Eosinophil là gì

Nhiều người đi kiểm tra sức khỏe thấy kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số EOS cao vượt mức quy định. Nhưng lại không biết chỉ số EOS là gì? Chỉ số EOS cao có nguy hiểm không? Tất cả được hé lộ qua bài viết về chỉ số EOS dưới đây:

Chỉ số EOS là gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân mỗi khi nhận kết quả xét nghiệm máu. EOS có tên đầy đủ là Eosinophile hay còn gọi là bạch cầu ái toan. Chỉ số Eos là số lượng bạch cầu ái toan trong máu, trong xét nghiệm công thức máu chỉ số này là một trong 18-22 thông số.

Eosinophil là gì

Chỉ số Eos là số lượng bạch cầu ái toan trong máu. (ảnh minh họa)

Giá trị bình thường của Eos là <5% hoặc <300 tế bào/mm3. Khỉ số Eos này tăng cao ( >5%, hoặc >300/mm3) có thể cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe mà người bệnh cần chú ý.

2. Vai trò của EOS đối với cơ thể

Bạch cầu ái toan là một dạng của tế bào bạch cầu trong cơ thể chúng ta, có tác dụng chống lại các ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể.

Bạch cầu ái toan cùng với basophils và tế bào mast là chất trung gian quan trọng của phản ứng dị ứng và bệnh hen suyễn, chúng có liên quan đến mức độ nghiêm trọng của bệnh. Chúng chống lại sự xâm nhập của giun sán và có thể tăng nhẹ khi có một số ký sinh trùng. Bạch cầu ái toan cũng tham gia vào nhiều quá trình sinh học khác, bao gồm sự phát triển tuyến vú sau khi đẻ…

Eosinophil là gì

Eos có tác dụng chống lại các ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể. (ảnh minh họa)

Bạch cầu ái toan chịu trách nhiệm cho tổn thương mô và viêm trong nhiều bệnh. Viêm mũi dị ứng (dị ứng mũi) nguyên nhân chính là do sự tích tụ của bạch cầu ái toan trong niêm mạc mũi. Vai trò quan trọng nhất của Eos là chống lại các chất lạ xâm nhập vào cơ thể gây ra các phản ứng dị ứng.

3. Nguyên nhân khiến tăng chỉ số EOS là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây tăng Eos, hiện nay thường gặp nhất là do nhiễm ký sinh trùng (chiếm tỷ lệ lớn các trường hợp tăng Eos), hoặc Eos tăng do sử dụng một số thuốc như: thuốc kháng lao (rifampin, ethambutol, ethionamid), thuốc kháng sinh (penicillin, streptomycine, erythromycin), muối vàng…; các bệnh dị ứng như hen suyễn, viêm mũi xuất tiết, sốt dị ứng, phù toàn thân, mề đay mạn tính, bệnh huyết thanh, viêm huyết quản dị ứng, chàm, bệnh da bóng nước, hồng ban đa dạng…; các bệnh tạo keo (viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì…), ung thư. một số bệnh đường ruột (bệnh viêm đại tràng xuất tiết, bệnh Crohn…).

4. Chỉ số EOS tăng cao có nguy hiểm không?

Chỉ số EOS tăng cao có thể cảnh báo các bệnh lý nên rất nguy hiểm. Dựa vào chỉ số Eos các bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị phù hợp với tình trạng của người bệnh.

Eosinophil là gì

Khi bị các bệnh lý nhiễm trùng có thể khiến chỉ số Eos tăng cao. (ảnh minh họa)

– Với những người đang bị dị ứng hoặc nhiễm ký sinh trùng, bác sĩ sẽ kê thuốc điều trị ngắn hạn nhằm làm giảm bớt các triệu chứng và phục hồi số lượng bạch cầu trở về mức bình thường.

– Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy người bệnh có thể đang mắc phải một bệnh tự miễn, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm khác để xác định chính xác loại bệnh người đó đang mắc phải và có biện pháp điều trị phù hợp.

Vì vậy để xác định nguyên nhân chính xác khi kết quả xét nghiệm cho biết chỉ số EOS cao, bạn hãy đến thăm khám với bác sĩ để tầm soát các bệnh lý ký sinh trùng, nếu cần bác sĩ sẽ hướng dẫn đến khám ở các chuyên khoa khác có liên quan.

Trên đây là những thông tin y khoa xoay quanh chỉ số EOS là gì và nếu EOS cao gây hại như thế nào đến sức khỏe. Hy vọng bài viết hữu ích với người đọc đang quan tâm đến những chỉ số xét nghiệm các cơ thể!

Xét nghiệm eos (Eosinophile) là một loại xét nghiệm máu để đo số lượng bạch cầu ái toan (một loại tế bào bạch cầu) trong cơ thể. Tuy nhiên hầu như mọi người không biết xét nghiệm eos là gì, có tác dụng như thế nào và được thực hiện trong các trường hợp nào. Cùng tìm hiểu về xét nghiệm này trong bài viết.

1. Xét nghiệm eos là gì?

Các tế bào bạch cầu là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Cơ thể có tới năm loại khác nhau của các tế bào bạch cầu, tất cả đều được tạo từ tủy xương.Mỗi tế bào bạch cầu tồn tại khoảng 3 – 4 ngày, sau đó được thay thế. Nồng độ tế bào bạch cầu là một chỉ số quan trọng cho biết một người đang mắc bệnh hay không. Bởi vì khi sức khỏe có vấn đề do bệnh lý nào đó, cơ thể sẽ tạo ra nhiều bạch cầu để chống lại nhiễm trùng.

Xét nghiệm eos được sử dụng để đo số lượng bạch cầu ái toan (eosinophils) trong cơ thể. Bạch cầu ái toan có chức năng là đáp ứng lại với các bệnh lý nhiễm ký sinh trùng và tình trạng dị ứng.

Eosinophil là gì

Xét nghiệm eos (Eosinophile) là một loại xét nghiệm máu để đo số lượng bạch cầu ái toan (một loại tế bào bạch cầu) trong cơ thể.

2. Khi nào cần thực hiện xét nghiệm eos?

Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm này nếu người bệnh đã làm xét nghiệm khác biệt (cho biết tỷ lệ phần trăm của 5 loại bạch cầu trong cơ thể) và kết quả có bất thường.Xét nghiệm cũng được thực hiện để xác định chẩn đoán bệnh hoặc một điều kiện nào đó, chẳng hạn như:– Phản ứng dị ứng cực đoan– Giai đoạn đầu của bệnh Cushing (một rối loạn do có quá nhiều hoóc môn cortisol steroid)

– Bi nhiễm ký sinh trùng

3. Xét nghiệm eos được thực hiện như thế nào?

Bác sĩ sẽ lấy máu từ cánh tay của người bệnh và mẫu máu sau đó sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích.

Eosinophil là gì

Bác sĩ sẽ lấy máu từ cánh tay của người bệnh và mẫu máu sau đó sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích.

4. Cần chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm eos?

Không cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm eos. Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ nếu đang dùng bất cứ loại thuốc làm loãng máu nào như warfarin (Coumadin). Bác sĩ có thể yêu ngừng uống một số thuốc nhất định.Các loại thuốc có thể làm tăng số lượng bạch cầu ái toan là:– Thuốc gây chán ăn– Interferon (một loại thuốc được sử dụng để giúp điều trị nhiễm trùng)– Một số kháng sinh– Thuốc nhuận tràng có chứa psyllium

– Thuốc an thần

5. Kết quả xét nghiệm có ý nghĩa gì?

– Kết quả bình thường:Kết quả xét nghiệm cho chỉ số eos bình thường có số lượng bạch cầu ái toan thấp hơn 350 mỗi microliter của máu.– Kết quả bất thường:Một số lượng lớn bạch cầu ái toan – rối loạn được gọi bạch cầu ưa eosin,  có thể được gây ra bởi các yếu tố sau:– Một phản ứng dị ứng với giun sán– Một bệnh tự miễn– Eczem– Hen suyễn– Dị ứng theo mùa– Bệnh bạch cầu– Viêm loét đại tràng– Lupus– Bệnh CrohnSố lượng bạch cầu ái toan thấp bất thường có thể do nhiễm độc từ rượu hoặc sản xuất quá mức cortisol (một loại steroid được sản xuất tự nhiên trong cơ thể).

Với những người đang bị dị ứng hoặc nhiễm ký sinh trùng, bác sĩ sẽ kê toa điều trị ngắn hạn để giảm bớt các triệu chứng và phục hồi số lượng tế bào máu trắng trở về mức bình thường.

Eosinophil là gì

Dựa vào kết quả xét nghiệm eos, bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị phù hợp nhất với tình trạng của người bệnh.

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy người bệnh có thể đang mắc phải một bệnh tự miễn, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm để xác định chính xác loaị bệnh người đó đang mắc phải và có biện pháp điều trị thích hợp.