Em hiểu thế nào về câu nói : điều quan trọng nhất đối với cháu

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới:

Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này. (…) Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn (…)

Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bị đánh bại nhất….

Xin dạy cho cháu biết đến thế giới diệu kì của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng, và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh....

Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến ấy là không đúng….

Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn đối với kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chạy theo thời thế.

Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng xin thầy dạy cho cháu cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lí để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp mà thôi.

Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã…. Xin hãy dạy cho cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt. (…)

Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ được để cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.

(...)

Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy, nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình…. Con trai tôi là một cậu bé tuyệt vời.

(Trích Thư của tổng thống Mĩ A.Lin-côn gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình,

trong Những câu chuyện về người thầy, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2004)

Nêu 02 phẩm chất mà A.Lin-côn muốn người thầy giáo dục cho con trai mình qua đoạn trích trên.

Theo anh/chị, phẩm chất nào là quan trọng hơn cả đối với tuổi trẻ hiện nay? Hãy viết đoạn văn (7-10 dòng) trình bày quan điểm của bản thân về phẩm chất đó?

Em hiểu thế nào về câu nói: điều quan trọng nhất đối với cháu và những người dùng cháu không phải là nước sơn bên ngoài, mà là những gì bên trong cháu đấy?

Các câu hỏi tương tự

Cho đoạn văn

" Quê cháu ở Lào Cai này thôi.Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy ,hóa lại không. Cháu có bố tuyệt lắm. Hai bố con cũng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một-không .Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa.Không có cháu ở đấy .Các chú lại cứ một chú lên tận đây .Chú ấy nói :nhớ cháu góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mỹ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu ,thật là đột ngột, không ngờ lại như thế .Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắp "Thế là một -hòa nhé !".Chưa hòa đâu bác ạ .Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc .Ơ,bác vẽ cháu đấy ư ?Không ,không ,đừng vẽ cháu!Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.

1,Trích trong? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của vb có đoạn trích dẫn trên

2, Đoạn văn trên viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Dùng một câu văn nêu chủ đề đoạn trích 

3,Phát hiện và ghi ra giấy 1 lời văn gián tiếp trog đọan trên

4,Viết 3-5 câu nêu suy nghĩ của en về quan niệm sống hạnh phúc của ng xưng cháu trog đv

Đọc các đoạn trích sau (trích từ truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long) và trả lời câu hỏi:

a) Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng thèm “người” là gì?”

b) Học sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét trước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”

1. Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?” là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì?

Bài 1(5.0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi sau:

“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mù không biết từng đến nơi nao”.

Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.

Họ nói: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”.

Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”.

Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua.

Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn

Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,

Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.

Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.

                                                                        (Trích “Mây và sóng”, R.Ta-go)

Câu 1. Đoạn thơ trên có mấy cuộc đối thoại? Đó là cuộc đối thoại giữa những nhân vật nào? (1.0 điểm)

Câu 2. Hãy xác định 02 biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ (1.0 điểm)

Câu 3. Tìm 01 câu thơ chứa hàm ý và cho biết hàm ý đó là gì? (1.0 điểm)

Câu 4. Phân tích ý nghĩa triết lí của câu thơ: (1.0 điểm)

Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.

Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.

Câu 5. Từ ý nghĩa bài thơ, hãy chia sẻ về một bài học mà em tâm đắc nhất (1.0 điểm)

Bài 2. (5.0 điểm) Viết đoạn văn (15-20 dòng), phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên qua đoạn trích sau:

Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

-   Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắm liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”.

Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:

-   Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.

(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập 1)         

Giups được câu nào thì giúp mình với ạ T.T MÌNH CẦN GẤP LẮM

Đọc các đoạn trích sau (trích từ truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long) và trả lời câu hỏi.

a) Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng thèm “người” là gì?”

b) Học sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét trước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”

3. Trong cả hai đoạn trích, có thể thay đổi vị trí giữa bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước nó được không? Nếu được thì hai bộ phận ấy ngăn cách với nhau bằng những dấu gì?

Đọc các đoạn trích sau (trích từ truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long) và trả lời câu hỏi.

a) Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng thèm “người” là gì?"

b) Học sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét trước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”

2. Trong đoạn trích (b), bộ phận in đậm “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn” là lời nói hay ý nghĩ? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì?

Tìm lời dẫn trong đoạn trích sau. Cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp.

Cháu bỗng dưng tự hỏi : Cái nhớ xe, nhớ người ấy thực ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói : “Đấy, bác cũng chẳng “ thèm” người là gì?”.

Về thăm bà

Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất tiếng gọi khẽ.

- Bà ơi !

Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.

- Cháu đã về đấy ư ?

Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương.

- Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu!

Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ.

Bà nhìn cháu, giục:

- Cháu rữa mặt đi, rồi nghỉ đi !

Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, bà lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.

Thử Thách: Em hãy viết từ 2 - 5 câu nói về tình cảm Bà Cháu trong bài