Dự án cá tầm cá hồi tại thanh hóa năm 2024

Thanh Hóa - Cách đây hơn 1 thập kỷ, ông Hà Khắc Sâm (ở thị trấn huyện Lang Chánh) đã quyết định “bỏ phố” lên núi Pù Rinh dựng lán, xây bể nuôi cá tầm. Đây được xem là một mô hình nuôi cá tầm duy nhất ở xứ Thanh, mỗi năm mô hình này giúp ông Sâm thu về cả tỉ đồng và giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động.

Núi Pù Rinh (thuộc bản Năng Cát, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) được biết đến là nơi có khí hậu ôn hòa, với nền nhiệt thấp và thuận lợi cho việc nuôi các loại cá, đặc biệt là cá ở những vùng ôn đới. Ảnh: Q.DNăm 2009, sau khi khảo sát thực địa, ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa nhận thấy khu vực chân núi Pù Rinh là địa điểm thích hợp. Sau đó, Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng phương án thử nghiệm nuôi cá xứ ôn đới tại đây. Cùng với đó là động viên, hỗ trợ gia đình ông Hà Khắc Sâm triển khai nuôi thử nghiệm mô hình này. Ảnh: Q.DĐến năm 2010, ông Hà Khắc Sâm (ở thị trấn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) đã quyết định “bỏ phố” lên núi Pù Rinh xây dựng mô hình nuôi cá tầm. Ảnh: Q.DBan đầu, ông Sâm cho xây 3 bể nuôi, với tổng diện tích khoảng 300 m2, và cho ngăn đoạn suối nhỏ để dẫn nước về các bể. Chi phí đầu tư ban đầu khoảng gần 3 tỉ đồng. Các loại cá ông chọn nuôi là cá hồi, cá tầm, cá trắng châu Âu. Ảnh: Q.DTuy nhiên, trải qua nhiều thăng trầm, thậm chí thất bại, đến nay ông nhận thấy cá tầm là loài cá thích hợp nhất để nuôi và phát triển tại đây. Ảnh: Q.DSau hơn 1 thập kỷ, gia đình ông Sâm đã phát triển từ 3 bể lên tới 9 bể nuôi, với hàng chục nghìn con cá tầm (cả cá thịt và cá giống). Ảnh: Q.DHiện nay, giá cá tầm bán tại trang trại khoảng 250.000 đồng/1kg. Mỗi năm, gia đình ông Sâm xuất bán khoảng 15 tấn cá, với tổng doanh thu hàng tỉ đồng. Ngoài ra, tại đây cũng giải quyết công ăn việc làm thường xuyên cho 3 lao động chính và nhiều lao động thời vụ. Ảnh: Q.DĐược biết, ngoài việc nuôi cá tầm thịt, gia đình ông Sâm còn có cá tầm giống để nuôi kế đàn và cung ứng cho người dân khi có nhu cầu nuôi. Ảnh: Q.DCũng theo ông Sâm, hiện tại ngoài việc nuôi cá tầm, ông cũng triển khai thêm việc đón khách đến thăm quan, du lịch công động và phục vụ ăn uống tại chỗ. Ảnh: Q.D“Bản Năng Cát là địa điểm du lịch công động, nên những năm qua, nhiều du khách về đây cũng đến thăm mô hình trang trại của gia đình tôi. Tại đây, du khách được thưởng thức nhiều món ăn chế biến từ cá tầm, và các món đặc sản của núi rừng. Đặc biệt, cách khu trang trại chừng vài trăm mét, du khách được thỏa sức hòa mình vào dòng thác 7 tầng đầy hoang sơ và mát lạnh”- ông Sâm chia sẻ.

Ông Trịnh Đức Hùng - Chủ tịch UBND xã Trí Nang, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) cho biết, mô hình nuôi cá tầm của gia đình ông Hà Khắc Sâm là mô hình làm kinh tế điển hình của xã, những năm qua, mô hình này đã phát huy được hiệu quả cao, thậm chí có năm thu hoạch sản lượng lên đến mười mấy tấn cá và giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.

“Hiện nay, thấy hiệu quả kinh tế cao từ mô hình này, nên 1 hộ dân trong xã cũng đã làm theo và nuôi hơn 10 bể cá. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền, động viên và sẵn sàng hỗ trợ các hộ dân, nếu có nguyện vọng học tập và nhân rộng mô hình này” - ông Hùng chia sẻ.

Hơn 10 năm trước, ông Hà Khắc Sâm (trú thị trấn Lang Chánh, Thanh Hóa) đã quyết định “bỏ phố” lên núi Pù Rinh dựng lán, xây bể nuôi cá tầm. Đến nay, sau những ngày tháng 'trầy da, tróc vẩy', ông đã xây dựng được mô hình nuôi cá tầm số 1 ở Thanh Hóa, tìm được đầu ra, sau khi xuất bán, cho lãi hàng trăm triệu đồng.

Năm 2010, vừa từ nước ngoài trở về và đang là chủ của một doanh nghiệp xây dựng ở TP Thanh Hóa, ông Hà Khắc Sâm biết được thông tin UBND tỉnh Thanh Hóa đang khảo sát đưa mô hình nuôi cá tầm, cá hồi từ Sa Pa (Lào Cai) về nuôi thử tại huyện Lang Chánh, do nguồn nước khu vực núi Pù Rinh có nhiệt độ phù hợp nuôi loại cá quý này.

Với máu mê kinh doanh, ông Sâm đã đứng ra nhận dự án, dù bản thân chưa hề có kinh nghiệm với nghề nuôi cá. Thấy được quyết tâm của ông Sâm, UBND huyện Lang Chánh đồng ý để ông thực hiện dự án nuôi cá này, được UBND tỉnh Thanh Hóa hỗ trợ 200 triệu đồng. "Nói thật, lúc đó nhận dự án tôi cũng rất lo, kinh nghiệm chưa có, đây lại là dự án điểm, thành công thì không sao nhưng thất bại không biết sẽ như thế nào vì vốn đầu tư cho loài cá khó tính này rất lớn" - ông Sâm nhớ lại.

Được huyện Lang Chánh trao gửi niềm tin, ông Sâm bắt tay ngay vào việc, biến vùng đất gian khó, hoang vu dưới chân núi Pù Rinh thành một trang trại nuôi cá tầm, cá hồi. "Khi đã vào việc mới thấy dự án này khó khăn thế nào, dòng nước suối Tá nằm tít trên đỉnh Pù Rinh, trong khi việc dẫn nước xuống núi rất khó khăn. Ngoài bỏ công sức ra mở đường đưa nước về bể, tôi còn đi khắp các trại nuôi cá tại Sa Pa để học hỏi kỹ thuật nuôi. Lúc đầu, nhiều người tỏ ra ái ngại cho dự án này của tôi, vì theo nhiều người, chỉ có "khùng" mới lên núi nuôi cá" - ông Sâm cho hay.

Khi việc chuẩn bị đã căn bản, ngay vụ đầu tiên ông Sâm đã bỏ ra 420 triệu đồng để mua 6.000 con cá hồi về thả. Đến thời điểm thu hoạch, ông Sâm không thể lường trước được khó khăn đầu ra, do thị trường trong tỉnh chưa chuộng loại cá này nên ông phải mang cá ra tận Hà Nội tìm nơi tiêu thụ. "Loài cá này sống trong môi trường nước lạnh nên bị chết nhiều trong quá trình vận chuyển đi tiêu thụ xa. Lứa nuôi đầu tiên vì thế chỉ hòa vốn" - ông Sâm tâm sự.

Dự án cá tầm cá hồi tại thanh hóa năm 2024

Bể nuôi cá tầm tại trang trại của ông Hà Khắc Sâm

Do là nghề mới lạ, chi phí nuôi lớn nên đến lứa thứ 2, gia đình ông Sâm bắt đầu thấy lo lắng khi cuối năm 2011, toàn bộ số cá khoảng 8 tấn mà gia đình bỏ công, bỏ sức nuôi suốt nhiều tháng bị một trận mưa lớn cuốn trôi tất cả. Hàng tỉ đồng bỏ ra suốt 2 năm coi như đi tong. Vợ ông, vì mất tiền tiếc của, ốm cả tháng trời.

"Sau vụ đó, nhiều người động viên, chia sẻ nhưng cũng có người khuyên ngăn nên dừng lại. Nhưng tiếc bao công sức đã bỏ ra, lại được sự động viên, hỗ trợ của chính quyền địa phương, tôi quyết tâm làm lại. Để có tiền, gia đình đã vay thêm 1 tỉ đồng từ ngân hàng để xây thêm 6 bể nuôi cá thương phẩm và 5 bể cá giống. Năm 2013, ngoài thả 4.000 con cá hồi, tôi đưa về nuôi thử nghiệm 10.000 con cá tầm" - ông Sâm nhớ lại.

Trời không phụ công người, sau vụ xuống giống này ông Sâm đã xuất bán, thu về trên 2 tỉ đồng, trừ hết chi phí, còn lãi khoảng 500 triệu đồng. Kể từ lần đó, nghề nuôi cá tầm, cá hồi của gia đình ông Sâm cứ thế phát triển theo từng năm, giúp gia đình có nguồn thu nhập cao, ổn định, đồng thời tạo ra thương hiệu "vua" cá tầm, cá hồi trên đất Thanh Hóa.

Dự án cá tầm cá hồi tại thanh hóa năm 2024

Ông Sâm giới thiệu sản phẩm cá tầm nuôi ở trang trại của mình

Nâng tầm vị thế huyện nghèo

Theo ông Hà Khắc Sâm, bình quân mỗi năm trang trại xuất khoảng 9 tấn cá thương phẩm, với giá bán 400.000 đồng/kg cá hồi, 250.000 đồng/kg cá tầm, doanh thu gần 3 tỉ đồng, lời khoảng 500 - 600 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Không chỉ mang lại nguồn thu ổn định cho gia đình, trang trại của ông còn tạo việc làm cho 3 lao động thường xuyên với mức lương từ 6 -7 triệu đồng/tháng và nhiều lao động mùa vụ.

Ông Sâm cho biết ngoài nguồn nước lạnh (là yếu tố tiên quyết) thì việc lựa chọn nguồn thức ăn cũng rất quan trọng. Hầu hết thức ăn cho cá của trang trại đều được ông nhập từ nước ngoài về, giá cả rất đắt đỏ nhưng khi xuất bán thịt cá sẽ thơm ngon, bảo đảm dinh dưỡng nên bán được giá. "Cá nuôi ở đây có nguồn nước sạch sẽ, khí hậu mát quanh năm, cá khỏe mạnh nên ngon không thua kém cá nhập khẩu từ nước ngoài. Gia đình đang dự định sắp tới đây, sẽ đầu tư mở rộng thêm vài bể lớn để nuôi cá, mở rộng thị trường tiêu thụ ra các địa phương khác" - ông Sâm phấn khởi.

Ông Trịnh Đức Hùng, Chủ tịch UBND xã Trí Nang, khẳng định mô hình nuôi cá tầm, cá hồi của gia đình ông Sâm là mô hình điểm của địa phương, có hiệu quả kinh tế cao. "Chúng tôi đang nghiên cứu mở rộng mô hình, từ đó giúp người dân có thêm nguồn thu nhập, tạo sự kết hợp đưa du lịch cộng đồng phát triển hơn nữa vì xã chúng tôi có tiềm năng về du lịch" - ông Hùng nói.

Nhờ mô hình nuôi cá tầm, cá hồi của ông Sâm mà huyện nghèo Lang Chánh cũng dần được nhiều người biết đến, tạo cộng hưởng cho du lịch cộng đồng của địa phương vươn xa ra nhiều tỉnh, thành. Bởi, quanh khu vực dãy núi Chí Linh có rất nhiều cảnh đẹp như thác Bảy Tầng, thác Ma Hao, chùa Mèo… Trước đây, du khách thường tới tắm thác rồi về, công tác nghỉ ngơi, ăn uống chưa được chú trọng. Tuy nhiên, trong những năm qua, huyện Lang Chánh đã quan tâm, đầu tư hạ tầng để phát triển du lịch cộng đồng, trong đó các món ẩm thực của địa phương không thể thiếu được 2 loại cá đặc sản từ trang trại của gia đình ông Sâm.