Maã phân loại chỉ thị hải quan b là gì

+ Bổ sung thêm mã A43 (Nhập khẩu hàng hóa thuộc Chương trình ưu đãi thuế) và mã A44 (Tạm nhập hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế);

+ Sửa đổi nội dung hướng dẫn sử dụng của các mã A11, A12, A31, A41, A42, E13, E15, E21, E41, G12, G13, G14, G51, C11, C21 và H11.

Mã loại hình xuất khẩu

Maã phân loại chỉ thị hải quan b là gì
Bảng mã loại hình nhập khẩu đầy đủ

TT

Mã LH

Khai kết hợp

Tên

Hướng dẫn sử dụng

Ghi chú

1

A11

Nhập kinh doanh tiêu dùng

Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để kinh doanh, tiêu dùng, bao gồm:

  1. Nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài;
  1. Nhập khẩu hàng hóa từ khu phi thuế quan, DNCX;
  1. Nhập khẩu tại chỗ.

Riêng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhập khẩu theo giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu sử dụng mã loại hình A41 để làm thủ tục nhập khẩu.

2

A12

Nhập kinh doanh sản xuất

Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam nhập nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất trong nước (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư):

  1. Nhập khẩu từ nước ngoài;
  1. Nhập khẩu từ khu phi thuế quan, DNCX;
  1. Nhập khẩu tại chỗ (trừ GC, SXXK, DNCX và doanh nghiệp trong khu phi thuế quan);
  1. Nhập khẩu hàng hóa theo hình thức thuê mua tài chính.

Mã loại hình xuất khẩu

Maã phân loại chỉ thị hải quan b là gì
Bảng mã loại hình xuất khẩu đầy đủ

T

Mã LH

Khai kết hợp

Tên

Hướng dẫn sử dụng

Ghi chú

1

B11

X

Xuất kinh doanh

Sử dụng trong trường hợp:

  1. doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài theo hợp đồng mua bán
  1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm cả DNCX) thực hiện quyền kinh doanh xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc mua trong nước.

2

B12

Xuất sau khi đã tạm xuất

Sử dụng trong trường hợp:

  1. Doanh nghiệp đã tạm xuất hàng hóa nhưng không tái nhập trở lại mà thay đổi mục đích sử dụng để bán, tặng hoặc dùng hàng hóa này với mục đích khác ở nước ngoài hoặc trong khu phi thuế quan, DNCX.
  1. Hàng hóa đặt gia công ở nước ngoài hoặc trong khu phi thuế quan, DNCX nhưng không tái nhập trở lại mà thay đổi mục đích sử dụng để bán, biếu, tặng, tiêu hủy tại nước ngoài hoặc trong khu phi thuế quan, DNCX

Sử dụng trong trường hợp hàng hóa đã tạm xuất theo mã loại hình G61

3

B13

X

Xuất khẩu hàng đã nhập khẩu

Sử dụng trong trường hợp:

  1. Xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu (chưa qua quá trình gia công, chế biến) ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài;
  1. Hàng hóa thanh lý của doanh nghiệp chế xuất và máy móc, thiết bị được miễn thuế thanh lý theo hình thức bán ra nước ngoài hoặc bán vào DNCX;
  1. Xuất khẩu nguyên liệu, vật tư dư thừa của hoạt động gia công, SXXK, chế xuất ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài;

\>>> Xem thêm: Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu? Hồ sơ, quy trình cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu được quy định như thế nào?

Khi nào áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu trong quản lý ngoại thương? Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ gỗ rừng tự nhiên trong nước có được xuất khẩu ra nước ngoài không?

Trung Tài

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Trong quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa. Việc khai báo hải quan hàng xuất khẩu là một bước vô cùng quan trọng. Hàng hóa không thể nào xuất khẩu ra nước ngoài nếu như bạn chưa hoàn thành việc khai báo hải quan. Trong bài viết này, LEC sẽ hướng dẫn chi tiết cách khai hải quan hàng xuất khẩu. Cùng theo dõi ngay để nắm thật chắc về quy trình này nhé!

Tờ khai hải quan xuất khẩu bao gồm những gì?

Tờ khai hải quan xuất khẩu được sử dụng để khai báo các thông tin liên quan đến lô hàng xuất khẩu bao gồm:

  • Đơn vị hải quan cửa khẩu.
  • Công ty xuất khẩu, công ty nhập khẩu.
  • Phương thức, phương tiện vận chuyển hàng hóa xuất khẩu.
  • Tên hàng, khối lượng, trị giá hàng hóa xuất khẩu.
  • Nghĩa vụ thuế (nếu có, bao gồm: thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế VAT).
  • Các chỉ thị của hải quan đối với lô hàng xuất khẩu.

Maã phân loại chỉ thị hải quan b là gì

Hướng dẫn cách khai hải quan hàng xuất khẩu

Khai báo hải quan hàng xuất khẩu bao gồm 8 bước sau:

Bước 1: Đăng nhập và truy cập vào phần mềm Ecus

Sau khi đăng nhập và truy cập vào được Ecus, bạn nhấn chọn vào mục “Hệ thống” trên menu của phần mềm. Tiếp theo, click chọn vào mục “Chọn doanh nghiệp xuất nhập khẩu” -> Nhập vào đầy đủ các thông số về tài khoản khai báo và nhấn nút “Chọn”.

Bước 2: Thiết lập hệ thống

Trước khi bắt đầu việc khai báo, bạn cần phải tiến hành thiết lập các thông số cần thiết để kết nối đến hệ thống hải quan.

Bạn tiến thành chọn theo trình tự như sau: “Hệ thống -> Thiết lập thông số khai báo VNACCS -> Nhập các thông tin -> Ghi -> Kiểm tra kết nối”.

Bước 3: Khởi tạo tờ khai xuất khẩu

Đầu tiên, bạn cần phải đăng ký mới tờ khai xuất khẩu bằng cách chọn vào “Tờ khai hải quan -> Đăng ký mới tờ khai xuất khẩu (EDA).

Maã phân loại chỉ thị hải quan b là gì

Bước 4: Điền các thông tin tại tab thông tin chung

Một điểm cần lưu ý trong quá trình nhập liệu, khi bạn nhấp chuột vào mục nào, thì phía dưới góc trái màn hình tờ khai sẽ hiện ra “Hướng dẫn nhập liệu”. Bạn thực hiện theo các hướng dẫn dưới đây để nhập vào đầy đủ các thông tin cho các tiêu chí cần thiết.

Maã phân loại chỉ thị hải quan b là gì

Các thông tin ban đầu trong tờ khai hải quan xuất khẩu bao gồm:

  • Mã loại hình: ghi mã loại hình xuất khẩu của doanh nghiệp.
  • Cơ quan hải quan: chọn đơn vị hải quan khai báo.
  • Mã bộ phận xử lý: chọn đúng mã bộ phận xử lý để chỉ rõ tờ khai được gửi đến bộ phận, cấp đội thủ tục nào của chi cục hải quan đã chọn ở mục cơ quan hải quan, trong trường hợp chi cục có nhiều đội thủ tục khác nhau.
  • Mã hiệu phương thức vận chuyển: phải chọn mã hiệu phù hợp với hình thức vận chuyển hàng hóa như đường hàng không, đường biển, đường sắt,…

Thông tin về đơn vị xuất nhập khẩu trên tờ khai hải quan:

Nhập vào thông tin của đơn vị xuất khẩu, đối tác nhập khẩu, đại lý làm thủ tục hải quan hoặc người ủy thác.

Thông tin vận đơn của tờ khai hải quan:

Nhập vào đầy đủ các thông tin về vận chuyển hàng hóa. Tại ô vận đơn, điền vào các thông tin sau:

  • Số vận đơn.
  • Số lượng kiện
  • Tổng trọng lượng hàng hóa (gross weight): nhập vào tổng trọng lượng hàng hóa cùng với đơn vị tính trọng lượng theo đơn vị.
  • Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến.
  • Địa điểm nhận hàng cuối cùng.
  • Địa điểm xếp hàng: port of loading.
  • Phương tiện vận chuyển: nhập vào phương tiện vận chuyển tùy theo phương thức vận chuyển đã chọn ở trên.
  • Ngày hàng đi dự kiến: ngày phương tiện khởi hàng đi.

Thông tin hóa đơn của lô hàng xuất khẩu:

Nhập vào đầy đủ các thông tin trên hóa đơn hàng hóa về số hóa đơn, ngày phát hành, phương thức thanh toán, trị giá hóa đơn, điều kiện giao hàng. Nhập vào các mục như sau:

  • Phân loại hình thức hóa đơn: chọn phân loại hình thức hóa đơn.
  • Số hóa đơn: nhập số hóa đơn.
  • Ngày phát hành: ngày phát hành hóa đơn.
  • Mã phân loại hóa đơn:

+ A: giá hóa đơn cho hàng hóa phải trả tiền.

+ B: giá hóa đơn cho hàng hóa không phải trả tiền.

+ C: giá hóa đơn cho hàng hóa bao gồm phải trả tiền và không phải trả tiền.

+ D: các trường hợp khác.

  • Phương thức thanh toán: điền hình thức thanh toán đã ký kết.
  • Điều kiện giá hóa đơn: chọn điều kiện giao hàng.
  • Mã đồng tiền của hóa đơn: chọn mã đồng tiền theo hóa đơn.

Thuế và bảo lãnh trên tờ khai hải quan:

  • Người nộp thuế sẽ là: người xuất khẩu hoặc đại lý khai hải quan.
  • Mã xác định thời hạn nộp thuế: thông tin về bảo lãnh thuế và hình thức nộp thuế của người khai hải quan. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà người khai sẽ nhập vào thông tin cho mục này.

+ Người khai cần phải xác định mã loại hình thức nộp thuế. Nếu có chứng từ bảo lãnh thuế thì chọn loại hình bảo lãnh (có 2 hình thức bảo lãnh là: bảo lãnh chung và bào lãnh riêng). Sau đó, nhập đầy đủ thông tin đăng ký bảo lãnh bao gồm: mã ngân hành bão lãnh, năm đăng ký, ký hiệu chứng từ và số chứng từ.

+ Đối với trường hợp doanh nghiệp không có bảo lãnh. Phải nộp thuế ngay thì bạn chọn mã là D, nộp thuế ngay. Đồng thời, khi khai báo sửa đổi bổ sung thì người khai cũng phải chọn mã “D” để được cấp phép thông quan sau khi thực hiện quy trình tạm giải phóng hàng.

Thông tin vận chuyển:

Phần này sẽ áp dụng đối với các doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất hoặc các doanh nghiệp ưu tiên, đưa hàng vào kho bảo thuế khai báo vận chuyển đính kèm tờ khai. Các thông tin này nếu được nhập thì phải thành một bộ bao gồm: ngày khởi hàng, địa điểm trung chuyển và ngày đến địa điểm trung chuyển nếu có, địa điểm đích và ngày đến địa điểm đích.

Bước 5: Điền các thông tin vào mục “thông tin container”

Maã phân loại chỉ thị hải quan b là gì

Bạn nhập vào thông tin về địa điểm xếp hàng và danh sách container, một tờ khai xuất có thể nhập tối đa 50 số container khác nhau.

Bước 6: Điền các thông tin cho mục “danh sách hàng”

Khai báo đầy đủ và chính xác về tên hàng, nhãn hiệu hàng hóa, model, mã HS, xuất xứ, khối lượng, đơn vị tính, đơn giá hóa đơn, mã biểu thuế xuất khẩu, thuế suất VAT và các loại thuế suất khác (nếu có).

Trên danh sách hàng ô “Trị giá tính thuế” và ô “TS XK (%)” có màu xám. Bạn không phải nhập dữ liệu của hai ô này, vì theo nghiệp vụ VNACCS thông thường. Trị giá tính thuế và Thuế suất sẽ do hệ thống của Hải quan trả về. Trong một số trường hợp đặc biệt, người khai vẫn có thể tự nhập Trị giá tính thuế và Thuế suất.

Bước 7: Truyền tờ khai hải quan xuất khẩu.

Sau khi kiểm tra chính xác các thông tin trên tờ khai điện tử, tiến hành khai trước thông tin tờ khai (EDA), bằng cách đăng nhập vào chữ ký số của công ty và nhận về số tờ khai là và thông tin tờ khai.

.png)

Sau khi đăng ký thành công bản khai trước thông tin tờ khai và kiểm tra đúng thông tin hệ thống trả về. Người khai tiến hành đăng ký chính thức tờ khai với cơ quan Hải quan, chọn mã nghiệp vụ “3. Khai chính thức tờ khai (EDC)”.

Bước 8: Nhận kết quả phân luồng, in ra tờ khai hải quan xuất khẩu.

Khi khai báo thành công, tờ khai sẽ được đưa vào tiến hành các thủ tục thông quan hàng hóa. Doanh nghiệp tiếp tục nhấn vào “4. Lấy kết quả phân luồng, thông quan” chức năng này tương tự như “Lấy phản hồi từ HQ để nhận được kết quả phần luồng, lệ phí hải quan, thông báo tiền thuế và chấp nhận thông quan của tờ khai.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ chi tiết về cách khai hải quan hàng xuất khẩu. Hy vọng, sau bài viết này bạn sẽ nắm thật rõ về quy trình thủ tục này.