Dự phòng phải trả là gì năm 2024

Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu được quy định tại khoản 3 Điều 62 Thông tư 200/2014/TT-BTC (được bổ sung bởi Điều 21 Thông tư 177/2015/TT-BTC) như sau:

3.1. Kế toán khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa

- Trường hợp doanh nghiệp bán hàng cho khách hàng có kèm theo giấy bảo hành sửa chữa cho các khoản hỏng hóc do lỗi sản xuất được phát hiện trong thời gian bảo hành sản phẩm, hàng hoá, doanh nghiệp tự ước tính chi phí bảo hành trên cơ sở số lượng sản phẩm, hàng hóa đã xác định là tiêu thụ trong kỳ. Khi lập dự phòng cho chi phí sửa chữa, bảo hành sản phẩm, hàng hóa đã bán, ghi:

Nợ tài khoản 641 - Chi phí bán hàng

Có tài khoản 352 - Dự phòng phải trả (3521).

- Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hóa đã lập ban đầu, như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài...,:

+ Trường hợp không có bộ phận độc lập về bảo hành sản phẩm, hàng hoá:

Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến việc bảo hành sản phẩm, hàng hoá, ghi:

Nợ các tài khoản 621, 622, 627,...

Nợ tài khoản 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (nếu có)

Có các tài khoản 111, 112, 152, 214, 331, 334, 338,...

Cuối kỳ, kết chuyển chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá thực tế phát sinh trong kỳ, ghi:

Nợ tài khoản 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có các tài khoản 621, 622, 627,...

Khi sửa chữa bảo hành sản phẩm, hàng hoá hoàn thành bàn giao cho khách hàng, ghi:

Nợ tài khoản 352 - Dự phòng phải trả (3521)

Nợ tài khoản 641 - Chi phí bán hàng (phần dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hoá còn thiếu)

Có tài khoản 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

+ Trường hợp có bộ phận độc lập về bảo hành sản phẩm, hàng hoá, số tiền phải trả cho bộ phận bảo hành về chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp hoàn thành bàn giao cho khách hàng, ghi:

Nợ tài khoản 352 - Dự phòng phải trả (3521)

Nợ tài khoản 641 - Chi phí bán hàng (chênh lệch nhỏ hơn giữa dự phòng phải trả bảo hành sản phẩm, hàng hoá so với chi phí

thực tế về bảo hành)

Có tài khoản 336 - Phải trả nội bộ.

- Khi lập Báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải xác định số dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa cần trích lập:

+ Trường hợp số dự phòng cần lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch hạch toán vào chi phí, ghi:

Nợ tài khoản 641 - Chi phí bán hàng

Có tài khoản 352 - Dự phòng phải trả (3521).

+ Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:

Nợ tài khoản 352 - Dự phòng phải trả (3521)

Có tài khoản 641 - Chi phí bán hàng.

Dự phòng phải trả là gì năm 2024
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023

Dự phòng phải trả là gì năm 2024

Hướng dẫn tài khoản 352 (dự phòng phải trả) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 3)

(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)

3.2. Kế toán khoản dự phòng bảo hành công trình xây dựng

- Việc trích lập dự phòng bảo hành công trình xây dựng được thực hiện cho từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành, bàn giao trong kỳ. Khi xác định số dự phòng phải trả về chi phí bảo hành công trình xây dựng, ghi:

Nợ tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung

Có tài khoản 352 - Dự phòng phải trả (3522).

- Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây dựng đã lập ban đầu, như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài...,:

+ Trường hợp doanh nghiệp tự thực hiện việc bảo hành công trình xây dựng:

Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến việc bảo hành, ghi:

Nợ các tài khoản 621, 622, 627,...

Nợ tài khoản 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (nếu có)

Có các tài khoản 111, 112, 152, 214, 331, 334, 338,...

Cuối kỳ, kết chuyển chi phí bảo hành thực tế phát sinh trong kỳ, ghi:

Nợ tài khoản 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có các tài khoản 621, 622, 627,...

Khi sửa chữa bảo hành công trình hoàn thành bàn giao cho khách hàng, ghi:

Nợ tài khoản 352 - Dự phòng phải trả (3522)

Nợ tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán (chênh lệch giữa số dự phòng đã trích lập nhỏ hơn chi phí thực tế về bảo hành)

Có tài khoản 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

+ Trường hợp giao cho đơn vị trực thuộc hoặc thuê ngoài thực hiện việc bảo hành, ghi:

Nợ tài khoản 352 - Dự phòng phải trả (3522)

Nợ tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán (chênh lệch giữa số dự phòng đã trích lập nhỏ hơn chi phí thực tế về bảo hành)

Có các tài khoản 331, 336...

- Hết thời hạn bảo hành công trình xây dựng, nếu công trình không phải bảo hành hoặc số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây dựng lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số chênh lệch phải hoàn nhập, ghi:

Dự phòng phải trả khác là gì?

+ Dự phòng phải trả khác, bao gồm cả khoản dự phòng trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật, khoản dự phòng cho việc sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định định kỳ (theo yêu cầu kỹ thuật), khoản dự phòng phải trả đối với hợp đồng có rủi ro lớn mà trong đó những chi phí bắt buộc phải trả cho các nghĩa vụ liên quan ...

Tại sao cần phải lập dự phòng?

Việc trích lập dự phòng giúp doanh nghiệp tự bảo vệ mình trước những sự cố không mong muốn như thiên tai, tai nạn, thất thoát hàng hóa hoặc chậm thanh toán từ khách hàng. Đảm bảo khả năng tài chính của doanh nghiệp: Việc trích lập dự phòng giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng tài chính của mình trong tương lai.

Tài khoản 352 trong kế toán là gì?

Hệ thống tài khoản - 352. Dự phòng phải trả. a) Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản dự phòng phải trả hiện có, tình hình trích lập và sử dụng dự phòng phải trả của doanh nghiệp.

Chi phí phải trả là gì?

Chi phí phải trả (còn gọi là chi phí trích trước): Là những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được ghi nhận là chi phí của kỳ hạch toán. 1. Chi phí phải trả trong doanh nghiệp thường bao gồm: – Chi phí sửa chữa tài sản cố định trong kỳ kế hoạch.