Dự án cát linh hà đông đội vốn bao nhiêu năm 2024

Cụ thể, quyết định điều chỉnh tăng 911 tỉ đồng kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách T.Ư giai đoạn 2021 - 2025 (bao gồm 223 tỉ đồng vốn trong nước và 687,9 tỉ đồng vốn nước ngoài) cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (phần thực hiện dự án) của Bộ GTVT.

Dự án cát linh hà đông đội vốn bao nhiêu năm 2024

Dự án Cát Linh - Hà Đông được tăng vốn

Mt

Về triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách T.Ư giai đoạn 2021 - 2025, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT căn cứ kế hoạch đầu tư công trung hạn giao cho các cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công, chi tiết danh mục dự án và mức vốn ngân sách T.Ư bố trí cho dự án theo quy định; chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu báo cáo.

Các bộ KH-ĐT, Tài chính căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao về quản lý nhà nước đối với đầu tư công chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và cơ quan liên quan tính chính xác của các nội dung, số liệu báo cáo, bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông dài 13 km, tổng mức đầu tư ban đầu năm 2008 là 8.769 tỉ đồng (tương đương 552,8 triệu USD). Đến năm 2017, dự án được điều chỉnh tổng vốn đầu tư tăng hơn 18.000 tỉ đồng (khoảng 868 triệu USD). Dự án sử dụng vốn vay của Chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng trong nước.

Tháng 11.2021, đường sắt Cát Linh - Hà Đông chính thức vận hành thương mại. Sau hơn một năm hoạt động, dự án này đã phục vụ khoảng 7,3 triệu lượt khách, trong đó hơn 10.000 người dùng vé tháng.

Tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông do Bộ Giao thông Vận tải làm Chủ đầu tư. Tuyến có chiều dài 13.1 km, được khởi công xây dựng vào ngày 10/10/2011 và dự kiến hoàn thành công tác xây dựng vào 30.9.2017, đưa vào vận hành thương mại trong Quý I/2018.

Tuyến Cát Linh - Hà Đông là tuyến số 3 trong hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội, và là tuyến thứ hai của dự án được đề xuất, sau tuyến Yên Viên - Ngọc Hồi, trong số 8 tuyến được quy hoạch. Tuyến này được đầu tư xây dựng bằng vốn vay ODA của Trung Quốc, ký năm 2008. Dự án có tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD vào năm 2008 trong đó vốn của Chính phủ Việt Nam là 133,86 triệu USD. Thêm vào đó là nguồn vốn vay ưu đãi của Trung Quốc 419 triệu USD. Tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 886 triệu USD, đội vốn 250 triệu USD.

Tuyến 2A: Cát Linh - Hà Đông sẽ có 13 đoàn tàu (52 toa xe) với 4 toa xe/đoàn tàu. Chiều dài đoàn tàu 79 m, chiều cao toa tàu tính từ mặt ray đến đỉnh tàu 3,8 m, độ rộng lớn nhất toa tàu 2,8 m, tốc độ tối đa 80 km/giờ, tốc độ khai thác trung bình ≥ 35 km/giờ. Năng lực vận chuyển tối đa khoảng 28.500 hành khách/giờ/hướng. Điểm đầu của Tuyến tại nút giao cắt đường Cát Linh - Giảng Võ, đi theo đường Hào Nam, qua phố Hoàng Cầu tới đường Láng, sau đó chạy ngang qua sông Tô lịch, chạy dọc theo trục đường Nguyễn Trãi - Trần Phú - Quang Trung và kết thúc tại ga Bến xe Yên Nghĩa. Dự án gồm 12 nhà ga: Cát Linh, La Thành, Thái Hà, Láng, Thượng Đình, Vành đai 3, Phùng Khoang, Văn Quán, Hà Đông (bến xe Hà Đông cũ), La Khê, Văn Khê, Yên Nghĩa (bến xe khách Yên Nghĩa). Tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông được trang bị 13 đoàn tàu với công nghệ hiện đại. Đoàn tàu chạy bằng điện với hệ thống cung cấp điện từ Ray thứ 3, có an toàn và ổn định cao cũng như đảm bảo mỹ quan đô thị. Đoàn tàu là loại có cabin lái hai chiều và hoàn toàn có thể đổi chiều ở cả hai đầu của đoàn tàu. Chiều dài trung bình toa xe sẽ là khoảng 20 m với 4 cửa bên (mỗi phía) cho một toa xe. Tốc độ tối đa của đoàn tàu khi vận hành là 80 km/h. Mỗi đoàn tàu có thể chuyên chở tối đa khoảng 1000 hành khách (theo tiêu chuẩn châu Âu 6 hành khách/m²). Khổ ray tiêu chuẩn 1435mm, sử dụng công nghệ hàn liền để đảm bảo tốc độ chạy tàu cao, chống ồn, chống rung, được lắp đặt các thiết bị chống trật bánh tàu. Depot của Tuyến Metro Cát Linh - Hà Đông được đặt tại phường Phú Lương, quận Hà Đông với diện tích khoảng 19.6 ha, bao gồm các hạng mục chính như: Trung tâm điều hành vận tải OCC, xưởng bảo trì đoàn tàu, bãi tập kết tàu, bãi thử tàu, tòa nhà hành chính, trung tâm đào tạo, nhà kho,...

TPO - Hiện, Hà Nội đang triển khai xây dựng 2 dự án đường sắt đô thị là tuyến Nhổn - ga Hà Nội và Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, nhưng cả 2 dự án này đều chậm tiến độ, nhiều vướng mắc và tiếp tục đội vốn dẫn tới phải điều chỉnh thủ tục đầu tư.

Thông tin cập nhật từ Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho thấy, hiện dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội và Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo do UBND TP.Hà Nội làm chủ đầu tư đang chậm tiến độ, phải điều chỉnh tăng vốn đầu tư.

Trong đó, dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội dự kiến đội vốn thêm hơn 1.900 tỷ đồng, dự án đường sắt Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo dự kiến đội vốn thêm hơn 16.000 tỷ đồng. Bên cạnh, thời hạn các dự án này đưa vào khai thác thương mại phục vụ người dân vẫn còn khó đoán định sau nhiều lần gia hạn.

Đường sắt Nhổn - ga Hà Nội: 13 năm chưa xong

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Nhổn – ga Hà Nội dài hơn 12,5km (đoạn đi trên cao hơn 8,5km, còn lại đi ngầm), với 12 ga, khai thác 10 đoàn tàu (mỗi đoàn 4 toa). Tổng vốn đầu tư theo quyết định đã điều chỉnh lần gần nhất là 32.910 tỷ đồng (tương đương hơn 1,17 tỷ Euro), sử dụng vốn vay ODA và phần đối ứng trong nước. Khi phê duyệt dự án, Hà Nội đặt mục tiêu đưa vào sử dụng năm 2010, nhưng thực tế tới nay vẫn chưa rõ ngày về đích, và đang điều chỉnh tăng thêm vốn.

Dự án được lập báo cáo tiền khả thi từ năm 2002, phê duyệt đầu tư năm 2006, là dự án đường sắt đô thị đầu tiên ở Việt Nam được bắt tay nghiên cứu và triển khai khởi công. Định hướng khi, Hà Nội sẽ triển khai dự án này để thí điểm, đúc rút kinh nghiệm cho triển khai các dự án khác. Tuy nhiên, tới nay, dự án chưa thể hoàn thành đưa vào vận hành.

Bộ GTVT dẫn báo cáo của chủ đầu tư cho thấy, tới nay, tiến độ tổng thể dự án đạt khoảng 76% khối lượng, trong đó phần trên cao đạt gần 99%, đoạn đi ngầm đạt hơn 33%. Quá trình triển khai dự án gặp nhiều vướng mắc, nên tiến độ thi công chưa đáp ứng yêu cầu.

Dự án cát linh hà đông đội vốn bao nhiêu năm 2024

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội đã trải qua năm thứ 13 xây dựng vẫn chưa hẹn ngày về đích dù được gắn "mác" thí điểm.

Tới nay chỉ có gói một số gói thầu đoạn trên cao hoàn thành, như thi công tuyến trên cao, ga trên cao, hạ tầng kỹ thuật khu depot (khu kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa); các gói thầu còn lại đều dở dang. Đặc biệt, với đoạn trên cao, gói thầu số 5 (kiến trúc khu depot) và gói thầu số 6 (hệ thống đường sắt, thiết bị depot, tín hiệu điều khiển, cấp điện) chưa thể hoàn thành do nhà thầu chậm bàn giao các toà nhà tại khu depot.

Dự án đường sắt trên còn gặp vướng mắc liên quan tới mẫu hợp đồng thầu quốc tế khác quy định của Việt Nam; vướng mắc trong nghiệm thu, bàn giao, chứng nhận an toàn hệ thống; chậm thanh toán, mặt bằng khiến các nhà thầu tạm dừng hoặc giảm tiến độ công việc, khởi kiện đòi bồi thường chi phí (như nhà thầu gói thầu số 6, 7, 8, 9 và tư vấn Systra)…

Dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội từng 2 lần phải điều chỉnh dự án, tổng vốn đầu tư tăng từ 783 triệu Euro lên hơn 1,17 tỷ Euro (trên 32.910 tỷ đồng). Do dự án kéo dài, phát sinh thêm chi phí, UBND TP.Hà Nội đang hoàn thiện thủ tục trình Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, trọng tâm chính là tăng tổng mức đầu tư lên 34.800 tỷ đồng (tăng thêm hơn 1.900 tỷ đồng), lùi tiến độ hoàn thành từ năm 2022 sang năm 2027.

Sau 4 tháng của năm 2023, dự án mới giải ngân được hơn 800 triệu đồng vốn kế hoạch của năm.

Đường sắt Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo chưa hẹn ngày khởi công

Dự án đường sắt Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo được UBND TP.Hà Nội phê duyệt năm 2008, mục tiêu hoàn thành năm 2020, nhưng tới nay vẫn chưa hẹn ngày khởi công.

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo dài hơn 11,5km (đi trên cao 3km, còn lại đi ngầm), tổng vốn đầu tư được duyệt năm 2008 là 19.555 tỷ đồng (tương đương 131 tỷ Yên). Dự án sử dụng vốn ODA Nhật Bản và đối ứng trong nước. Dự kiến ban đầu tuyến đường sắt hoàn thành đưa vào khai thác năm 2020, nhưng thực tế tới nay vẫn chưa rõ ngày khởi công, và đang điều chỉnh tăng vốn đầu tư.

Bộ GTVT dẫn báo cáo của chủ đầu tư cho thấy, tới nay, dự án mới hoàn thành thiết kế, dự toán gói thầu xây dựng đoạn trên cao và depot, các gói thầu còn lại chưa lựa chọn được nhà thầu để thiết kế, dự toán. Hà Nội đang thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư và điều chỉnh dự án.

Với mặt bằng, khu depot đã thu hồi đất nông nghiệp, các cơ quan, đang kiểm đếm đất ở; các ga trên cao đã giải phóng mặt bằng đạt 92%, ga ngầm đạt 79%.

Trong 4 tháng năm nay, dự án chưa giải ngân được đồng vốn kế hoạch nào.

Dự án đường sắt Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo phải điều chỉnh dự án, do thời gian triển khai kéo dài, chi phí tăng.

Trọng tâm điều chỉnh là tăng tổng mức đầu tư dự án từ 19.555 tỷ đồng lên 35.678 tỷ đồng (tăng thêm hơn 16.123 tỷ đồng). Hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư đang được Bộ KH&ĐT thẩm định trước khi trình Thủ tướng xem xét quyết định.

Vướng mắc chính với dự án trên liên quan vị trí quy hoạch để xây dựng nhà ga C9 (bên bờ hồ Hoàn Kiếm), việc này đã kéo dài nhiều năm qua do còn các ý kiến khác nhau, làm ảnh hưởng tới tiến độ dự án, hiệu quả đầu tư.