Doanh nghiệp được đăng ký bao nhiêu ngàng nghề năm 2024

– Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

– Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh. Trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

Theo Khoản 1 Điều 89 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau: “Khi đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh ghi ngành, nghề kinh doanh trên giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ghi nhận thông tin về ngành, nghề kinh doanh trên giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh”.

Trước khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh, chủ hộ kinh doanh phải lựa chọn trước ngành, nghề kinh doanh và ghi vào giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.

Theo Khoản 2 Điều 89 Nghị định 01/2021/NĐ-CP : “Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.”

Như vậy, pháp luật hiện nay không giới hạn số ngành nghề hộ kinh doanh được phép đăng ký. Hộ kinh doanh có thể đăng ký nhiều ngành, nghề. Tuy nhiên, những ngành nghề kinh doanh đó phải được cơ quan đăng ký kinh doanh chấp thuận và thỏa mãn các điều kiện sau:

+Không phải là ngành, nghề kinh doanh bị cấm theo quy định của pháp luật;

+ Có đủ điều kiện kinh doanh ngành, nghề đó (nghĩa là những ngành, nghề cần phải xin giấy phép con thì hộ kinh doanh phải thủ tục để được cấp giấy phép).

Hộ kinh doanh có thể đăng ký những ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Các hoạt động đầu tư kinh doanh theo bị cấm được quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020. Bao gồm:

+ Kinh doanh các chất ma túy;

+ Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;

+ Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;

Hiện nay, thủ tục đăng ký kinh doanh đã được đơn giản hoá, vì thế, việc thành lập công ty đã trở nên ngày càng dễ dàng. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ hết các qui định về ngành nghề kinh doanh, được đăng ký tối đa bao nhiêu ngành nghề? Có phải đăng ký nhiều ngành nghề càng tốt? Luật Bistax xin chia sẻ về nội dung này để doanh nghiệp hiểu rõ hơn trước khi quyết định đăng ký ngành nghề.

Xem thêm: Cách đăng ký thành lập doanh nghiệp nhanh

Nội dung bài viết:

Có được đăng kí nhiều ngành nghề không? Tối đa là bao nhiêu?

Doanh nghiệp được đăng ký bao nhiêu ngàng nghề năm 2024
Doanh nghiệp được đăng ký tối da bao nhiêu ngành nghề

Theo quy định tại Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020, Doanh nghiệp có quyền tự do lựa chọn và kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không cấm: các ngành nghề kinh doanh của chính doanh nghiệp của các bạn cần được tiến hành kinh doanh theo danh mục các mặt hàng, doanh nghiệp của chính bạn đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền dành cho doanh nghiệp.

Về số lượng ngành, nghề đăng ký kinh doanh, hiện nay pháp luật không quy định cụ thể số lượng tối đa ngành, nghề được đăng ký của doanh nghiệp hay hộ kinh doanh.

Lợi ích của việc đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh

Việc đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh trên cùng một giấy phép là việc hoàn toàn đúng luật. Và ưu điểm trước mắt của việc này có thể thấy là:

  • Công ty được hoạt động, kinh doanh ở nhiều ngành nghề.
  • Không phải tốn thời gian và chi phí để bổ sung ngành nghề kinh doanh khi công ty hoạt động với ngành nghề mới.

Chính vì lý do này, nhiều cá nhân đã có suy nghĩ phải đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh để tiết kiệm chi phí thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Một lý do khách quan nữa mà việc đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh càng tốt là để tránh tình trạng ngành nghề kinh doanh đó sẽ không được đăng ký trong tương lai.

Tâm lý thà dư còn hơn thiếu sót đối với một số người không nắm rõ các quy định về đăng ký ngành nghề kinh doanh, áp mã ngành theo hệ thống ngành nghề kinh doanh quốc gia là điều hiển nhiên.

Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh qua mạng

Một số lưu ý khi đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh

Với kinh nghiệm làm hồ sơ về dịch vụ tư vấn thành lập công ty, Luật Bistax có một số lưu ý đối với doanh nghiệp khi muốn đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh:

Bạn cần phải biết và nắm rõ các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Bởi vì, không phải khi đã đăng ký ngành nghề kinh doanh trên giấy chứng nhận doanh nghiệp là có thể hoạt động hợp pháp. Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp cần phải có giấy phép kinh doanh để hoạt động các ngành nghề này.

Vì thế, Đăng ký ngành nghề kinh doanh nên đăng ký thêm những ngành nghề liên quan đến hoạt động hiện tại của công ty, tối đa không nên quá 15 ngành đối với công ty dự định kinh doanh 1-3 ngành nghề chính.

Nếu bạn không đủ am hiểu hoặc chưa chắc chắn về ngành nghề kinh doanh, hãy liên hệ ngay đến Luật Bistax bằng cách để lại bình luận vào dưới bài viết này. Chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí cho bạn.

Dịch vụ tư vấn thành lập công ty trọn gói tại Luật Bistax

Mặc dù việc đăng ký kinh doanh không có giới hạn việc ngành nghề kinh doanh, tuy nhiên, bạn cần nắm rõ lĩnh vực hoạt động chính của mình, muốn mở rộng qui mô hoạt động như thế nào. Do có một số ngành nghề kinh doanh đòi hỏi phải có giấy phép kinh doanh, vì thế, việc đăng ký quá nhiều ngành nghề có điều kiện mà không hoạt động sẽ gây tốn kém.

Khi bạn có nhu cầu thành lập doanh nghiệp, hãy sử dụng dịch vụ tư vấn thành lập công ty của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tư vấn cặn kẽ nhất để giúp bạn có ngay quyết định lựa chọn các ngành nghề nên và không nên khi đăng ký ngành nghề kinh doanh. Ngoài ra, chúng tôi còn hỗ trợ tư vấn các vấn đề về thuế, dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp sau khi thành lập. Giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những ưu điểm và nhược điểm sau khi thành lập công ty.