Đường đi của thức ăn vào cơ thể

Tiêu hóa là quá trình phân hủy các phân tử thức ăn để cơ thể có thể hấp thu. Trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở người, thức ăn đi vào miệng, quá trình tiêu hóa bắt đầu bằng việc nhai và tác dụng của các enzym trong nước bọt. Sau đó thức ăn được chuyển xuống dạ dày → tá tràng → ruột non → tái hấp thu ở ruột già → đại tràng và kết thúc ở trực tràng.

Quá trình tiêu hóa thức ăn ở người như thế nào?

Quá trình tiêu hóa ở người diễn ra hàng ngày bao gồm nhiều bước. Mỗi bước có đặc điểm riêng, kết hợp chặt chẽ với nhau để hấp thu chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.

Tiêu hóa thức ăn ở miệng và thực quản

Hệ tiêu hóa ở người là một tập hợp các ống dài 10 – 15m và các cơ quan khác phụ trợ, được chia ra làm 2 phần ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa. Ống tiêu hóa bao gồm: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột non, hỗng tràng, hồi tràng, đại tràng, trực tràng và hậu môn. Tuyến tiêu hóa bao gồm: các tuyến nước bọt ở miệng, tuyến tiêu hóa ở ruột, tụy, gan, mật…

Quá trình tiêu hóa ở người bắt đầu từ miệng. Tại đây, thức ăn thực phẩm được cắt nhỏ và làm nhuyễn bởi hệ thống răng miệng. Thức ăn được trộn đều với nước bọt được các tuyến nước bọt tiết ra. Các tuyến nước bọt này nằm ở dưới hàm, dưới lưỡi và mang tai.

Đường đi của thức ăn vào cơ thể

Mô tả quá trình tiêu hóa ở người

Cùng với quá trình này, một phần tinh bột được chuyển hóa một phần do enzyme amylase có trong nước bọt. Enzyme này có khả năng cắt đứt các liên kết ở phân tử tinh bột, để biến đường đa thành đường đôi (maltose, maltotriose, oligosaccarid) có thể trực tiếp hấp thu vào máu trong các mao mạch lân cận.

Kết quả của quá trình tiêu hóa ở miệng, thức ăn được nghiền nhỏ nhào trộn lẫn nước bọt thành viên thức ăn mềm, trơn rồi được lưỡi đưa xuống họng vào thực quản, xuống dạ dày. Về mặt hóa học, một phần tinh bột được cắt nhỏ thành các đường đôi và tiếp tục quá trình tiêu hóa.

Xem thêm: Rối loạn tiêu hóa là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày

Sau khi thức ăn từ thực quản xuống dạ dày, thức ăn được chứa đựng trong dạ dày, trộn lẫn với acid, enzyme pepsin, chất nhầy thành một chất bán lỏng, đồng nhất giống cháo bột gọi là vị trấp. Vị trấp được đưa từng đợt xuống tá tràng với tốc độ phù hợp với sự tiêu hóa và hấp thu ở ruột non.

Về mặt hình thái giải phẫu dạ dày được chia ra làm 3 vùng: đáy vị, thân vị và hang vị. Dạ dày phần gần (đáy vị, 1/3 trên thân vị) dạ dày đóng vai trò tiếp nhận và chứa đựng thức ăn. Phần xa (2/3 dưới thân vị, hang vị) dạ dày có chức năng nghiền, nhào trộn thức ăn với dịch vị và kiểm soát việc đưa vị trấp xuống tá tràng.

Dịch vị của dạ dày là một hỗn hợp nhiều thành phần: acid dịch vị HCl, các enzyme tiêu hóa pepsin, lipase giúp quá trình tiêu hóa protein, các collagen, lipid… Ngoài ra đây cũng tạo điều kiện để hoạt hóa pepsinogen ở ruột non, sát khuẩn và phá vỡ cellulose ở thực vật non.

Kết quả tiêu hóa ở dạ dày tạo ra vị trấp trong đó một phần protein được chuyển hóa thành proteose và pepton, một phần tinh bột chín thành maltose, maltotriose và oligosaccharide. Dầu mỡ, lipid hầu như chưa được phân giải.

Tiêu hóa thức ăn ở ruột non

Ở ruột non, thức ăn được nhào trộn với dịch mật và dịch tụy, dịch mật và dịch ruột. Sự tiêu hóa thức ăn bắt đầu từ miệng đến dạ dày sẽ được hoàn tất tại lòng ruột do biểu mô ruột non hấp thu. Sau đó các sản phẩm tiêu hóa được hấp thu cùng với vitamin, các chất điện giải và nước.

Tại đây tụy đổ vào ruột non dịch tụy. Trong dịch tụy chứa các enzyme thuộc 4 nhóm chính: Tiêu hóa protein (trypsin, chymotrypsin, elastase, carbopeptidase); enzyme tiêu hóa glucid (amylase); enzyme tiêu hóa lipid (lipase, phospholipase A2, cholesterol esterase); enzyme tiêu hóa acid Nucleic (ribonuclease, desoxyribonuclease).

Kết quả của quá trình tiêu hóa ở ruột non hấp thu hoàn toàn lượng glucose qua các tế bảo biểu mô ở đoạn cuối hỗng tràng. Các protein được cắt nhỏ ra thành các sản phẩm tiêu hóa dễ dàng hơn: tripeptide, dipeptide, và một ít acid amin. Còn chất béo được cắt nhỏ thành các dạng hấp thu dễ hơn là acid béo, monoglycerid. Được khuếch tán qua màng tế bào biểu mô niêm mạc ruột.

Các vitamin tan trong mỡ (A, D, E, K) cũng được hấp thu theo cơ chế hấp thu mỡ. Các vitamin tan trong nước được hấp thu theo một cơ chế khác. Nước và điện giải cũng được hấp thu một cách tích cực.

Tiêu hóa thức ăn ở ruột già

Đây và vị trí cuối cùng thức ăn được hấp thu trước khi bị đào thải ra ngoài môi trường. Ở ruột già, chức năng chủ yếu là hấp thu nước và các chất điện giải. Ruột già hấp thu trên 90% lượng dịch để tạo ra khoảng 200 – 250ml phân nửa rắn. Một số vitamin cũng được hấp thu ở ruột già và một số vitamin khác được các vị khuẩn ở ruột già tổng hợp, đại diện là Vitamin K.

Các tuyến tiêu hóa tham gia vào quá trình tiết enzyme tiêu hóa để phân giải thức ăn. Ngoài ra gan là nhà máy xử lý các chất. Tất cả các chất sau khi được hấp thu tại ruột sẽ theo tĩnh mạch mạc treo tràng trên đổ vào tĩnh mạch của của gan, lúc này gan có trách nhiệm dự trữ chất dinh dưỡng và chuyển hóa độc tố cho cơ thể. Đảm bảo an nguy cho tính mạng.

Nhìn chung quá trình tiêu hóa thức ăn ở người trải qua rất nhiều giai đoạn. Thức ăn được hấp thu hầu hết ở ruột non, các chất tiêu hóa theo dòng máu trở về gan để thực hiện quá trình thanh lọc. Bất kì yếu tố nào tác động đến quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn đều có thể gây ra bệnh lý của đường tiêu hóa. Suy giảm cả thể chất lẫn trí tuệ, đặc biệt là trẻ em.

Xem thêm:

Đường đi của thức ăn vào cơ thể

Bác sĩ dạ dày Phạm Thị Ngọc Ngân là người có chuyên môn và kinh nghiệm điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh dạ dày như: đau dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày và viêm hang vị dạ dày. Bằng chuyên môn và sự tận tâm tận tình của mình, bác sĩ đã giúp rất nhiều bệnh nhân thoát khỏi những cơn đau do bệnh tật gây ra.


Đường đi của thức ăn vào cơ thể

18 Tháng Mười Hai, 2020

Đường đi của thức ăn vào cơ thể

18 Tháng Mười Hai, 2020

Đường đi của thức ăn vào cơ thể

17 Tháng Mười Hai, 2020

Đường đi của thức ăn vào cơ thể

17 Tháng Mười Hai, 2020

Đường đi của thức ăn vào cơ thể

17 Tháng Mười Hai, 2020

Đường đi của thức ăn vào cơ thể

17 Tháng Mười Hai, 2020

Nhai là giai đoạn đầu tiên trong hệ thống tiêu hóa. Khi ta dung răng để nhai, thức ăn sẽ vỡ ra thành từng miếng nhỏ để dễ tiêu hóa và nuốt. Ngoài ra, nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn. Nó có chứa enzym đặc biệt để chuyển hóa các thực phẩm giàu tinh bột (khoai tây, bánh mì) trong lúc ta nhai.

2) Nuốt

Nuốt nghe có vẻ như là một quá trình đơn giản. Nó diễn ra rất nhanh. Tuy nhiên, thực phẩm không chỉ rơi xuống cổ họng để vào dạ dày một cách dễ dàng. Đầu tiên, lưỡi sẽ đẩy thức ăn vào mặt sau của cổ họng. Sau đó, có cơ bắp trong cổ họng sẽ đưa thức ăn xuống một ống dài dẫn đến dạ dày được gọi là thực quản. Trong quá trình rơi xuống đường ống này, cơ bắp vẫn đẩy thức ăn cho đến khi nó được để dạ dày.

3) Dạ dày

Giai đoạn tiếp theo là ở dạ dày. Thực phẩm ở trong dạ dày trong khoảng bốn tiếng. Ở bước này thức ăn bị nhiều enzim chuyển hóa thành protein mà cơ thể chúng ta có thể sử dụng. Dạ dày tiêu diệt rất nhiều vi khuẩn có hại để chúng ta không bị ngộ độc từ thức ăn.

4) Ruột non

Phần đầu tiên của ruột non tiết ra chất dịch từ gan và tuyến tụy để tiếp tục phân huỷ thức ăn. Phần thứ hai là nơi thực phẩm được hấp thu từ ruột và vào cơ thể chúng ta qua máu.

5) Ruột già

Giai đoạn cuối cùng là nhiệm vụ của ruột già. Các loại thực phẩm mà cơ thể không cần hoặc không thể sử dụng được gửi đến ruột già và rời khỏi cơ thể dưới dạng chất thải.

Vai trò của gan và tụy trong quá trình tiêu hóa thức ăn

Gan và tuyến tụy làm việc rất nhiều để giúp hệ tiêu hóa. Cả hai làm việc với ruột non. Gan cung cấp mật (được lưu trữ trong túi mật) giúp phá vỡ chất béo. Tuyến tụy cung cấp them enzyme để giúp tiêu hóa tất cả các loại thực phẩm. Gan cũng xử lý thức ăn được tiêu hóa từ máu trước khi chúng được gửi đến những bộ phận khác nhau trong cơ thể để chúng ta sử dụng.​​ ​ ​​​ ​ ​​ ​ ​ ​