Giải pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp nước ta

Giới thiệu về cuốn sách này

Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn

Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn

Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội Tel: 0246.2938632/ 0243.9725154 Fax: 0243.9726949

Email:

©2009 Trung tâm Thông tin PTNNNT. Giấy phép số 287/GP-BC do Cục báo chí - Bộ văn hoá cấp ngày 05-07-2007

Chủ trì hội thảo “Định hướng phát triển Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo Lâm nghiệp giai đoạn 2022-2030” diễn ra đầu tuần, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh nhấn mạnh: "Khoa học công nghệ không những giải quyết được vấn đề quỹ đất mà còn đa dạng hóa nguồn thu từ rừng như bán tín chỉ carbon, phí chi trả dịch vụ môi trường rừng..."

DƯ ĐỊA CHO TĂNG TRƯỞNG LÂM NGHIỆP CÒN RẤT LỚN

Đánh giá thực trạng các hoạt động khoa học công nghệ ngành Lâm nghiệp giai đoạn 2017-2021, ông Trần Quang Bảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, cho biết trong những năm qua, ngành Lâm nghiệp đã có sự phát triển mạnh, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ có tốc độ tăng trưởng nhanh và đã được khẳng định là ngành kinh tế- kỹ thuật đặc thù, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm lâm nghiệp từ quản lý, bảo vệ, phát triển đến sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản.

Giá trị xuất khẩu của ngành gỗ trong năm 2021 đạt 15,87 tỷ USD, xuất siêu trên 13 tỷ USD. Sức tăng trưởng này thể hiện rõ, dư địa cho ngành gỗ rất lớn. Trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ trở thành một trung tâm toàn cầu về sản xuất, xuất khẩu đồ gỗ có thương hiệu, có uy tín trên thế giới.

"Hiện ngành lâm nghiệp tăng cường năng lực quản trị rừng cho các chủ rừng thông qua việc thiết lập hệ thống giám sát và đánh giá tài nguyên rừng; ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS), công nghệ thông tin trong quản lý ngành lâm nghiệp. Tiến tới đến năm 2030, 100% chủ rừng là tổ chức có đủ năng lực theo dõi, giám sát, quản lý tài nguyên rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng dựa trên khoa học công nghệ".

Ông Trần Quang Bảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp.

Theo ông Bảo, bên cạnh các mục tiêu kinh tế, ngành lâm nghiệp còn chú trọng nhiệm vụ phát triển rừng. Cụ thể: Trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng các loài cây bản địa, quý hiếm bình quân 4.000 - 6.000 ha/năm; phục hồi rừng phòng hộ, rừng đặc dụng trung bình 15.000 ha/năm; nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, năng suất và hiệu quả rừng trồng và các hệ thống nông lâm kết hợp; diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt trên 500.000ha vào năm 2025.

Để hoàn thành những mục tiêu này, ông Trần Quang Bảo nhấn mạnh vai trò của khoa học công nghệ. Thông qua kết quả các nghiên cứu thời gian qua, ngành lâm nghiệp đã công nhận 229 giống, trong đó: 95 giống của 6 loài keo; 85 giống của 5 loài bạch đàn; 33 giống của 4 loài tràm; 4 giống thông Caribeae; 10 giống thanh thất, chiêu liêu; và 2 giống phi lao. Riêng giai đoạn 2010 - 2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công nhận tổng cộng 102 giống mới.

Là doanh nghiệp luôn chú trọng ứng dụng công nghệ vào sản xuất, ông Vũ Văn Hường, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor), cho biết Vinafor đã lên kế hoạch khởi công trung tâm nuôi cấy mô tại Hòa Bình vào cuối năm 2022, với công suất dự kiến 23 triệu cây/năm.

Vinafor hiện có 11 đơn vị thành viên tham gia sản xuất, cung ứng cây giống chất lượng cao, mỗi năm cung cấp trên 20 triệu cây mô và trên 10 triệu cây hom; cung cấp cho thị trường hơn 20 dòng vô tính bạch đàn, keo lai, keo lá tràm với chất lượng di truyền được cải thiện qua từng năm.

Lễ ký kết hợp tác giữa Đại học Lâm nghiệp với các đơn vị liên quan về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

ĐA DẠNG HÓA NGUỒN THU TỪ RỪNG

GS.TS Trần Văn Chứ, Hiệu trưởng Đại học Lâm nghiệp, thông tin tại hội thảo về định hướng phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2022 - 2030 mà nhà trường đang thực hiện, bao gồm 6 lĩnh vực: Lâm nghiệp và Phát triển bền vững; Công nghiệp chế biến; Môi trường và Biến đổi khí hậu; Nông nghiệp và Công nghệ sinh học; Kinh tế, chính sách; Công nghệ cao, chuyển đổi số.

Đồng thời, nhà trường đang đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tư vấn, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu - đào tạo - sản xuất.

“Mục tiêu của Đại học Lâm nghiệp là tăng số lượng đề tài, dự án, công trình, dịch vụ khoa học công nghệ thêm ít nhất 10%/năm, đóng góp tích cực cho công tác đào tạo và bổ sung nguồn thu cho tiến trình tự chủ của nhà trường. Đến năm 2025, trường phấn đấu đạt tỷ lệ ứng dụng các nhiệm vụ khoa học công nghệ vào thực tiễn trên 90%”, GS.TS Trần Văn Chứ nhấn mạnh.

Chủ trì hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh cho biết, ngành lâm nghiệp đang nhận sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ, ban, ngành, địa phương. Hiện hệ thống văn bản chính sách, quy phạm pháp luật cho ngành lâm nghiệp khá toàn diện. Bên cạnh đó, ngành đang triển khai nhiều đề án quan trọng như chế biến lâm sản, trồng 1 tỷ cây xanh, trồng rừng ven biển...

"Không thể một lúc mà chúng ta có thể thay cây bản địa bằng rừng gỗ lớn, dù hiệu quả kinh tế vượt trội. Rất nhiều vấn đề liên quan như giống, thâm canh vùng nguyên liệu, công tác chế biến, tổ chức sản xuất. Vì thế, tất cả đều cần tổ chức một cách bài bản, căn cơ, kể cả phương thức kết nối với doanh nghiệp".

Ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ngành lâm nghiệp chủ trương duy trì tỷ lệ che phủ rừng ở mức 42%, nhưng quỹ đất phát triển cho ngành hiện không còn nhiều. Bên cạnh đó, chúng ta cũng tiến dần đến việc chủ động nguyên liệu chế biến, nâng cao hơn nữa chất lượng gỗ từ rừng trồng.

"Đây là thời điểm thích hợp để phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo nhằm tạo động lực cho ngành lâm nghiệp nói riêng, và cả hệ thống kinh tế - xã hội nói chung. Khoa học công nghệ không những giải quyết được vấn đề quỹ đất mà còn đa dạng hóa nguồn thu từ rừng như bán tín chỉ carbon, phí chi trả dịch vụ môi trường rừng.. ”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh.

Khác với những lĩnh vực khác của nông nghiệp, lâm nghiệp cần thời gian dài để kiểm nghiệm kết quả. Ví dụ như cây keo, một loài cây lâm nghiệp mọc nhanh, cũng cần từ 5 - 7 năm mới cho thu hoạch, lâu gấp chục lần so với việc trồng lúa, hoa màu, và cũng gấp đôi so với trồng cây ăn quả.

Định hướng cho khoa học công nghệ, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh khẳng định ứng dụng khoa học công nghệ trước mắt vẫn nên tập trung vào khâu giống, vì đây là yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng của cây rừng. Ứng dụng khoa học công nghệ sâu rộng cần đi đôi với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Cùng với đó, quy trình tổ chức sản xuất cần lắng nghe theo tín hiệu thị trường.

Chiều 2/8, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị chuyên đề về lâm nghiệp để đánh giá những kết quả đạt được trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. Đồng chí Trần Hữu Thế - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Giải pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp nước ta

Quang cảnh hội nghị

Tham dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu của 58 xã trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.

Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự phối hợp của các sở, ban, ngành, địa phương nên công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng có nhiều chuyển biến tốt. Số vụ vi phạm và mức độ thiệt hại rừng năm sau giảm hơn năm trước; các chương trình, kế hoạch thực hiện đều đạt và vượt chỉ tiêu giao như: Trồng rừng mới (năm 2021 tăng 13%); khai thác rừng trồng (năm 2021 tăng 59,7%); tổng diện tích đất có rừng của tỉnh là 250.255 ha; đất chưa có rừng quy hoạch lâm nghiệp 57.417 ha; tỷ lệ che phủ rừng năm 2021 đạt 46,25%, dự kiến năm 2022 đạt 46,5%.

Hằng năm, các đơn vị Kiểm lâm đã chủ động tham mưu UBND cấp huyện, xã và đề nghị các chủ rừng kiện toàn Ban chỉ huy về công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR). Đến nay UBND cấp huyện, xã và các chủ rừng là tổ chức, đều thành lập Ban chỉ huy, tổ, đội bảo vệ rừng và PCCCR. Từ năm 2020 đến nay đã xảy ra 08 vụ cháy rừng, gây thiệt hại 107,38 ha rừng trồng. Riêng 7 tháng đầu năm 2022 chưa xảy ra cháy rừng. Về tình hình vi phạm, có giảm về mức độ thiệt hại rừng; tính từ năm 2020 đến nay, đã kiểm tra phát hiện lập biên bản vi phạm 697 vụ, xử lý 616 vụ, tịch thu lâm sản hơn 750m3 gỗ các loại; thu nộp ngân sách hơn 4,6 tỷ đồng.

Giải pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp nước ta

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh

Thảo luận tại hội nghị, các sở, ngành, địa phương, đặc biệt là các xã có diện tích lớn đất rừng cho biết vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc hiện nay như: Việc giao đất rừng còn nhiều bất cập, chồng chéo, chưa rõ ràng dẫn đến tình trạng tranh chấp, phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép; lực lượng kiểm lâm còn mỏng và thiếu trong khi đó đất rừng có diện tích lớn gây khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng; nguồn kinh phí quản lý bảo vệ rừng tại các địa phương cũng gặp nhiều khó khăn; tình hình xâm hại tài nguyên rừng vẫn tiếp tục diễn ra, chưa phát hiện kịp thời để ngăn chặn, xử lý, gây thiệt hại tài nguyên rừng...

Giải pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp nước ta

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hữu Thế phát biểu tại hội nghị

Ghi nhận những kết quả đạt được trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thời gian qua, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hữu Thế đề nghị các sở ngành, địa phương cần chủ động, phối hợp đồng bộ để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, bảo vệ rừng; đồng thời nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm khai thác, nâng cao giá trị trong sản xuất lâm nghiệp. Chủ tịch UBND tỉnh giao ngành Nông nghiệp sắp xếp, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ban quản lý rừng; đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực đầu tư vào lâm nghiệp, kinh doanh du lịch sinh thái; tham mưu rà soát, xây dựng cơ chế, chính sách lâm nghiệp phù hợp theo hướng khuyến khích hình thành hệ thống quản lý rừng cộng đồng; đẩy nhanh việc thực hiện chủ trương xã hội hoá nghề rừng bằng biện pháp giao đất, cho thuê đất gắn với giao rừng, cho thuê rừng đến các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định, định mức kinh tế kỹ thuật trong lâm nghiệp để làm cơ sở triển khai thực hiện. Cùng với đó, đẩy nhanh ứng dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật vào công tác lâm nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất lâm nghiệp phù hợp với từng vùng, từng địa phương.

Giao Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, hướng dẫn địa phương xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai; hỗ trợ các địa phương rà soát, hiệu chỉnh, xử lý những tồn tại trong việc giao đất lâm nghiệp theo Nghị định số 163/1999/NĐ-CP của Chính phủ. Đối với các diện tích bị lấn chiếm, hướng dẫn các cấp chính quyền địa phương xử lý dứt điểm, thu hồi lại đất đưa vào kế hoạch sử dụng đúng mục đích; đồng thời hoàn thiện việc đo đạc địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng để tổ chức quản lý ổn định theo quy định.

Các địa phương tăng cường chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo vệ rừng; ngăn chặn, xử lý tình trạng chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép và chịu trách nhiệm về cháy rừng, phá rừng hoặc mất rừng trên địa bàn quản lý.

Mỹ Luận