Đội tuyển uruguay world cup 2023

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nội dung chính Show

  • Danh hiệu[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đồng phục[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phong cách[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thành tích[sửa | sửa mã nguồn]
  • Giải bóng đá vô địch thế giới[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cúp Liên đoàn các châu lục[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cúp bóng đá Nam Mỹ[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thế vận hội Mùa hè[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đại hội Thể thao liên Mỹ[sửa | sửa mã nguồn]
  • Lịch đấu[sửa | sửa mã nguồn]
  • 2022[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cầu thủ[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đội hình gần nhất[sửa | sửa mã nguồn]
  • Triệu tập gần đây[sửa | sửa mã nguồn]
  • Kỷ lục cầu thủ[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
  • Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Uruguay

Biệt danhLos Charrúas
La Celeste
(Màu xanh da trời)
Hiệp hộiHiệp hội bóng đá Uruguay
Liên đoàn châu lụcCONMEBOL (Nam Mỹ)
Huấn luyện viên trưởngDiego Alonso
Đội trưởngDiego Godín
Thi đấu nhiều nhấtDiego Godín (151)
Ghi bàn nhiều nhấtLuis Suárez (65)
Sân nhàCentenario
Mã FIFAURU

Áo màu chính

Áo màu phụ

Hạng FIFA
Hiện tại 13

(25 tháng 8 năm 2022)[1]
Cao nhất2 (6.2012)
Thấp nhất76 (12.1998)
Hạng Elo
Hiện tại 11

1 (10 tháng 7 năm 2022)[2]
Cao nhất1 (khoảng thời gian 1920-31)
Thấp nhất46 (3.1980)
Trận quốc tế đầu tiên

 
Uruguay
2–3 Argentina 


(Montevideo, Uruguay; 16 tháng 5 năm 1901)
Trận thắng đậm nhất

 
Uruguay
9–0 Bolivia 


(Lima, Peru; 9 tháng 11 năm 1927)
Trận thua đậm nhất

 
Uruguay
0–6 Argentina 


(Montevideo, Uruguay; 20 tháng 7 năm 1902)
Giải thế giới
Sồ lần tham dự14 (Lần đầu vào năm 1930)
Kết quả tốt nhấtVô địch (1930 và 1950)
Cúp bóng đá Nam Mỹ
Sồ lần tham dự44 (Lần đầu vào năm 1916)
Kết quả tốt nhấtVô địch (1916, 1917, 1920,
1923, 1924, 1926, 1935,
1942, 1956, 1959, 1967,
1983, 1987, 1995 và 2011)
Cúp Liên đoàn các châu lục
Sồ lần tham dự2 (Lần đầu vào năm 1997)
Kết quả tốt nhấtHạng tư (1997 và 2013)
Thành tích huy chương Olympic
Bóng đá nam

Paris 1924 Đồng đội

Amsterdam 1928 Đồng đội

Đội tuyển bóng đá quốc gia Uruguay (tiếng Tây Ban Nha: Selección de fútbol de Uruguay) là đội tuyển bóng đá do Hiệp hội bóng đá Uruguay quản lý và đại diện cho Uruguay, quốc gia ít dân nhất trong nhóm có đội tuyển từng đoạt cúp thế giới.

Uruguay là đội bóng giàu truyền thống và có thành tích ở môn bóng đá nam thuộc tốp đầu khu vực Nam Mỹ bên cạnh Brasil và Argentina, những đối thủ láng giềng đều là bại tướng của Uruguay ở chung kết World Cup trong đó bao gồm kỳ World Cup đầu tiên năm 1930 do chính Uruguay chủ trì. Uruguay có số lần đăng quang ngôi vô địch Nam Mỹ nhiều nhất với 15 lần. Đội cũng có 1 lần vô địch Pan American Games là vào năm 1983. Uruguay cũng có 2 lần vô địch World Cup (1930 và 1950) và 2 lần vô địch Olympic (1924 và 1928).

Danh hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

Vô địch: 1930; 1950
  • Vô địch Nam Mỹ: 15
Vô địch (15): 1916; 1917; 1920; 1923; 1924; 1926; 1935; 1942; 1956; 1959; 1967; 1983; 1987; 1995; 2011Á quân (6): 1919; 1927; 1939; 1941; 1989; 1999Hạng ba (9): 1921; 1922; 1929; 1937; 1947; 1953; 1957; 1975; 2004
  • Bóng đá nam tại Olympic:

1924; 1928
  • Bóng đá nam tại Americas Games:

1983

Đồng phục[sửa | sửa mã nguồn]

Logo trên áo đấu của đội tuyển quốc gia có 4 sao mặc dù Uruguay chỉ mới vô địch 2 kỳ World Cup. Hai trong số đó kỷ niệm hai lần vô địch World Cup và hai còn lại thì để kỷ niệm hai lần giành huy chương vàng môn bóng đá Olympic những năm 1920 thời điểm khi mà FIFA vẫn công nhận các giải bóng đá ở Olympic là giải vô địch thế giới.[3]

Những năm 1900, Uruguay sử dụng các trang phục áo đấu khác nhau. Chiếc áo đấu đầu tiên đội mặc lấy từ câu lạc bộ Albion trong trận đấu đầu tiên của mình với Argentina năm 1901.[4]

Năm 1910, câu lạc bộ River Plate đánh bại Alumni của Argentina 2–1. River Plate mặc trang phục phụ cho trận đấu đó, là áo đấu màu xanh nhạt do áo đấu sân nhà của họ trùng màu với áo đấu của Alumni.[5] Một người tên Ricardo LeBas đề xuất cho tuyển quốc gia của Uruguay mặc áo đấu xanh nhạt để ghi nhớ chiến thắng lịch sử của River Plate. Đề xuất được chủ tịch hiệp hội bóng đá Uruguay Héctor Gómez chấp thuận.[6] Bộ áo đấu màu xanh nhạt bắt đầu được sử dụng từ trận đấu đội tuyển gặp và thắng đối thủ Argentina 3–1 ngày 15 tháng 8 năm 1910.[7]

Bộ áo đấu màu đỏ trước đó được sử dụng ở một số chuyến du đấu được dùng lại cho kỳ Copa América 1935. Chúng không được mặc lại (ngoại trừ trận gặp Colombia ở World Cup 1962[8]) cho tới năm 1991 khi chính thức trở thành trang phục thi đấu trên sân khách.[9]

1901 [note 1]

1902–03 [note 2]

1905–07 [note 3]

1910–nay [note 4]

Chú thích
  1. ^ Áo đấu của Albion F.C., mặc trong trận gặp Argentina với đội hình phần lớn các cầu thủ đến từ câu lạc bộ này.[10]
  2. ^ Áo mặc trong trận chính thức đầu tiên,[11] gặp Argentina ở Montevideo năm 1902,[4] cũng được mặc trong trận đấu thứ hai ở Buenos Aires năm 1903.[12]
  3. ^ Mẫu dựa trên hiệu kỳ tỉnh Artigas, mặc bởi các đại biểu Uruguay (Liga Uruguay v Nam Phi[4] và các trận đấu của Copa Lipton khoảng 1905–07).[12]
  4. ^ Mặc lần đầu trong một trận đấu Copa Lipton năm 1910.[5][6]

Phong cách[sửa | sửa mã nguồn]

Đánh bại Argentina với tỷ số 4-2 trong chung kết World Cup 1930, theo đánh giá của một số nhà báo đương thời, Uruguay vận dụng lối chơi kết hợp hoàn hảo giữa tấn công và phòng ngự trái ngược với lối chơi quá đậm chất cá nhân của các cầu thủ Argentina biến họ thành bại tướng.[13]

Theo một bài viết, dưới thời Oscar Tabárez, Uruguay đề cao hàng phòng ngự kỷ luật và sự chắc chắn và được so sánh giống với các đội bóng Ý, ví như Inter Milan. Máu lửa, chắc chắn, tinh quái kiểu đường phố và biết cách khai thác sai lầm của đối thủ là đặc sản của các cầu thủ Uruguay. Họ thường chơi với sơ đồ 4-4-2 phòng ngự chặt trung lộ, thu hẹp khoảng trống, áp sát quyết liệt giữa sân và hai biên. Khi tấn công thì phụ thuộc vào sự cơ động ranh mãnh của cặp tiền đạo và tận dụng tối đa các tình huống cố định.[14]

"Những thời khắc khó khăn có thể đè bẹp bất kì đội bóng nào khác, nhưng với đội tuyển Uruguay, nó lại khiến chúng tôi thể hiện được sức mạnh và cá tính của mình...xây dựng đội bóng dựa vào nền tảng vững chắc, qua đó hàng công có thể tỏa sáng và mang về những chiến thắng."

— Diego Lugano, tuyển thủ Uruguay, tiết lộ, đề cập những yếu tố phụ trợ như "tiếng gọi lịch sử" và "niềm đam mê".[15]

"Khi thấy quân đội nước mình, không người Uruguay nào cảm thấy tổ quốc mình ở đó. Và nhiều phương diện khác nơi đời sống xã hội thì cũng tương tự. Nhưng khi thấy đội bóng, có, họ thấy có Uruguay của mình ở đó. Hay là nói nếu bạn "mua một gói thuật kịch" ý nghĩa quốc gia, sẽ có gì đó hơn một đội bóng xảy đến với nước bạn."[16]

— Ignacio Pardo, nhà xã hội học, chỉ ra rằng người Uruguay xem đội tuyển như một trong những thế chế đại diện tiêu biểu nhất của quốc gia, biểu tượng quốc gia.

Người Uruguay bằng bóng đá nhìn thấy một bức họa vẽ nên cá tính dũng cảm của một dân tộc.[16] Trường phái bóng đá của Uruguay được biết đến với tính chất mạnh bạo và giàu tính thực dụng chiến thuật.[17] Nhà báo Fabio Salgueiro, từ cổng Terra, cho rằng "ý chí quyết tâm và ham muốn chiếm lĩnh, thắng thế có trong máu của những người Uruguay".[18] Luis Fernando Veríssimo cho biết: "Người Uruguay sẽ tìm mọi cách, mọi khả năng và nỗ lực hết mình để hạ đối thủ mạnh hơn họ".[19]

Thành tích[sửa | sửa mã nguồn]

Trước năm 1916, Uruguay chơi tổng cộng 30 trận thì trong đó 29 trận đều là đối đầu với Argentina. Năm 1924, đội tuyển Uruguay tới Paris và trở thành đội Nam Mỹ đầu tiên góp mặt tại Thế Vận Hội. Tương phản với các đối thủ châu Âu thời điểm đó, Uruguay có lối chơi thiên về bóng ngắn,[20] thắng tất cả các trận, hạ Thụy Sĩ 3–0 để giành huy chương vàng.

Giải bóng đá vô địch thế giới[sửa | sửa mã nguồn]

Sau lần thứ hai giành huy chương vàng Olympic năm 1928, Uruguay được chọn làm chủ nhà kỳ World Cup đầu tiên năm 1930. Dù giành được ngôi vương của giải đấu, Uruguay không hài lòng với việc chỉ có bốn đội từ châu Âu tham dự và cho rằng mình bị người Âu khinh thường. Họ quyết định tẩy chay World Cup 1934 do Ý làm chủ nhà[21] và World Cup 1938 mà Pháp đăng cai.[22]

Uruguay lần nữa vô địch thế giới vào năm 1950, hạ Brasil và tạo một cơn địa chấn gây sốc cho nhiều cổ động viên chủ nhà. Ở Uruguay, chính phủ tuyên bố ngày đó trở thành ngày nghỉ toàn quốc.[23]

Kể từ đó tới nay Uruguay không còn thống trị giải đấu cấp thế giới thêm lần nào nữa và thành tích của đội cũng không ổn định. Họ đã không vượt qua được vòng loại một số kỳ World Cup và có vị trí cao nhất tại vòng chung kết không vượt quá hạng bốn.

Năm Kết quả St T H [24] B Bt Bb

1930
Vô địch 4 4 0 0 15 3
1934-1938 Không tham dự

1950
Vô địch 4 3 1 0 15 5

1954
Hạng tư 5 3 0 2 16 9

1958
Không vượt qua vòng loại

1962
Vòng 1 3 1 0 2 4 6

1966
Tứ kết 4 1 2 1 2 5

1970
Hạng tư 6 2 1 3 4 5

1974
Vòng 1 3 0 1 2 1 6
1978-1982 Không vượt qua vòng loại

1986
Vòng 2 4 0 2 2 2 8

1990
Vòng 2 4 1 1 2 2 5
1994-1998 Không vượt qua vòng loại

2002
Vòng 1 3 0 2 1 4 5
2006 Không vượt qua vòng loại

2010
Hạng tư 7 3 2 2 11 8

2014
Vòng 2 4 2 0 2 4 6

2018
Tứ kết 5 4 0 1 7 3

2022
Vượt qua vòng loại

2026
Chưa xác định
Tổng cộng 14/22
2 lần: Vô địch
56 24 12 20 87 74

Cúp Liên đoàn các châu lục[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Kết quả St T H [24] B Bt Bb
1992-1995 Không giành quyền tham dự

1997
Hạng tư 5 3 0 2 8 6
1999-2009 Không giành quyền tham dự

2013
Hạng tư 5 2 1 2 14 7

2017
Không giành quyền tham dự
Tổng cộng 2/10
2 lần: Hạng tư
10 5 1 4 22 13

Cúp bóng đá Nam Mỹ[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Kết quả St T H [24] B Bt Bb

1916
Vô địch 3 2 1 0 6 1

1917
Vô địch 3 3 0 0 9 0

1919
Á quân 3 2 1 0 7 4

1920
Vô địch 3 2 1 0 9 2

1921
Hạng ba 3 1 0 2 3 4

1922
Hạng ba 4 2 1 1 3 1

1923
Vô địch 3 3 0 0 6 1

1924
Vô địch 3 2 1 0 8 1

1925
Bỏ cuộc

1926
Vô địch 4 4 0 0 17 2

1927
Á quân 3 3 0 0 15 4

1929
Hạng ba 3 1 0 2 4 6

1935
Vô địch 3 3 0 0 6 1

1937
Hạng ba 5 2 0 3 11 14

1939
Á quân 4 3 0 1 13 5

1941
Á quân 4 3 0 1 10 1

1942
Vô địch 6 6 0 0 21 2

1945
Hạng tư 6 3 0 3 14 6

1946
Hạng tư 5 2 0 3 11 9

1947
Hạng ba 7 5 0 2 21 8

1949
Hạng 6 7 2 1 4 14 20

1953
Hạng ba 6 3 1 2 15 6

1955
Hạng tư 5 2 1 2 12 12

1956
Vô địch 5 4 1 0 9 3

1957
Hạng ba 6 4 0 2 15 12

1959
Hạng 5 6 2 0 4 15 14

1959
Vô địch 5 4 1 0 9 3

1963
Bỏ cuộc

1967
Vô địch 5 4 1 0 13 2

1975
Bán kết 2 1 0 1 1 3

1979
Vòng bảng 4 1 2 1 5 5

1983
Vô địch 8 5 2 1 12 6

1987
Vô địch 2 2 0 0 2 0

1989
Á quân 7 4 0 3 11 3

1991
Vòng bảng 4 1 3 0 4 3

1993
Tứ kết 4 1 2 1 5 5

1995
Vô địch 6 4 2 0 11 4

1997
Vòng bảng 3 1 0 2 2 2

1999
Á quân 6 1 2 3 4 9

2001
Hạng tư 6 2 2 2 7 7

2004
Hạng ba 6 3 2 1 12 10

2007
Hạng tư 6 2 2 2 8 9

2011
Vô địch 6 3 3 0 9 3

2015
Tứ kết 4 1 1 2 2 3

2016
Vòng bảng 3 1 0 2 4 4

2019
Tứ kết 4 2 2 0 7 2

2021
Tứ kết 5 2 2 1 4 2

2024
Chưa xác định
Tổng cộng 15 lần: Vô địch 205 113 38 55 410 222

Thế vận hội Mùa hè[sửa | sửa mã nguồn]

  • (Nội dung thi đấu dành cho cấp đội tuyển quốc gia cho đến kỳ Đại hội năm 1988)
Năm Kết quả Thứ hạng St T H [24] B Bt Bb
1900-1920 Không tham dự

1924
Huy chương vàng 1st 5 5 0 0 20 2

1928
Huy chương vàng 1st 5 4 1 0 12 5

1936
Bỏ cuộc
1948-1972 Không vượt qua vòng loại

1976
Bỏ cuộc
1980-1988 Không vượt qua vòng loại
Tổng cộng2 lần huy
chương vàng
3/1910910327

Đại hội Thể thao liên Mỹ[sửa | sửa mã nguồn]

  • (Nội dung thi đấu dành cho cấp đội tuyển quốc gia cho đến kỳ Đại hội năm 1995)
Năm Kết quả Thứ hạng St T H [24] B Bt Bb
1951-1959 Không tham dự

1963
Hạng tư 4th 4 1 0 3 4 6
1967-1971 Không tham dự

1975
Vòng sơ loại 11th 2 0 1 1 1 2
1979 Không tham dự

1983
Huy chương vàng 1st 4 4 0 0 5 1
1987-1995 Không tham dự
Tổng cộng1 lần huy
chương vàng
3/1210514109

Lịch đấu[sửa | sửa mã nguồn]

2022[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ[sửa | sửa mã nguồn]

Đội hình gần nhất[sửa | sửa mã nguồn]

Đội hình 26 cầu thủ được triệu tập cho vòng loại World Cup 2022 gặp Peru và Chile vào tháng 3 năm 2021.
Số liệu thống kê tính đến ngày 29 tháng 3 năm 2022 sau trận gặp Chile.

Triệu tập gần đây[sửa | sửa mã nguồn]

COV Rút lui vì dương tính với COVID-19.
INJ Rút lui vì chấn thương.
PRE Đội hình sơ bộ.
RET Đã chia tay đội tuyển quốc gia.

Kỷ lục cầu thủ[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến ngày 29 tháng 3 năm 2022.[25]

Diego Godín là cầu thủ khoác áo đội tuyển quốc gia nhiều nhất với 157 trận.

Thi đấu nhiều nhất[sửa | sửa mã nguồn]

# Cầu thủ Năm thi đấu Số trận Bàn thắng
1 Diego Godín 2005– 157 8
2 Luis Suárez 2007– 132 68
3 Fernando Muslera 2009– 132 0
4 Edinson Cavani 2008– 130 54
5 Maxi Pereira 2005–2018 125 3
6 Diego Forlán 2002–2014 112 36
Martín Cáceres 2007– 112 4
8 Cristian Rodríguez 2005–2018 109 11
9 Diego Lugano 2003–2014 95 9
10 Egidio Arévalo Ríos 2006–2017 91 0

Luis Suárez là cầu thủ ghi bàn nhiều nhất cho đội tuyển quốc gia với 68 bàn thắng.

Ghi nhiều bàn thắng nhất[sửa | sửa mã nguồn]

# Cầu thủ Năm thi đấu Bàn thắng Số trận
1 Luis Suárez 2007– 68 132
2 Edinson Cavani 2008– 54 130
2 Diego Forlán 2002–2014 36 112
4 Héctor Scarone 1917–1930 31 52
5 Ángel Romano 1913–1927 28 69
6 Óscar Míguez 1950–1958 27 39
7 Sebastián Abreu 1996–2012 26 70
8 Pedro Petrone 1923–1930 24 29
9 Carlos Aguilera 1982–1997 22 64
Fernando Morena 1971–1983 22 53

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Bảng xếp hạng FIFA/Coca-Cola thế giới”. FIFA. 25 tháng 8 năm 2022. Truy cập 25 tháng 8 năm 2022.
  2. ^ Elo rankings change compared to one year ago. “World Football Elo Ratings”. eloratings.net. 10 tháng 7 năm 2022. Truy cập 10 tháng 7 năm 2022.
  3. ^ [1] Lưu trữ 2012-11-11 tại Wayback Machine
  4. ^ a b c Así ha evolucionado la camiseta de la Selección Uruguaya on MKT Registrado, 11 Apr 2018
  5. ^ a b 100 años de la camiseta celeste on El Observador, 11 Apr 2011
  6. ^ a b La historia de la Celeste on Montevideo Wanderers website
  7. ^ Origen de la camiseta celeste on Montevideo Antiguo
  8. ^ “FIFA World Cup 1962 Group 1 - Historical Football Kits”. www.historicalkits.co.uk.
  9. ^ "Camisetas alternativas", La Selección website”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2013.
  10. ^ “Historia del futbol uruguayo. Deportes en Uruguay. Enciclopedia gratis”. www.deportesenuruguay.eluruguayo.com.
  11. ^ "Historias, curiosidades y estadísticas de la Selección, tras sus "primeros" 900 partidos", El Gráfico, 4 Jul 2012
  12. ^ a b Argentina y Uruguay history on Viejos Estadios website
  13. ^ “CHÂN DUNG NHÀ VÔ ĐỊCH: Uruguay tại World Cup 1930”. Fan của đội đá với Manchester United. 31 tháng 5 năm 2018.
  14. ^ “Uruguay: Một Atletico Madrid phiên bản đội tuyển”. bongdaplus.vn. 10 tháng 6 năm 2019.
  15. ^ “Đội tuyển Uruguay: Tiếng gọi lịch sử Maracanazo”. thethaovanhoa.vn. 14 tháng 6 năm 2014.
  16. ^ a b “País inovador, Uruguai vê no futebol representação da identidade nacional”. sportv.globo.com. Sport TV. 18 tháng 6 năm 2018.
  17. ^ Pichonelli, Matheus; Vives, Fernando (19 tháng 6 năm 2011). “Ainda existe identidade no futebol”. www.cartacapital.com.br. CartaCapital (salvo em archive.is). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2022.
  18. ^ Salgueiro, Fábio (20 tháng 6 năm 2014). “Todos têm raça, o Uruguai tem alma”. esportes.terra.com.br. Esportes - Terra | | Fábio Salgueiro (salvo em Wayback Machine). Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2019.
  19. ^ Veríssimo, Luís Fernando (20 tháng 8 năm 1982). PLACAR Magazine | Abrindo o Jogo - Por que esse velho medo dos uruguaios?. Editora Abril. tr. 26 e 27. Truy cập 18 tháng 8 năm 2018.
  20. ^ “Football's debt to Uruguay”. BBC Sport. ngày 8 tháng 4 năm 2002. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2011.
  21. ^ “World Cup 1934: ĐKVĐ Uruguay bỏ giải vì tự ái, vị trí trung vệ ra đời”. bongdaplus.vn. 21 tháng 5 năm 2014.
  22. ^ “VCK World Cup 1938: Vũ hội bóng đá trước khói lửa chiến tranh”. bongdaplus.vn. 20 tháng 12 năm 2013.
  23. ^ “Football, football, football”. UruguayNow. Truy cập 13 tháng 5 năm 2010.
  24. ^ a b c d e Tính cả các trận hoà ở các trận đấu loại trực tiếp phải giải quyết bằng sút phạt đền luân lưu
  25. ^ “Uruguay - Record International Players”. www.rsssf.com.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đội tuyển bóng đá quốc gia Uruguay Lưu trữ 2012-06-14 tại Wayback Machine trên trang chủ của FIFA
Danh hiệu
Tiền nhiệm:
giải lần đầu
Vô địch thế giới
1930
Kế nhiệm:

 
Ý
Tiền nhiệm:

 
Ý
Vô địch thế giới
1950
Kế nhiệm:

 
Tây Đức
Tiền nhiệm:
giải lần đầu
Vô địch Nam Mỹ
1916; 1917
Kế nhiệm:

 
Brasil
Tiền nhiệm:

 
Brasil
Vô địch Nam Mỹ
1920
Kế nhiệm:

 
Argentina
Tiền nhiệm:

 
Brasil
Vô địch Nam Mỹ
1923; 1924
Kế nhiệm:

 
Argentina
Tiền nhiệm:

 
Argentina
Vô địch Nam Mỹ
1926
Kế nhiệm:

 
Argentina
Tiền nhiệm:

 
Argentina
Vô địch Nam Mỹ
1935
Kế nhiệm:

 
Argentina
Tiền nhiệm:

 
Argentina
Vô địch Nam Mỹ
1942
Kế nhiệm:

 
Argentina
Tiền nhiệm:

 
Argentina
Vô địch Nam Mỹ
1956
Kế nhiệm:

 
Argentina
Tiền nhiệm:

 
Argentina
Vô địch Nam Mỹ
1959
Kế nhiệm:

 
Bolivia
Tiền nhiệm:

 
Bolivia
Vô địch Nam Mỹ
1967
Kế nhiệm:

 
Peru
Tiền nhiệm:

 
Paraguay
Vô địch Nam Mỹ
1983, 1987
Kế nhiệm:

 
Brasil
Tiền nhiệm:

 
Argentina
Vô địch Nam Mỹ
1995
Kế nhiệm:

 
Brasil