Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật Hiến pháp

Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật Hiến pháp

a, Đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp

Đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp là những quan hệ xã hội do Luật Hiến pháp tác động vào nhằm thiết lập một trật tự xã hội nhất định phù hợp với ý chí nhà nước. Đó là những mối quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chế độ văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, địa vị pháp lý của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Những quan hệ xã hội này phản ánh những đặc điểm cơ bản của xã hội và nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gắn liền với việc tổ chức quyền lực nhà nước.

b, Phương pháp điều chỉnh của Luật Hiến pháp

Phương pháp điều chỉnh của Luật Hiến pháp là những cách thức mà Luật Hiến pháp tác động đến các quan hệ xã hội thuộc đối tuợng điều chỉnh của Luật Hiến pháp nhằm thiết lập một trật tự nhất định phù hợp với ý chí nhà nước.

Luật Hiến pháp sử dụng 2 phương pháp điều chỉnh sau :

Xác lập những nguyên tắc chung mang tính định hướng cho các chủ thể tham gia vào các quan hệ Luật Hiến pháp, đó là các nguyên tắc: Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhà nước và xã hội; nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa; nguyên tắc tập trung dân chủ; nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ giữa các dân tộc,… đây là phương pháp điều chỉnh đặc thù của Luật Hiến pháp.

Trong nhiều trường hợp Luật Hiến pháp quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ cụ thể của các chủ thể tham gia vào mỗi quan hệ pháp luật Hiến pháp nhất định. Ví dụ: Chủ tịch nước có quyền bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch Quốc hội; Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có quyền giải tán Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân,…

Nếu đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là các QHXH mà ngành luật đó tác động lên thì phương pháp điều chỉnh là cách thức mà ngành luật đó, hay trực tiếp hơn là các QPPL của ngành luật đó tác động lên đối tượng điều chỉnh của mình.?

Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật Hiến pháp

Phương pháp điều chỉnh luôn song hành với đối tượng điều chỉnh như hai yếu tố quyết định tới việc xác định một ngành luật độc lập. Tuy nhiên, để phân biệt một ngành luật độc lập, tính đặc thù của phương pháp điều chỉnh có thể không tuyệt đối như tính đặc thù của đối tượng điều chỉnh. Bên cạnh các phương pháp đặc thù của mình, một ngành luật độc lập vẫn có thể sử dụng phương pháp điều chỉnh giống như phương pháp điều chỉnh của ngành luật khác.

Phương pháp điều chỉnh nổi bật nhất của ngành LHP là xác lập những nguyên tắc chung cho các chủ thể khi tham gia vào các mối quan hệ mà ngành luật này điều chỉnh. Ví dụ điển hình về phương pháp này là quy định tại khoản 1 Điều 2 Hiến pháp năm 2013: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”. Với quy định này, ngành LHP điều chỉnh một mối quan hệ cơ bản trong lĩnh vực chính trị, đó là quan hệ về bản chất của Nhà nước Việt Nam. Để làm điều đó, ngành LHP không quy định cụ thể những quyền và nghĩa vụ của các chủ thể mà chỉ quy định những tư tưởng, quan điểm định hướng – những nguyên tắc mà các chủ thể – như các cơ quan nhà nước, Đảng Cộng sản, các tổ chức chính trị – xã hội và các chủ thể có liên quan khác phải tôn trọng khi tham gia vào các mối quan hệ cụ thể trong lĩnh vực tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước. Ngành LHP có rất nhiều quy định áp dụng phương pháp này để tác động lên các QHXH mà chúng điều chỉnh, đặc biệt là các quy định ở Chương I, Chương II và Chương III Hiến pháp năm 2013. Tất nhiên, trong những trường hợp nhất định thì ngành LHP cũng quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ cụ thể cho các chủ thể tham gia quan hệ, đặc biệt là các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, hoặc các quy định cụ thể trong lĩnh vực bầu cử… Tuy nhiên, phương pháp chủ đạo vẫn là xác định nguyên tắc cho các chủ thể khi tham gia các mối quan hệ.

Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật Hiến pháp
Hình minh họa. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật hiến pháp

Bên cạnh phương pháp đặc thù trên đây, ngành LHP cũng sử dụng một số phương pháp điều chỉnh khác như phương pháp trao quyền, phương pháp cấm và phương pháp bắt buộc. 

– Phương pháp trao quyền là phương pháp điều chỉnh mà theo đó pháp luật quy định cho các chủ thể một phạm vi quyền hạn hoặc một quyền cụ thể, tương ứng là nghĩa vụ của các chủ thể khác phải tôn trọng việc thực hiện quyền của các chủ thể được trao quyền. Ngành LHP sử dụng phương pháp này chủ yếu để quy định quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, ví dụ Quốc hội có quyền làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật;’ Chủ tịch nước có quyền công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh;? Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ v.v..” 

– Phương pháp cấm là phương pháp điều chỉnh mà theo đó pháp luật áp đặt nghĩa vụ lên chủ thể tham gia quan hệ không được thực hiện một hành vi cụ thể. Ngành LHP sử dụng phương pháp này chủ yếu để bảo vệ các quyền tự do cơ bản không bị xâm hại bởi các cơ quan, tổ chức hay cá nhân, ví dụ các quy định: “không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý”; “không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác”. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng được sử dụng để điều chỉnh một số mối quan hệ trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, ví dụ “việc kéo dài nhiệm kì của một khoa Quốc hội không được quá mười hai tháng, trừ trường hợp có chiến tranh”, “không được bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc hội hoặc trong thời gian Quốc hội không hợp, không có sự đồng ý của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; trong trường hợp đại biểu Quốc hội phạm tội quả tang mà bị tạm giữ thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định”.? 

– Phương pháp bắt buộc là phương pháp điều chỉnh mà theo đó pháp luật áp đặt một nghĩa vụ xử sự, hay nói cách khác là nghĩa vụ thực hiện một hành vi nhất định lên các chủ thể tham gia quan hệ. Ngành LHP sử dụng phương pháp này để quy định các nghĩa vụ cơ bản của người dân, ví dụ “mọi người ... có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”; “công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc”;o “mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định”… Bên cạnh đó, phương pháp này cũng được sử dụng khá phổ biến để quy định về một số khía cạnh hoạt động của các cơ quan nhà nước, ví dụ: “khi ban hành quy định thực hiện chính sách dân tộc, Chính phủ phải lấy ý kiến của Hội đồng dân tộc”, “người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kì họp hoặc tại phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kì họp Quốc hội”. 

Ba phương pháp trên đây là những phương pháp điều chỉnh mang tính chất quyền uy, nghĩa là các bên phải tuyệt đối tuân thủ phạm vi quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định mà không được tự thoả thuận thêm. Các phương pháp này không những được ngành LHP sử dụng mà còn đồng thời được sử dụng bởi một số ngành luật khác như ngành luật hành chính, luật hình sự, luật tố tụng hình sự v.v..

Theo cách hiểu thông thường, pháp luật được đặt ra để hình thành hành vi của con người, bao gồm con người, cơ quan, tổ chức trong xã hội, kể cả cơ quan nhà nước. Bài viết phân tích cụ thể như sau:

Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật Hiến pháp
Phân tích đối tượng điều chỉnh của luật hiến pháp theo quy định pháp luật

Lịch sử phát triển của Luật hiến pháp

Khi tài sản riêng phát sinh, các giai cấp phát sinh. Giai cấp thống trị sử dụng thần quyền để thiết lập những quy luật chủ quan, hình thành nên hình thức tổ chức của quyền lực nhà nước – những hình thức bất thành văn. Quyền lực nhà nước bị lạm dụng, vi phạm quyền của nhân dân.

– Cùng với sự phát triển của xã hội, nhân loại nhận thấy việc tổ chức nhà nước là xuất phát từ nhân dân. Các cá nhân không thể sống biệt lập, phải đoàn kết thành cộng đồng dưới sự chỉ đạo của nhà nước. Chức năng của nhà nước là kiểm soát, duy trì và đảm bảo cuộc sống của con người. Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát, quyền lực sẽ trở thành vi phạm nhân quyền. Vì vậy, hiến pháp ra đời là bản hợp đồng giữa nhân dân và nhân dân đại diện cho nhân dân quản lý xã hội.

– Văn bản hiến pháp đầu tiên, Magna Carta (1215), giới hạn quyền lực của nhà nước Anh và công nhận một số quyền tự do của con người. Tuy nhiên, theo nghĩa hiện đại, Hiến pháp thành văn đầu tiên là Hiến pháp Hoa Kỳ (1787).

– Thời kỳ đầu (từ cuối thế kỷ 18 đến cuối thế kỷ 19), các bản Hiến pháp được xây dựng chủ yếu ở Bắc Mỹ và châu Âu, sau đó mở rộng dần ra một số nước nhất định ở châu Á và châu Mỹ Latinh. Mãi sau thập kỷ 19
9. Số quốc gia trên thế giới có hiến pháp tăng mạnh, đặc biệt là ở châu Á và châu Phi, cùng với thắng lợi của phong trào độc lập dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa của các nước thuộc địa châu Âu. Hiện nay, không chỉ các quốc gia mà một số vùng lãnh thổ trên thế giới cũng đang ban hành hiến pháp.

– Trong những ngày đầu (còn được gọi là Hiến pháp cổ điển), nội dung của nó thường hẹp. Kể từ sau 1917. xuất hiện mô hình hiến pháp của các nước xã hội chủ nghĩa với nội dung rộng hơn nhiều. Xen giữa 2 trường phái này là một dạnh hiến pháp có nội dung trung hòa.

– Quá trình phát triển bao gồm cả việc sửa đổi hoặc thay thế hiên pháp. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã từng nhiều lần sửa đổi hoặc thay thế Hiến pháp (VD: Hiến pháp Mỹ từ 1787 đến nay đã trải qua 27 lần tu chính)

Vai trò và ý nghĩa của Luật hiến pháp

Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật Hiến pháp
Phân tích đối tượng điều chỉnh của luật hiến pháp theo quy định pháp luật

– Đối với một quốc gia:

+ Hiến pháp là đạo luật cơ bản có giá trị pháp lí cao nhất. Hiến pháp là nền tảng cho hệ thống các văn bản pháp luật khác.

+ Hiến pháp góp phần nền tảng tạo lập một thể chế chính trị dân chủ và một Nhà nước minh bạch, quản lý xã hội hiệu quả, bảo vệ tốt các quyền lợi của người dân. Từ đó, tạo cơ sở phát triển bền vững cho một quốc gia. Điều này quyết định to lớn đến sự thịnh vượng của quốc gia ấy.

– Đối với mỗi người dân:

Hiến pháp góp phần tạo nên một nền dân chủ thực sự. Mọi người được tự do thực hiện quyền tham gia các hoạt động văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội.

Hiến pháp ghi nhận đầy đủ các quyền con người, quyền công dân phù hợp với các chuẩn mực chung của cộng đồng quốc tế, cũng như các cơ chế mà mọi người có thể sử dụng để bảo vệ quyền của mình trong trường hợp bị vi phạm. Hiến pháp là công cụ pháp lý đầu tiên và quan trọng nhất để bảo vệ quyền con người, quyền công dân

Hiến pháp sẽ tạo ra sự ổn định và phát triển của đất nước, giúp mọi người vươn lên thoát nghèo.

Đối tượng điều chỉnh của Luật hiến pháp

Đối tượng điều chỉnh của luật hiến pháp là những quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng nhất, gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa – xã hội, quốc phòng, an ninh … quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của nhà nước xã hội chủ nghĩa. bộ máy của Việt Nam.

Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật Hiến pháp
Phân tích đối tượng điều chỉnh của luật hiến pháp theo quy định pháp luật

Chẳng hạn, trong lĩnh vực dân sự, quan hệ tài sản là quan hệ cơ bản, nếu không xác định được quan hệ tài sản thì không thể xác lập các giao dịch dân sự có liên quan. Từ đó có thể hiểu quan hệ tài sản là đối tượng điều chỉnh của luật hiến pháp.

Trong vấn đề hình sự, nó gắn liền với việc thừa nhận và bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể và tính mạng của con người. Đây là mối quan hệ cơ bản, nếu không xác định được mối quan hệ này thì sẽ không thể thiết lập mối quan hệ cụ thể để bảo vệ thân thể và tính mạng con người.

Đối với Nhà nước, quan hệ xã hội cơ bản cũng là quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất trong quá trình quản lý xã hội bằng pháp luật. Mỗi khi nội dung điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản thay đổi thì nội dung điều chỉnh các quan hệ xã hội khác trong cùng lĩnh vực cũng thay đổi theo. Các quan hệ xã hội cơ bản này được điều chỉnh bởi nhánh luật hiến pháp.

Xem thêm: bầu chủ tịch hội đồng quản trị

Đối tượng điều chỉnh của luật hiến pháp được chia thành 03 (ba) nhóm:

Thứ nhất: Những quan hệ xã hội cơ bản, cơ bản và quan trọng nhất trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, an ninh, quốc phòng, đối ngoại cảnh sát viên.

Trong lĩnh vực chính trị, ngành luật hiến pháp điều chỉnh những quan hệ cơ bản, cơ bản và quan trọng nhất liên quan đến quốc gia, lãnh thổ, quyền lực nhà nước và tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước. Chúng bao gồm các vấn đề về chủ quyền quốc gia, các quyền cơ bản của quốc gia, bản chất của nhà nước, nguồn gốc của quyền lực nhà nước và hệ thống chính trị. Bằng cách điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản của lĩnh vực chính trị, ngành luật hiến pháp cũng xác lập nền tảng của hệ thống chính trị.

Thứ hai: Là quan hệ xã hội cơ bản, cơ bản và quan trọng nhất trong lĩnh vực quan hệ giữa nhà nước và nhân dân, hay nói cách khác là quan hệ xã hội xác định quyền và nghĩa vụ cơ bản của nhân dân.

Trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, an ninh, quốc phòng và chính sách đối ngoại, các quan hệ xã hội cơ bản do ngành luật hiến pháp điều chỉnh là những quan hệ xã hội gắn với định hướng phát triển chủ yếu của từng lĩnh vực , ví dụ các mô hình phát triển kinh tế, các định hướng giá trị của phát triển văn hóa, khoa học và công nghệ, v.v. trong từng lĩnh vực.

Trong đời sống xã hội, các ngành luật của hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh các quyền và nghĩa vụ của công dân. Đây là những quyền và nghĩa vụ cơ bản, chủ yếu, quan trọng của con người trên mọi lĩnh vực. Đó có thể là quyền bầu cử, quyền được tham gia chính trị, quyền sở hữu tư liệu sản xuất, quyền kinh doanh trong lĩnh vực này, quyền bất khả xâm phạm về danh dự, lương thực, tính mạng, v.v. tài sản trong lĩnh vực tài sản cá nhân. sự tự do. Các quyền cơ bản này là cơ sở để hình thành các quyền cụ thể của con người trong từng lĩnh vực như quyền đăng ký kinh doanh, quyền khởi kiện, quyền yêu cầu bồi thường dân sự ngoài hợp đồng.

Xem thêm: Chế độ nghỉ phép ma chay

Thứ ba: Những quan hệ xã hội cơ bản, cơ bản và quan trọng nhất trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

Đây là những quan hệ xã hội liên quan đến việc xác định các nguyên tắc của cơ cấu tổng thể của bộ máy nhà nước Việt Nam, nguyên tắc của tổ chức và hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan quan trọng của bộ máy nhà nước Việt Nam từ trung ương đến địa phương. Đây là nhóm chủ thể điều chỉnh lớn nhất trong ngành luật hiến pháp.

Đặc điểm của Luật hiến pháp 2013

Hiến pháp năm 2013 gồm 11 chương, 120 điều. So với Hiến pháp năm 1992. Hiến pháp năm 2013 giảm 1 chương, 27 điều, trong đó có 12 điều mới (Điều 19. 34.41.42.43. 55. 63. 78. 111, 112, 117 và 118); duy trì 7 bài (bài 1. 23.49. 86. 87. 91 và 97) và sửa đổi, hoàn thiện 101 điều còn lại.

Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật Hiến pháp
Phân tích đối tượng điều chỉnh của luật hiến pháp theo quy định pháp luật

Hiến pháp năm 2013 có kết cấu mới và sắp xếp lại thứ tự các chương, so với Hiến pháp năm 1992 như:

Giới thiệu các điều quy định về biểu tượng của Nhà nước (Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca …) tại Chương XI của Hiến pháp năm 1992 tại Chương I “Chế độ chính trị” của Hiến pháp năm 2013.

Đổi tên Chương V của Hiến pháp năm 1992 thành “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” thành “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” và đặt ở vị trí trang trọng của Hiến pháp là Chương II chỉ sau Chương I “Chế độ chính trị”.

Chương II “Chế độ kinh tế” và Chương III “Văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ” của Hiến pháp năm 1992 có tổng số 29 điều đã được Hiến pháp năm 2013 thống nhất thành một chương. “Chế độ kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường ”và chỉ có 14 điều, nhưng quy định ngắn gọn, khái quát và có nguyên tắc so với Hiến pháp năm 1992.

Khác So với các bản Hiến pháp trước, lần đầu tiên Hiến pháp năm 2013 có một chương mới. quy định về “Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước” (Chương X) .
,Ngoài ra, Hiến pháp năm 2013 cũng đổi tên Chương IX của Hiến pháp năm 1992 là “Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND)” thành ” Chính quyền địa phương “và xác định Chương IX” Chính quyền địa phương “địa phương” sau Chương VIII “Tòa án nhân dân, Parqu và phổ biến ”.

Về hình thức thể hiện của Hiến pháp năm 2013: so với Hiến pháp năm 1992. Hình thức thể hiện của Hiến pháp năm 2013 từ phần Mở đầu đến phần điều khoản ngắn gọn, khái quát, ngắn gọn và chính xác hơn. Ví dụ, Lời mở đầu của Hiến pháp năm 2013 được rút gọn, cô đọng, súc tích, đầy đủ các ý cần thiết nhưng chỉ có 3 đoạn 290 từ so với 6 đoạn 536 từ của Hiến pháp 1992.

Xem thêm: Mẫu giấy ủy quyền lấy sổ đỏ

Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật Hiến pháp