Giải bài tập Ngữ văn 8 bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh

Soạn văn 8: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh

  • Soạn bài: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh (ngắn nhất)
  • Soạn bài: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh (siêu ngắn)

1. Đoạn văn trong văn bản thuyết minh

Câu 1 (trang 13 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh

Cách sắp xếp câu trong đoạn văn

- Đoạn a:

+ Câu chủ đề: “Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng”

+ Từ ngữ chủ đề: nguy cơ thiếu nước sạch

+ Các câu còn lại chứng minh cho câu chủ đề trên

- Đoạn b:

+ Câu chủ đề: Phạm Văn Đồng - nhà cách mạng nổi tiếng, nhà văn hóa lớn.

+ Từ ngữ chủ đề: Phạm Văn Đồng

+Các câu còn lại chứng minh cho câu chủ đề trên.

Câu 2 (trang 14 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn.

- Đoạn a: Sắp xếp các ý còn lủng củng, lộn xộn

Sửa lại: Bút bi là một loại bút tiện dụng hơn so với bút mực, cấu tạo của nó gồm hai phần chính là ruột bút và vỏ bút. Ruột bút là một ống nhựa dài , trong đó có chứa mực có thể là xanh, đen hay đỏ tùy vào các loại khác nhau. Đầu bút bi được gắn với ống mực, trên đầu bút có viên bi nhỏ để mỗi lần khi viết hòn bi lăn mực trong ống nhựa chảy ra. Đa số các bút bi đều có vỏ làm bằng nhựa, đầu trên có sẵn nút bấm mỗi khi mở hoặc đóng đề dễ dàng sử dụng. Ngày nay chiếc bút bi ngày càng trở nên hữu dụng hơn, nó được sử dụng rộng rãi ở mọi lứa tuổi. Bút bi như một vật dụng không thể thiếu trong túi xách làm việc của mỗi cá nhân.

- Đoạn b: Sắp xếp lộn xộn ý

Sửa lại: Đèn bàn là một vật dụng cần thiết trong mỗi gia đình. Đế đèn được làm bằng một khối thủy tinh hình tròn, trông rất vững chãi trên đế đèn có công tắc để bật hoặc tắt đèn rất tiện lợi. Đuôi đèn dược gắn với đế bằng một ống thép không gỉ và lắp cùng với chiếc bóng đèn. Ống thép phải đủ rộng để dây điện có thể luồn được vào trong ống. Một cái chao đèn được làm bằng vải lụa có khung sắt ở trong và có vòng thép gắng với bóng đèn. Nhờ nó mà bóng đèn sáng dịu nhẹ không chói mắt , ánh sáng trở nên tập trung theo một luồng nhất định.

2. Luyện tập

Câu 1 (trang 15 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Mở bài:

Mỗi chúng ta, ai cũng đã từng một thời cắp sách đến trường một thời hồn nhiên vô tư của tuổi học trò. Và có lẽ rằng đằng sau những kỉ niệm của tuổi học trò ấy ta luôn gắn liền với chính mái trường- nơi mà ta đã từng ngày lớn lên. Đối với tôi cũng vậy, mái trường THPT Sông Công chính là nơi tôi được mở mang kiến thức, học tập vui chơi bên bạn bè. Một ngôi trường tựa bên dòng Sông Công chảy qua thành phố gắn liền với sự phát triển và bề dày lịch sử truyền thống hiếu học lâu đời.

Kết bài:

Mái trường cấp ba – nơi gửi gắm của ba năm thanh xuân đẹp đẽ nhất của tuổi học trò. Bao nhiêu những kỉ niệm đẹp đẽ, buồn vui giận hờn đều được chứa đựng dưới mái trường này. Những ước mơ của mỗi thế hệ học sinh chúng tôi được chắp cánh dưới mái trường như những trái bóng bay bay cao bay xa đến tận bầu trời mới để viết tiếp những trang sách mới của cuộc đời. Nhưng ở đây tại chính mảnh đất quê hương này ngôi trường của tôi vẫn còn đó , nó sẽ mãi là nơi lưu giữ lại những hồi ức đẹp đẽ nhất về tuổi thanh xuân cấp ba của tôi bên các bạn.

Câu 2 (trang 15 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác là người cha già của cả dân tộc, soi đường mở lối cho cách mạng Việt Nam, người dẫn dắt Đảng và nhà nước ta để đạt được thành quả to lớn như ngày hôm nay. Sinh ra là một dân tộc của Việt Nam chắc hẳn ai cũng đều biết đến Bác. Từ sự hy sinh non trẻ thuở thanh niên ra đi tìm đường cứu nước, cứu cả đồng bào đang từng ngày sống trong cảnh đàn áp bóc lột đầy hống hách của bọn thực dân. Người còn bé nhỏ ấy bôn ba khắp chốn năm châu, từng làm bao nhiêu nghề khác nhau để kiếm kế mưu sinh một phần cũng là để học chính cách mạng của thế giới. cả tuổi thanh xuân của người là cả cuộc hành trình tìm kiếm cách mạng, tìm kiếm lý tưởng cho cộng sản Việt Nam, vì lý tưởng cách mạng giải phóng toàn dân tộc khỏi bọn thực dân. Bác chính là biểu tượng mạnh mẽ, kiên cường bất khuất của cả dân tộc Việt Nam. Mái tóc bác cứ ngày một điểm bạc dần nhưng lòng yêu nước thương dân của Bác không bao giờ úa tàn theo năm tháng. Tất cả những gì Bác làm đều xuất phát từ tình cảm, sự lo toan tới cuộc sống nhân dân, ước mong lớn nhất có lẽ là để đồng bào được sống trong cảnh ấm no hạnh phúc. Thắng lợi to lớn mà Bác đem cho thấy ý chí kiên cường vào một niềm tin tất thắng trong Bác. Người đã từng nói rằng : “không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên” điều đó đã đủ cho thấy cả con người của Bác kiên định và tự tin đến nhường nào. Cứng rắn với cách mạng với kháng chiến nhưng trong tâm hồn ấy của Người cũng đầy chất lãng tử thi sĩ. Thơ ca của Bác đều chất chứa tình cảm trong từng câu chữ. Mỗi một câu đều là sự tin tưởng, niềm lạc quan yêu đời yêu thiên nhiên dù ở chốn tăm tối như ngục tù đi chăng nữa thì đối với Bác ngoài kia còn ánh sáng là còn hy vọng. Ở Bác là sự kết hợp nhuần nhuyễn đầy thuyết phục của nền văn hóa nhân loại với nền văn hóa bản sắc dân tộc Việt Nam. Bởi lẽ chính cách sống ung dung bình dị đến mộc mạc của Người đã hiện lên chính bản chất chân chất thật thà chất phác của con người Việt Nam. Hồ Chí Minh- người cha già kính yêu của cả dân tộc, sống cả cuộc đời mình là vì dân vì nước vì sự nghiệp giải phóng quê hương đất nước thoát khỏi sự thống trị đầy áp bức của thực dân, Người mãi mãi là một vị lãnh tụ cao quý của cả dân tộc Việt Nam.

Câu 3 (trang 15 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Sách là bạn của con người, mỗi chúng ta ắt hẳn ai cũng có riêng cho mình những cuốn sách đầy thú vị. Đối với học sinh mà nói sách cũng như người thầy, mỗi ngày đến lớp là những bài học từ sách mang lại. Cuốn sách Ngữ Văn 8 đã trang bị cho tôi một phần kiến thức hiểu biết về cách học văn. Để hiểu nó hơn tôi sẽ giới thiệu với các bạn về cuốn sách tôi đang học. Sách Ngữ Văn 8 tập một được các nhà xuất bản sắp xếp một bố cục rất rõ ràng và chặt chẽ. Cuốn sách bao gồm 17 bài và được chia các phần : Văn bản, Tiếng việt và tập làm văn. Sự sắp xếp nội dung, phân chia bố cục rõ ràng hợp lý, đặc biệt hơn là ta biết được một số kĩ nắng về sự tạo lập một văn như: xây dựng bố cục, xây dựng đoạn văn, liên kết đoạn văn. Qua các văn bản của các nhà văn nhà thơ ta học được ở đó trước hết là lối hành văn , hành thơ và đặc biệt hơn là qua đó thấy được những nghệ thuật đặc sắc được thi nhân sử dụng linh hoạt tài tình của các nhà văn, nhà trong mỗi tác phẩm. Đối với văn học Việt Nam, dưới ngòi bút đặc sắc và độc đáo tài tình của các nhà văn, nhà thơ xưa không chỉ là viết văn thơ để đọc mà còn là mấy cây “bút” biết phê phán lên án tố cáo những tội ác tày trời của bọn thực dân sang cướp nước ta.. Trong phần tiếng việt ta nắm bắt được cách sử dụng từ ngữ sao cho linh hoạt hợp lí, biết cách chọn lọc từ ngữ khỏi trùng lặp và thật chuẩn xác. Ở phần Tiếng Việt nó sẽ giúp ta nắm vững ngữ pháp về việc chọn lọc và sử dụng từ ngữ, từ đó tạo ra những bài văn hay, sinh động, lôi cuốn, hấp dẫn người đọc. Ở phần Tập làm văn chúng ta sẽ được học một số bài cũng không kém phần quan trọng như: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản, Bố cục của văn bản, Xây dựng đoạn văn trong văn bản, Liên kết các đoạn văn trong văn bản, Luyện tập tóm tắt văn tự sự, Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, ,…và các bài học giúp ta củng cố lối viết văn của mình.

Soạn văn 8 tập 2 bài 18 (trang 13)

Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp bài Soạn văn 8: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh, vô cùng hữu ích.

Giải bài tập Ngữ văn 8 bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
Soạn bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh

Hy vọng với tài liệu này, các bạn học sinh lớp 8 sẽ có thể chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ.

Soạn văn 8: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh

1. Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh

Đoạn văn là bộ phận của bài văn. Viết tốt đoạn văn là điều kiện để làm tốt bài văn. Đoạn văn thường gồm hai câu trở lên, được sắp xếp theo thứ tự nhất định.

Đọc các đoạn văn thuyết minh trong SGK. Nêu cách sắp xếp các câu trong đoạn văn (câu chủ đề, từ ngữ chủ đề và các câu giải thích, bổ sung).

- Trong đoạn văn (1), câu chủ đề là câu thứ nhất. Các câu sau triển khai nội dung của câu chủ đề.

- Trong đoạn văn (2), từ Phạm Văn Đồng đóng vai trò là từ ngữ chủ đề. Các câu sau tiếp tục cung cấp thông tin.

2. Sửa các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn

Đọc các đoạn văn trong SGK, nêu nhược điểm của mỗi đoạn và cách sửa chữa.

- Nội dung trong các đoạn văn chưa được trình bày một cách mạch lạc.

- Cách sửa:

a. Cấu tạo một chiếc bút bi gồm hai phần: vỏ bút và ruột bút. Trước hết là ruột bút bi, đó là một ống nhựa dài, trong đó chứa mực có thể màu xanh hay đen hoặc đỏ - những màu thường gặp ở bút bi. Phía dưới ống mực đó là đầu bút bi. Có một hòn bi trắng nhỏ ở đầu ngòi bút khi viết hòn bi lăn làm mực trong ống nhựa chảy ra, ghi thành chữ.

Ngoài ruột bút bi, chiếc bút bi còn có vỏ bên ngoài. Phần vỏ là một ống nhựa hoặc sắt để bọc ruột bút bi và làm cán bút viết. Nó gồm ống và nắp bút hoặc có lò xo (bút bi bấm) hoặc không có (bút bi có nắp đậy).

b. Nhà em có một chiếc đèn bàn. Đế đèn được làm bằng một khối thủy tinh hình tròn, trông rất vững chãi, trên đế đèn có công tắc để bật hoặc tắt đèn rất tiện lợi:

Từ đế đèn có một ống thép không gỉ thẳng đứng gắn một cái đuôi đèn, trên đó lắp một bóng đèn 25 oát. Ống thép này rỗng nên dây điện đi từ công tắc đến bóng đèn được luồn trong đó.

Ở trên bóng đèn có chao đèn làm bằng vải lụa, có khung sắt ở trong và có vòng thép gắn vào bóng đèn. Nhờ có chiếc chao đèn mà ánh sáng trở nên tập trung và dịu hơn.

Tổng kết:

- Khi làm bài văn thuyết minh, cần xác định các ý lớn, mỗi ý viết thành một đoạn văn.

- Khi viết đoạn văn, cần trình bày rõ ý chủ đề của đoạn, tránh lẫn ý của các đoạn văn khác.

- Các ý trong đoạn văn nên sắp xếp theo trình tự, cấu tạo của sự vật, trình tự nhận thức (từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần), trình tự diễn biến của sự việc trong thời gian trước sau hay theo trình tự chính phụ (cái chính nói trước, cái phụ nói sau).

II. Luyện tập

Câu 1. Viết mở bài và kết bài cho đề văn: “Giới thiệu trường em”.

Mở bài: Trường học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Mái trường Trung học cơ sở là nơi em cảm thấy vô cùng gắn bó và yêu mến.

Kết bài: Em rất yêu ngôi trường của mình. Và em mong rằng sẽ có thêm thật nhiều kỉ niệm đẹp dưới mái trường này.

>> Xem thêm: Viết đoạn mở bài và kết bài cho đề văn Giới thiệu trường em

Câu 2. Cho chủ đề: “Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam”. Hãy viết thành đoạn văn thuyết minh.

Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Cả cuộc đời của người đã cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Khi vẫn còn là một chàng thanh niên, Bác đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước. Sau hơn ba mươi năm bôn ba nước ngoài, tìm ra con đường cứu nước, Bác đã trở về trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở Việt Nam. Khi đất nước giành được độc lập, Hồ Chủ tịch đã cùng với nhân dân vượt qua khó khăn, xây dựng đất nước ngày càng phát triển. Ngày hôm nay, nhân dân Việt Nam được hưởng hòa bình, phải kể đến công lao và sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Bác Hồ.

Câu 3. Đoạn văn thuyết minh về cuốn sách Ngữ văn 8, tập 1.

Gợi ý:

Cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 1 vô cùng quan trọng đối với học sinh khối lớp 8. Sách do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản. Cuốn sách được có hình chữ nhật, được in theo khổ 17x24cm rất nhỏ gọn. Bìa sách có màu hồng, phía trên cùng là dòng chữ “Bộ Giáo dục và Đào tạo” được in hoa. Phía dưới là tên của cuốn sách - “Ngữ văn” có màu xanh da trời. “Số 8” màu trắng ở dưới chữ “văn” được in khá to. Nổi bật trên bìa sách là một khóm hoa màu vàng nhạt xinh xắn. Bìa sau của cuốn sách có biểu tượng vương miện kim cương chất lượng quốc tế quen thuộc của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Danh sách các bộ sách giáo khoa lớp 8 cũng được in rõ ràng, đầy đủ. Cuốn sách có tất cả một trăm bảy mươi lăm trang không kể bìa. Cuốn sách gồm có mười bảy bài lớn, tương ứng với mười bảy tuần học. Ở mỗi bài lớn thường sẽ có hai văn bản, một bài tiếng Việt và phần viết văn. Cuốn sách giáo khoa Ngữ Văn 8, tập 1 đã cung cấp cho học sinh những kiến thức bổ ích về môn Ngữ văn.

>> Xem thêm Đoạn văn giới thiệu bố cục sách Ngữ văn 8 tập 1

Cập nhật: 09/02/2022