+ Cấu trúc:

-Phát huy sách giáo khoa lớp 1,2 hiện hành đều có các hoạt động: khám phá – kiến thức kĩ năng – luyện tập sáng tạo – phân tích đánh giá và vận dụng phát triển

-Tên các chủ đề gần gũi và gắn liền với thực tế, giúp hs dễ tiếp cận bài học

+Nội dung:

-Hình thức tổ chức các hoạt động đa dạng có vẽ, xé dán, nặn, sử dụng vật liệu,…

-Nội dung bài học bám sát hoạt động thực tế giúp học sinh dễ tiếp cận và phát huy năng lực hơn.

-Học sinh được trải nghiệm nhiều hình thức thể hiện sản phẩm khác nhau.

-Một số hoạt động nội dung dạy học sơ sài(ví dụ hoạt động Cách pha màu thứ cấp trong bài Sắc màu của chữ nên thêm nội dung như quan sát chữ được trang trí trong thực tế,… để học sinh dễ hình thành và tiếp thu kiến thức.

-Yêu cầu thực hiện học sinh luyện tập trong một số bài chưa phù hợp, trong 1 thời gian ngắn học sinh khó có thể thực hiện được (Ví dụ bài Mô hình nhà cao tầng, nên thay hình thức tạo hình 3D thành 2D sử dụng giấy màu xé dán…)

3 Chân trời sáng tạo 2 +Hình thức:

-Hình ảnh sắc nét rõ ràng, chủ đề phong phú đa dạng.

+ Cấu trúc:

– 8 chủ đề và 16 bài với các hoạt động: Quan sát nhận thức, Luyện tập và sáng tạo,Phân tích và đánh giá,Vận dụng.

+Nội dung:

-Hình thức tổ chức các hoạt động đa dạng có vẽ, xé dán, nặn, giấy, sử dụng vật liệu,…

– Các chủ đề trong sách giáo khoa chưa có sự liên kết kiến thức với nhau, bị tách dời.

– Cách sử dụng tranh minh họa ở một số bài chưa phù hợp (ví dụ bài Gia đình em sử dụng tranh họa sĩ với hình ảnh và màu sắc ko rõ ràng sẽ khiến học sinh khó cảm nhận và tiếp thu được ý nghĩa của tác phẩm…)

-Một số chủ đề nên gộp lại thành một chủ đề như (Chủ đề những con vật ngộ nghĩnh và chủ đề Thiên nhiên như vậy sẽ tạo được mạch kiến thức các bài có liên kết với nhau.

-Phần luyện tập và thực hành một số bài yêu cầu chưa phù hợp, cao so với học sinh lớp 3.

  1. MÔN HĐTN 1 Kết nối tri thức với cuộc sống: *Ưu điểm:

– Phù hợp với hợp với đặc thù của HS địa phương

– Các hoạt động trải nghiệm trong sách được sắp xếp theo một trật tự logic từ dễ đến khó và tạo cơ hội cho học sinh sử dụng các giác quan để trải nghiệm, thu thập thông tin.

– Bố cụ từng phần trong bài dạy chi tiết cụ thể.

– PTNL: NL tư duy, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tự chủ và tự học, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức …

– Tranh ảnh rõ ràng, màu sắc đẹp.

– Chú trọng việc kết nối gia đình, nhà trường và xã hội.

– Tạo động lực để HS hào hứng tham gia hoạt động.

– Khuyến khích sự chủ động, sáng tạo, linh hoạt của GV.

– Đảm bảo tính tích hợp, tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao.

– Các hình thức hoạt động, phương thức và phương pháp tổ chức hoạt động đa dạng.

– Phần kết nối giữa PH và HS còn hạn chế.

.

Chân trời sáng tạo *Ưu điểm:

– Chủ đề, mục tiêu rõ ràng.

– Bố cục từng phần trong bài dạy chi tiết cụ thể.

– Nội dung các bài học được khai thác lô gic. HS được thực hành trải nghiệm, chia sẻ cảm xúc, bày tỏ ý kiến của mình, được vận dụng các kĩ năng, kinh nghiệm học được vào cuộc sống và dùng những kinh nghiệm của bản thân vào xử lí tình huống trong bài học …..

– PTNL: NL tư duy, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tự chủ và tự học, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức; Bước đầu hình thành NL định hướng nghề nghiệp, NL tài chính …

– Các hoạt động được thực hiện theo lô gô bài học, dễ hiểu, dễ thực hiện

– Có nhiều tranh ảnh được bố cục hài hòa, khá phù hợp.

– Nhiều hoạt động của HS (nhiệm vụ học tập) gắn với gia đình, bạn bè, người thân, góp phần tạo sự gắn kết giữa HS và cộng đồng, bồi dưỡng tình yêu thương, gắn bó giữa HS với gia đình, cộng đồng.

– Đảm bảo tính tích hợp, tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao.

– Đảm bảo tính kế thừa.

– Các hình thức hoạt động, phương thức và phương pháp tổ chức hoạt động đa dạng.

VI. MÔN CÔNG NGHỆ 1 Kết nối tri thức với cuộc sống + Hình thức:

– Kênh hình đẹp, rõ ràng, từng chủ đề chủ đề phong phú, phát huy đươc năng khiếu cho những HS có tố chất về môn học. Hình ảnh trực quan, sinh động gần gũi với HS

ì+ Cấu trúc:

– Khởi động

– Khám phá

– Luyện tập, thực hành

– Vận dụng.

– Ghi nhớ.

– Ý tưởng sáng tạo

– Thông tin cho em

* Cách sắp xếp hình ảnh, nội dung có khoa học, rõ ràng, có trình tự, giúp học sinh dễ hiểu nội dung bài học. úp HS hình thành

– Nội dung bài học tương đối dài. VII. MÔN TIN HỌC 1 Kết nối tri thức với cuộc sống + Hình thức:

  • Kênh hình đẹp, rõ ràng, từng chủ đề chủ đề phong phú, phát huy đươc năng khiếu cho những HS có tố chất về môn học. Hình ảnh trực quan

ình thức:

– C+ Cấu trúc:

– Khởi động.

– Nội dung bài học

– Luyện tập.

– Vận dụng.

* Cách sắp xếp hình ảnh, nội dung có khoa học, rõ ràng, có trình tự, giúp học sinh dễ hiểu nội dung bài học. trng, giú

– Chủ đề F giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính : Nội dung hơi trừu tượng đối với nhận thức của HS 2 Chân trời sáng tạo + Hình thức:

  • Kênh hình đẹp, rõ ràng, từng chủ đề chủ đề phong phú, phát huy đươc năng khiếu cho những HS có tố chất về môn học. Hình ảnh trực quan

+ Cấu trúc:

– Mục tiêu

– Khởi động

– Khám phá

– Luyện tập

– Thực hành

– Vận dụng

– Em có biết

* Cách sắp xếp hình ảnh, nội dung có khoa học, rõ ràng, có trình tự, giúp học sinh dễ hiểu nội dung bài học.lu nối kiến thức mĩ huật với c

– Chủ đề F giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính : Nội dung hơi trừu tượng đối với nhận thức của HS VIII. MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI 1 Kết nối tri thức với cuộc sống + Hình thức:

– SGK được trình bày hấp dẫn, kênh hình sinh động, có tính thẩm mĩ, tất cả đều có màu sắc tươi vui, làm tăng tính hấp dẫn cho HS ngay khi các em mở những trang sách đầu tiên.