Giáo hội công nhận đức mẹ khóc như thế nào năm 2024

Rất cần thiết có một lát cắt sâu về mặt xã hội mà bấy lâu ít được mổ xẻ; tin đồn tượng Đức Mẹ khóc chảy máu mắt là một nguyên nhân - chính yếu, gây sức ép với chính quyền trong những ngày giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến Giáo xứ Thái Hà, khiến biết bao giáo dân nhẹ dạ cả tin từ các giáo phận phía Bắc (trong đó có cả những anh chị em ruột của chúng tôi), bỏ nhà bỏ cửa, bỏ lao động sản xuất… kể cả bỏ bê con cái, đổ về chiêm bái, ngưỡng vọng… một cách mê hoặc.

Chúng tôi chưa vội kết luận: Ai là "tác giả và đạo diễn" trong màn kịch này, nhưng rõ ràng những vị chủ chăn, những vị có trách nhiệm hay đứng đầu Giáo hội địa phương đã không lên tiếng trước sự việc này, để mặc rơi vào "thinh không" khiến một bộ phận giáo dân "sống đạo" theo tin đồn, thật nguy hiểm!

Giáo hội công nhận đức mẹ khóc như thế nào năm 2024

Đồng bào các dân tộc và các tôn giáo sát cánh bên nhau trong Đại hội Đại Đoàn Kết các dân tộc Tây Nguyên.

Để rộng đường dư luận, dưới đây chúng ta cùng tham khảo, tóm tắt, quan điểm - chân chính - của linh mục Thiện Cẩm nói về những hiện tượng tin đồn Đức mẹ khóc… ở một số địa phương với nhan đề "Đức Mẹ ở đâu và làm gì?" vừa đăng trên nguyệt san Công giáo và Dân tộc, số ra tháng 10/2008; và đặc biệt là lá thư lên tiếng đúng lúc (4/11/2005) của Hồng y Phạm Minh Mẫn, đấng bản quyền giáo tỉnh miền Nam về một vụ việc tương tự, đã phát huy tác dụng.

LM.Thiên Cẩm: "Một đức tin đòi hỏi ý thức và tri thức"

Thi hào R.Tagore, trong bài thơ số 67 của tập Gitanjali viết rằng:

"Con như cánh hạc bay

Vào không gian vô hạn,

Lên tận cõi thinh không

Nơi Chúa ngự huy hoàng

Nơi con về an nghỉ

sẽ chẳng có ngày đêm,

không hình thù, màu sắc và lời nói chẳng cần".

Thế giới thần linh vô hình, vô sắc, nơi Chúa, Đức Mẹ cùng các thánh cùng những người đã qua đời, không phải sâu xa, mà có lẽ vẫn đâu đây quanh chúng ta, ngay bên cạnh chúng ta, đến nỗi nếu có duyên may, chúng ta có thể cảm nhận được sự hiện diện ấy. Phải chăng đó cũng là điều mà những người thuộc các tôn giáo khác, chẳng hạn như người Phật giáo cảm nhận được. Vì thế thi hào Nguyễn Du mới đặt vào miệng Thúy Kiều mấy vần thơ:

"Mai sau, dù có bao giờ,

Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.

Trông ra ngọn cỏ lá cây,

Thấy hiu hiu gió, thì hay chị về.

Hồn còn mang nặng lời thề…" (Truyện Kiều, câu 741 - 745)

Đối với người Á châu nói chung và người Việt Nam nói riêng, thế giới thần linh không đâu xa, và giữa người sống và kẻ chết không có khoảng cách nào phân ly và như chúng ta hiện chứng kiến, ngay cả những người gọi là vô thần cũng vẫn xử sự với người chết như họ vẫn sống, như lời dạy của Khổng Tử, người chủ trương "sự tử như sự sinh", và nói rằng: "Đạo bất viễn nhân", nghĩa là đạo không xa con người.

Vì thế mà đối với người Việt Nam chúng ta, đạo ông bà không cần đến đền thờ hay nghi thức lễ bái rườm rà phức tạp, mà chỉ cần một bàn thờ nho nhỏ, hoặc nếu không có cũng được, mà chỉ cần một nén nhang, một ít hoa quả, thậm chí nếu chẳng có gì thì người sống vẫn gặp được người chết trong "tâm" là được, vì "đạo tại tâm", như người ta vẫn nói. Đức Giêsu cũng dạy rằng: "Thiên Chúa là thần khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật".

Vậy nếu Thiên Chúa là thần khí, và vì thế Người có thể hiện diện giữa chúng ta, mọi lúc, khiến chúng ta có thể gặp gỡ, thờ phượng, yêu mến và cầu xin Người bất cứ giờ nào và nơi đâu cũng được, chứ không phải là ở nhà thờ, và những giờ kinh lễ, thì đối với Đức Mẹ cũng thế.

Thật vậy, Đức Mẹ không chỉ ở Lộ Đức hay Fatima hoặc ở một địa danh nào đặc biệt, mà ngay bên cạnh chúng ta, trong gia đình, hoặc trên đường đời chúng ta đang đi. Nhà văn Hy Lạp cận đại Kazănzaki, trong một cuốn tiểu thuyết kể chuyện một tu sĩ suốt đời dành dụm để có đủ tiền đi hành hương Đền Thánh.

Một hôm ông lên đường hướng về xứ Paléttin. Nhưng vừa ra khỏi cổng tu viện, ông gặp một người ăn xin, thế là ông tự nhủ: Ta đã gặp Đức Giêsu rồi, và Đức Giêsu ở đâu, nơi đó là đất thánh, ta còn phải đi đâu nữa. Nghĩ thế, ông bèn đưa hết số tiền dành dụm cho người ăn xin. Thầy dòng đó đích thực là môn đệ chân chính của Đức Giêsu, bởi vì đã nhận ra Người trong thân phận những kẻ nghèo khó.

Còn chúng ta, vẫn còn nhiều người nghĩ rằng muốn gặp gỡ và cầu nguyện với Đức Mẹ, thì cần phải đến những thánh địa như Lộ Đức, Fatima, hay ít ra cũng phải là La Vang, Trà Kiệu, Bãi Dâu, Bình Triệu hay Tà Pao... Đúng là... Bụt nhà không thiêng! Nếu Chúa hay Đức Mẹ chỉ ở những nơi được gọi là thánh địa, hoặc ở trong các đền thờ, nhà thờ hay nhà nguyện, thì những kẻ bần cùng hèn mọn, khố rách áo ôm, làm sao đến gần được, hay những kẻ ốm đau, liệt giường liệt chiếu có thể đến tận nơi mà đọc kinh cầu khẩn?

Có lần Người kể chuyện rằng một con dâu bổn đạo mới, sau khi ra La Vang khấn Đức Mẹ, khi về nhà nhớ ra mình đã quên xin Đức Mẹ một điều, mới hỏi mẹ chồng: "Mẹ ơi, con phải ra La Vang khấn tiếp không?". Bà mẹ trả lời: "Con khấn với Đức Mẹ ở đây cũng được". Con dâu hỏi mẹ: "Vậy thì trong các Đức Mẹ, Đức Mẹ nào đẻ ra Chúa Giêsu?".

Đức Mẹ được xưng hô bằng nhiều danh hiệu khác nhau, nhưng thực ra chỉ có Đức Mẹ, cũng như một người nào đó có thể có nhiều danh xưng, như bác sĩ, chủ tịch hay ông tướng, bà giám đốc, v.v... nhưng thật ra cũng chỉ là một người. Đức Mẹ cũng được gọi bằng nhiều danh hiệu, nhưng cuối cùng thì vẫn chỉ có một Đức Mẹ Maria, là Mẹ Chúa Giêsu...

Vậy thì tại sao Đức Mẹ lại hiện ra ở Lộ Đức hay Fatima? Hay tại sao Đức Mẹ lại khóc ở Việt Nam nhiều lần như vậy? Hết ở ĐaKao rồi lại đến Chí Hòa, rồi đến Công xã Paris, nhà thờ Đức Bà Sài Gòn và mới đây lại ở Bạch Lâm gì đó!

Chuyện Lộ Đức hay Fatima, tôi không dám bàn tới, tuy rằng ngay cả cuộc hiện ra tại hai nơi đó đã được Giáo hội mặc nhiên công nhận là có thật, nhưng vẫn không buộc chúng ta phải tin. Còn những chuyện Đức Mẹ có ở Việt Nam, tôi nghĩ chúng ta không nên vội vàng coi đó như là những "sự lạ", để đổ xô đến đó lễ bái, cầu xin, thậm chí vặt cỏ, uống nước sông nước suối tại chỗ (...). Mà nếu vì vậy, thì tại sao Đức Mẹ không khóc ở những nước khác, đầy rẫy những hiện tượng tiêu cực?

Thật vậy, sao Đức Mẹ không khóc ở các nước phương Tây, nơi mà người ta bỏ đạo mỗi ngày một nhiều và đặc biệt là đang hoành hành nạn dịch "pê-đê", nghĩa là đồng tính luyến ái, cái tội mà nói Chúa đã phạt dân Xôđôma tới mức tiêu hủy cả thành? Vậy mà nay còn hơn thế nữa, ở Mỹ nhiều giáo phận điêu đứng vì phải bỏ tiền ra nộp phạt cho các đấng thầy cả xâm phạm tình dục trẻ em, nhất là các cậu giúp lễ! Tội ấy làm cho Chúa và Đức Mẹ phải đau khổ lắm chứ? Và đó mới là những mũi gai nhọn đâm sâu vào Trái tim Vô nhiễm nguyên tội của Đức Mẹ, vậy mà chẳng thấy Người hiện ra khóc lóc ở Missouri lần nào?

Vả lại Đức Mẹ vốn đâu có phải là người bi quan, mau nước mắt, không biết làm việc gì khác ngoài việc khóc lóc sụt sùi! Xưa trên đồi Gôngotha, Đức Mẹ đứng vững vàng dưới chân Thập giá Chúa, chứ đâu có ngất xỉu hay ngồi vật vờ mà khóc! Một người mẹ chỉ biết khóc, thì làm sao có thể nâng đỡ ủi an và củng cố lòng tin của con cái?

Thế nên chúng ta đọc trong Kinh Lạy Nữ Vương rằng Đức Mẹ làm cho chúng ta được sống, được vui, được cậy. Và cũng chính vì thế mà chúng ta, con cháu Eva, mới chạy đến than thở kêu van. Nếu Đức Mẹ chỉ biết khóc, thì chúng ta có lẽ chẳng nên làm gì khác ngoài việc ôm lấy người mà rên rỉ kêu than, chứ biết tìm ra đâu được lẽ sống và hy vọng?

Tôn giáo không loại trừ những cảm xúc tự nhiên của con người, nhưng tôn giáo trước hết là chuyện của đức tin, một đức tin đòi hỏi ý thức và tri thức. Đức Mẹ trong ngày Truyền Tin, cũng đã đòi hỏi sứ thần giải thích rõ sự việc rồi mới thưa Filat, xin vâng. Nhiều người trong chúng ta thì trái lại, không cần chờ đợi, thậm chí còn từ chối những lời giải thích nghiêm túc, có cơ sở tín lý và khoa học, để khẳng định những hiện tượng tự nhiên mà họ cho là phép lạ (...). Theo linh mục Thiện Cẩm (đăng trên nguyệt san Công giáo và Dân tộc, số ra tháng 10-2008).

Hồng y Phạm Minh Mẫn: "... Chưa phải bằng chứng khách quan để có thể khẳng định được tượng Đức Mẹ đã khóc":

Cũng cần phải nhắc lại, đây là sự việc đã từng xảy ra tại TP Hồ Chí Minh cách đây 3 năm về một hiện tượng "tượng Đức Mẹ khóc"; tuy nhiên, ngay lập tức người có trách nhiệm đã sớm lên tiếng giúp tình hình xã hội trở lại trật tự ban đầu, bà con giáo dân an tâm sống đạo, các thế lực không có chỗ lợi dụng. Sự việc được hiểu qua lá thư sau của G.B Phạm Minh Mẫn, Hồng y Tổng Giám mục:

TP Hồ Chí Minh ngày 4 tháng 11 năm 2005

Kính gửi: Anh em linh mục, anh chị em tu sỹ và giáo dân trong giáo phận.

Anh chị em thân mến,

1. Trong những ngày vừa qua, có nhiều nguồn tin về "tượng Đức Mẹ khóc" tại quảng trường Công xã Paris, trước cửa nhà thờ Chính tòa. Những nguồn tin trên đã tạo nhiều phản ứng và dư luận khác nhau. Một số đông anh chị em giáo dân đã đến địa điểm trên để cầu nguyện một cách chân thành và sốt sắng. Nhưng cũng có những người đến chỉ vì sự hiếu kỳ hoặc vì những lý do khác. Một số lại cảm thấy hoang mang... Là người có trách nhiệm hướng dẫn và đồng hành cùng anh chị em trong đời sống đức tin, tôi muốn nhắc nhở anh chị em về một vài điểm căn bản trong niềm tin Kitô giáo của chúng ta.

2. (...)

3. Liên quan đến "tượng Đức Mẹ khóc" tại quảng trường Công xã Paris, tôi đã lắng nghe nhiều phản ảnh và đã được nhận nhiều ý kiến. Tuy nhiên, những dữ liệu thu thập được cho đến nay chưa phải bằng chứng khách quan để có thể khẳng định được tượng Đức Mẹ đã khóc. Vì thế, tôi đang hình thành một ban có trách nhiệm tìm hiểu, nghiên cứu thấu đáo về hiện tượng trên và những hệ lụy của hiện tượng này. Trong khi chờ đợi có thêm kết quả, điều quan trọng là mỗi người chúng ta cần giữ cái tâm của mình cho tĩnh. Với tâm hồn an tĩnh, chúng ta tránh được những lời nói và hành động có thể gây ngộ nhận và hiểu lầm, không những trong giới Công giáo, mà còn đông đảo đồng bào không Công giáo trong và ngoài thành phố (...).

Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria rất thánh, nguyện xin Thiên Chúa Ba Ngôi chúc lành cho anh chị em và ở cùng anh chị em luôn mãi