Bài tập án phí mới nhất theo nghị quyết 326

Ngày 21/12/2016, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017 thay thế cho Pháp lệnh về án phí, lệ phí Tòa án năm 2009.

Theo đó, Nghị quyết quy định về mức thu án phí, lệ phí Tòa án, tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án; nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án; nghĩa vụ chịu án phí, lệ phí Tòa án; trường hợp không phải nộp, không phải chịu, miễn, giảm án phí, lệ phí Tòa án; xét miễn, giảm, thời hạn nộp, chế độ thu, nộp, quản lý, xử lý tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án; giải quyết khiếu nại về án phí, lệ phí Tòa án; kiểm sát việc thu, nộp, miễn, giảm và giải quyết khiếu nại về án phí, lệ phí Tòa án; áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến án phí và lệ phí Tòa án.

Đối với những vụ việc đã được Tòa án thụ lý để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm hoặc theo thủ tục phúc thẩm trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 nhưng sau ngày 01 tháng 01 năm 2017 Tòa án mới giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm thì các quyết định về án phí, lệ phí Tòa án được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009; trường hợp theo quy định của Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009 mà đương sự, người bị kết án phải chịu án phí, lệ phí Tòa án nhưng theo quy định của Nghị quyết này thì đương sự, người bị kết án không phải chịu hoặc được miễn, giảm án phí, lệ phí Tòa án thì áp dụng quy định của Nghị quyết này.

Đối với những bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 thì không áp dụng quy định của Nghị quyết này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, trừ trường hợp có căn cứ kháng nghị khác.

Nghị quyết quy định tăng mức thu đối với án phí dân sự, hành chính sơ thẩm, phúc thẩm; riêng án phí hình sự sơ thẩm, phúc thẩm không tăng; lệ phí thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam, giảm từ 5 triệu đồng xuống 1 triệu đồng/hồ sơ.

Bổ sung đối tượng không phải nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án (khoản 1 Điều 11 Nghị quyết) là: Ngân hàng chính sách xã hội khởi kiện vụ án hoặc kháng cáo bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án để thu hồi nợ vay trong trường hợp Ngân hàng chính sách xã hội cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; người bào chữa của bị cáo là người dưới 18 tuổi hoặc là người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

Bổ sung các án phí, lệ phí sau: Án phí hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động theo thủ tục rút gọn bằng 50% mức án phí quy định; lệ phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài; lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Chi phí tố tụng là một chế định truyền thống trong tố tụng dân sự, được hiểu là các chi phí mà người nộp đơn khởi kiện, nguyên đơn, bị đơn, người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan phải nộp để Tòa án giải quyết các yêu cầu của họ trong vụ án, vụ việc dân sự. Trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015, chi phí tố tụng được chia thành hai nhóm gồm “Án phí, lệ phí” quy định tại mục 1 và “Các chi phí tố tụng khác” quy định tại mục 2 Chương IX. Về cơ bản, pháp luật tố tụng dân sự quy định về nghĩa vụ tạm ứng chi phí, chịu chi phí; xử lý tiền tạm ứng chi phí tố tụng khá chi tiết đầy đủ. Đặc biệt các quy định về án phí, lệ phí còn được hướng dẫn cụ thể trong Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/20216 về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án và không gặp nhiều vướng mắc khi thực hiện trong thực tế. Tuy nhiên, đối với chi phí tố tụng khác, được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 tại các Điều 151 đến Điều 169 bao gồm: Chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài, chi phí ủy thác tư pháp trong nước; chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ; chi phí giám định; chi phí định giá tài sản; chi phí người làm chứng; chi phí cho người phiên dịch, luật sư cùng với quy định cụ thể về áp dụng chi phí tố tụng, hiện còn có những vướng mắc về quy định cũng như thực tiễn. Trong phạm vi bài viết này, tác giả mong muốn được trao đổi về vấn đề xác định chi phí định giá tài sản gắn với một vụ án thừa kế, chia tài sản chung cụ thể, qua đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định này.

Về nội dung vụ án: Nguyên đơn cụ Đ.T.L –là mẹ của ông M.T.T – bị đơn. Năm 2007, gia đình có 03 người gồm cụ L., ông T. và cụ bà N.T.H. là mẹ đẻ cụ L. được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đối với nhà ở 01 tầngtrên diện tích đất 45.6m2 tại địa chỉ số 01 lô A6 tập thể An Đà. Đến năm 2008, cụ L. đã mua thêm nhà đất tại số 2 lô A6 An Đà của ông P.C.C. và bà Ng. T. T.H. với diện tích nhà là 22.9m2 và diện tích đất là 40.3m2. Sau đó, cụ L. đã đập bỏ 02 căn nhà cũ và xây 01 căn nhà một tầng mới trên diện tích chung khoảng 85m2. Việc mua thêm đất và xây nhà mới cụ L. có thông báo cho ông T. biết và đồng ý nhưng toàn bộ chi phí do cụ L. tự vay mượn thực hiện.

Năm 2011, cụ bà H. chết không để lại di chúc. Đếnnay, do tuổi cao sức yếu, sống đơn thân, cụ L. đề nghị chia di sản thừa kế của cụ H. và chia tài sản chung là quyền sử dụng đất tại số 1 lô A6 An Đà với diện tích là 45.6m2. Do cụ L. là người thừa kế duy nhất của cụ bà H. nên cụ L. đề nghị được nhận 1/3 diện tích trên là di sản thừa kế của cụ bà H. trong khối tài sảnchung vànhận thêm 1/3 của chính cụ L. trong phần tài sản chung. Tổng cộng là 2/3 tương đương diện tích 30.4m2. Còn diện tích 1/3 là phần chia trong khối tài sản chung của ông T. tương đương diện tích 15.2m2 cụ L. đề nghị được nhận phần chia bằng hiện vật và sẽ thanh toán tiền cho phần chia của ông T. Ông T. bị đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan bà P.T.T.H – vợ ông T. không có ý kiến gì về cách phân chia như trình bày của cụ L. nhưng ông bà không đồng ý nhận phần chia bằng tiền mà muốn nhận bằng hiện vậtlà phần diện tích 15. 2m2.

Quá trình giải quyết vụ án, ngày 15/7/2022, Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền đã tiến hành xem xét thẩm định tại chỗ đối với đất và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ số 1 lô A6 An Đà, Đằng Giang, Ngô Quyền, Hải Phòng, xác định thửa đất tại địa chỉ trên gồm 02 phần, phần bên ngoài giáp với đường Đông Khê có diện tích 45.6m2, tại thửa số 01 lô 6A An Đà là tài sản chung của cụ bà H., cụ L. và ông T. Phần bên trong là diện tích 40m2, có nguồn gốc lànhà đất tại thửa số02 lô A6 An Đà được cụ L. mua thêm của ông C. bà H. năm 2008. Trên cả hai phần diện tích này, cụ L. đã phá bỏ nhà cũ, xây dựng 01 nhà một tầng có diện tích khoảng 85m2, kích thước chiều dài khoảng 13,1m, chiều rộng khoảng 6,5m.

Ngày 26/7/2022, Tòa án đã ra Quyết định định giá tài sản và thành lập hội đồng định giá tài sản đối với tài sản đã được xem xét thẩm định.

Theo biên bản định giá tài sản, kết luận định giá của Hội đồng định giá UBND quận Ngô Quyền thì giá trị quyền sử dụng đất diện tích 45. 6m2 tại số 1 lô A6 tập thể An Đà, Đằng Giang, Ngô Quyền, Hải Phòng là 4.788.000.000 đồng, giá trị quyền sử dụng đất diện tích 40.3m2 tại số 2 lô A6 tập thể An Đà, Đằng Giang, Ngô Quyền, Hải Phòng là 1.531.400.000 đồng, giá trị công trình nhà ở diện tích 85,15m2 xây dựng trên 02 thửa đất là 170.870.000 đồng. Tổng giá trị tài sản định giá 6.490.270.000 đồng.

Chi phí định giá là 10.000.000 đồng do cụ L. là người có yêu cầu định giá nộp theo phiếu thu ngày 05/8/2022.

Trong vụ án này, nhận thấy, yêu cầu khởi kiện của cụ L. là chia thừa kế và chia tài sản chung đối với quyền sử dụng đất 45.6m2 tại số 1 lô A6 An Đà, Đằng Giang, Ngô Quyền, Hải Phòng. Còn đối với diện tích đất mua thêm và nhà mới xây dựng các đương sự không có ý kiến và không yêu cầu giải quyết. Tuy nhiên, sau khi tiến hành xem xét thẩm định tại chỗ về hiện trạng đất và tài sản gắn liền với đất tại số 1 lô A6 An Đà, do yêu cầu giải quyết vụ án, Thẩm phán đã ra quyết định định giá đối với toàn bộ khối tài sản là quyền sử dụng đất tại 02 thửa đất số 01 và 02 lô A6 An Đà cũng như công trình nhà ở xây dựng trên 02 thửa đất nói trên. Do đó, chi phí định giá 10.000.000 đồng mà cụ L. đã nộp là chi phí định giá cho toàn bộ khối tài sản (gồm 3 tài sản), chứ không chỉ riêng đối với tài sản tranh chấp. Quá trình giải quyết vụ án, đường lối xử lý về cơ bản là thống nhất chia cho cụ L. được hưởng 2/3 giá trị tài sản tranh chấp, còn ông T. được hưởng 1/3. Tuy nhiên, về xác định chi phí định giá mà mỗi đương sự phải chịu thì còn các quan điểm khác nhau.

Mặc dù quy định tại khoản 2 Điều 165 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã xác định rõ:

“Điều 165. Nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản, thẩm định giá

Trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản, thẩm định giá được xác định như sau:

2. Trường hợp yêu cầu Tòa án chia tài sản chung thì mỗi người được chia tài sản phải chịu phần chi phí định giá tài sản tương ứng với tỷ lệ giá trị phần tài sản mà họ được chia.”

Tuy nhiên, do phát sinh chi phí định giá đối với tài sản mà các bên đương sự không yêu cầu định giá, Hội đồng định giá không thể tách được phần chi phí định giá của từng tài sản trong cả khối tài sản nêu trên nên đã đặt ra “bài toán” cho những người tiến hành tố tụng về cách tính chi phí định giá với 03 quan điểm như sau:

Quan điểm thứ nhất: Mặc dù các đương sự không có tranh chấp về toàn bộ khối tài sản được định giá nhưng do yêu cầu giải quyết vụ án, cần thiết phải định giá cả khối tài sản nên các đương sự vẫn phải chịu chi phí định giá theo tỷ lệ tài sản mà mỗi người được nhận. Cụ thể: Do cụ L. được nhận 2/3 giá trị tài sản nên cụ L. phải chịu 2/3 chi phí định giá là: 2/3 x 10.000.000 đồng = 6.667.000 đồng. Ông T. được nhận 1/3 giá trị tài sản nên phải chịu 1/3 chi phí định giá là 1/3 x 10.000.000 đồng = 3.333.000 đồng.

Quan điểm thứ hai: Căn cứ vào giá trị tài sản mà mỗi người được nhận để tính chi phí định giá, cụ thể: ông T. được nhận tài sản là 1/3 giá trị quyền sử dụng đất tại số 1 lô 6A An Đà, trị giá: 1/3 x 4.788.000.000 đồng \= 1.596.000.000 đồng, so với tổng giá trị khối tài sản được định giá là 6.490.000.000 đồng với chi phí là 10.000.000 đồng, thì ông T. phải chịu chi phí là (1.596.000.000 đ : 6.490.000.000 đ) x 10.000.000 đồng = 2.459.000 đồng, còn cụ L. do được nhận phần tài sản còn lại trong khối tài sản được định giá nên cụ L. phải chịu chi phí định giá tương ứng là: 10.000.000 đ – 2.459.000 đ = 7.541.000 đồng.

Quan điểm thứ ba: Mặc dù hội đồng định giá không tách được chi phí định giá nhưng đã tách được giá trị của từng phần tài sản, do đó, có thể tính chi phí định giá của từng tài sản dựa trên tỷ lệ giá trị trong khối tài sản chung. Trên cơ sở đó, tính chi phí định giá của từng người đối với phần tài sản được chia. Cụ thể: Giá trị tài sản tranh chấp là 4.788.000.000 đồng, chiếm tỷ lệ 73,77% so với tổng giá trị tài sản, do đó, chi phí định giá tương ứng sẽ là 73,77% x 10.000.000 đồng = 7.377.000 đồng. Do cụ L. nhận 2/3 giá trị tài sản tranh chấp nên phải nộp chi phí định giá là: 2/3 x 7.377.000 đ = 4.918.000 đồng, ông T. được chia 1/3 nên phải chịu chi phí định giá là: 1/3 x 7.377.000 đ = 2.459.000 đồng.

Xét thấy, cả hai quan điểm thứ nhất và thứ hai mặc dù đều có phần có căn cứ, tuy nhiên, vẫn chưa hoàn toàn thuyết phục. Với quan điểm thứ nhất, các đương sự, đặc biệt là bị đơn ông T. đã phải chịu chi phí định giá với cả phần tài sản không tranh chấp và không được chia, gây ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Còn với quan điểm thứ hai, quyền và lợi ích của đương sự được đảm bảo hơn so với phương án một, tuy nhiên, nếu căn cứ vào quy định của điều luật thì cũng có phần không bám sát câu chữ. Bởi lẽ theo phán quyết của Tòa án thì cụ L. cũng không được Tòa án “chia” tài sản là quyền sử dụng đất tại số 02 lô A6 An Đà và nhà ở xây dựng trên 2 thửa đất trên mà đây là tài sản cụ tự tạo lập nên không cần và không yêu cầu “chia” trong vụ án này.

Đối với quan điểm thứ ba, mặc dù quyền lợi của đương sự được đảm bảo, bám sát quy định của pháp luật, tuy nhiên, phần chi phí định giá còn lại sẽ xử lý ra sao? Trường hợp đương sự như cụ L. đã nộp toàn bộ chi phí định giá thì ai là người hoàn trả phần chi phí chênh lệch cho cụ? Đối với trường hợp nếu đương sự đã nộp tạm ứng chi phí tố tụng nhưng sau khi định giá thấy chi phí không đủ, cần nộp thêm nhưng đương sự không đồng ý nộp thêm (do họ cho rằng phần chi phí phát sinh liên quan đến phần tài sản không tranh chấp, họ không có yêu cầu giải quyết thì không có nghĩa vụ nộp tạm ứng, chịu án phí v.v...). Như vậy, trong trường hợp này sẽ giải quyết ra sao?

Do đó, từ vụ án thực tế trên, tác giả nhận thấy cần có quy định cụ thể hơn đối với các vụ án Tòa án cần định giá cả khối tài sản chung và từng phần trong khối tài sản đó có liên quan đến tài sản tranh chấp, theo hướng:

Thứ nhất, cần quy định trách nhiệm xác định chi phí tố tụng của cơ quan định giá đối với từng phần tài sản được trưng cầu, nói cách khác cơ quan định giá cần nêu rõ chi phí định giá đối với mỗi tài sản tranh chấp là bao nhiêu để làm căn cứ cho Tòa án xác định chi phí mà các đương sự phải chịu.

Thứ hai, cần quy định trong trường hợp cần thiết, mặc dù các đương sự không yêu cầu nhưng để giải quyết vụ án được toàn diện, khách quan, Tòa án có quyền yêu cầu định giá với các phần tài sản có liên quan, yêu cầu cơ quan định giá tách chi phí định giá đối với từng tài sản. Kết quả giải quyết, nếu các đương sự không yêu cầu và cũng không được chia phần tài sản Tòa đã yêu cầu định giá thêm thì Tòa án sẽ chịu chi phí định giá đối với phần tài sản đó.

Việc xác định nghĩa vụ nộp tạm ứng chi phí định giá trong các vụ án loại này cũng tương tự như trên. Mở rộng hơn, việc xác định nghĩa vụ nộp tạm ứng, nghĩa vụ chịu các loại chi phí tố tụng khác được liệt kê trong mục 2 chương IX Bộ luật tố tụng dân sự cũng tuân theo nguyên tắc này sẽ đảm bảo tính toàn diện, cũng như quyền và lợi ích của đương sự.

Ngoài ra, việc xử lý chi phí định giá không chỉ là bài toán đối với những người cầm cân nảy mực, mà trong một số trường hợp, đây cũng là “thử thách” đối với chính những đương sự trong vụ án. Như đã khái quát ở trên, chi phí tố tụng là chỉ số tiền đương sự, người tham gia tố tụng nộp cho nhà nước để phục vụ việc giải quyết vụ án và nếu đương sự không nộp chi phí tố tụng này thì gần như chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án. Qua thực tế cho thấy, chi phí tố tụng khác như chi phí định giá, thẩm định, giám định đôi khi không phải là một con số khiêm tốn và không phải đương sự nào cũng có khả năng đáp ứng được. Như vậy, đương sự đứng trước câu hỏi nên hay không nên tiếp tục theo đuổi quá trình tố tụng hay từ bỏ việc bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

Từ góc nhìn trên, kết hợp với chính thực tiễn giải quyết vụ án cụ thể này, tác giả nhận thấy một vấn đề cần thiết được bổ sung hướng dẫn chi tiết hơn về chi phí tố tụng khác. Đó là việc cụ L. nguyên đơn trong vụ án là người cao tuổi, được miễn nộp tạm ứng án phí và án phí dân sự, tuy nhiên, vẫn phải chịu chi phí định giá tài sản. Trong vụ án này, bản thân cụ L. là người già neo đơn, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, mặc dù cụ có yêu cầu định giá tài sản và yêu cầu giải quyết vụ án cũng buộc phải đặt ra vấn đề xem xét thẩm định tại chỗ, định giá tài sản, nhưng cụ không có khả năng nộp tiền tạm ứng các chi phí này, vụ án đứng trước nguy cơ phải đình chỉ với lý do “…Nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và các chi phí tố tụng khác” (quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 217 BLTTDS 2015) và hậu quả pháp lý sẽ rất bất lợi đối với cụ L. do không có quyền khởi kiện lại nếu vụ án bị đình chỉ. Mặc dù sau đó cụ L. đã nộp được chi phí định giá tài sản nhờ sự ủng hộ giúp đỡ của bạn bè, nhà chùa, nhưng thực tế sẽ có nhiều vụ án, nhiều đương sự không được “may mắn” như cụ L.

Qua nghiên cứu các quy định tại chương IX BLTTDS 2019 nhận thấy, hiện chưa có quy định về miễn giảm tiền tạm ứng, miễn giảm chi phí tố tụng khác, là các chi phí không phải là lệ phí, án phí Tòa án quy định tại mục 2, chương IX BLTTDS 2015. Như vậy, việc có hay không có khả năng nộp tạm ứng chi phí tố tụng đã tạo thành rào cản đối với các đương sự muốn thực hiện các biện pháp để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, dẫn đến hậu quả nhiều vụ án phải đình chỉ, suy rộng hơn chính là hạn chế khả năng tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những đối tượng yếu thế trong xã hội như người già, hộ nghèo, gia đình có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ, đồng bào dân tộc thiểu số v.v…

Cũng qua nghiên cứu các quy định tương ứng về thu nộp án phí, lệ phí Tòa án, nhận thấy, Điều 12, Điều 13 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/20216 về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án quy định cụ thể các trường hợp được miễn, giảm tiền tạm ứng án phí, lệ phí, miễn án phí, lệ phí Tòa án và qua áp dụng nhận thấy các quy định này rất phù hợp với thực tiễn và thể hiện tính nhân văn của Nhà nước. Điều 14 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 cũng quy định cụ thể, chi tiết thủ tục, hồ sơ đề nghị miễn giảm lệ phí, án phí, tạm ứng lệ phí, án phí. Do đó, tác giả cho rằng cần nghiên cứu và bổ sung quy định về miễn giảm chi phí tố tụng khác theo hướng quy định của các Điều 12, 13, 14 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, vừa đảm bảo tính cân xứng giữa các chế định pháp luật, vừa tạo cơ chế tích cực thuận lợi để khuyến khích người dân giải quyết các tranh chấp thông qua con đường pháp lý.

Qua một vụ án cụ thể đã được thụ lý giải quyết tại đơn vị, tác giả nhận thấy một số quy định liên quan đến chi phí tố tụng khác trong dân sự cần được mổ xẻ, phân tích thêm. Do đó, tác giả mạnh dạn trình bày quan điểm, góc nhìn của bản thân, kiến nghị hoàn thiện các quy định về nội dung này. Rất mong nhận được sự trao đổi, góp ý của các đồng chí, đồng nghiệp.